TƯ LIỆU CƠ BẢN VỀ KHỐI THỊNH VƯỢNG CHUNG BA-HA-MÁT
I. KHÁI QUÁT:
- Tên nước: Khối Thịnh vượng chung Ba-ha-mát (Commonwealth of The Ba-ha-mát).
- Thủ đô: Nát-sau (Nassau).
- Vị trí địa lý: Quần đảo gồm 700 đảo lớn nhỏ, trong đó 30 đảo có người ở; nằm ở Bắc Đại Tây Dương, phía Đông Nam của Mỹ và đông bắc của Cu-ba.
- Diện tích: 13 880 km2.
- Dân số: 327.316 người trong đó 90,6% da đen, 4,7 % da trắng, và 4,7% gốc khác.
- GDP (2015): 8,7 tỉ USD .
- GDP/đầu người (2015): 25.200 USD.
- Tôn giáo: 69,9% Tin lành, 12% Cơ đốc giáo, 18,1% khác.
- Ngôn ngữ: tiếng Anh.
- Tiền tệ: Đồng Đô la Ba-ha-mát (BSD). Tỷ giá 1 BSD = 1 USD (2015).
- Ngày quốc khánh: 10/7 (Ngày Độc lập 10/7/1973).
- Toàn quyền: Đa-mê Mát-ghê-rít Pin-đờ-linh, từ tháng 7/2014.
- Thủ tướng: Bê-ri Cờ-rít-sờ-tin, từ tháng 5/2012.
- Ngoại trưởng: Phờ-rê-đờ-rích Au-đờ-ly Mít-cheo, từ tháng 5/2012.
II. LỊCH SỬ:
- Năm 1492, Cri-xtô-phơ Cô-lông lần đầu tiên đặt chân lên Thế giới mới tại hòn đảo Xan Xan-va-đo (cũng được gọi là Đảo Watling, ở phía nam Ba-ha-mát).
- Năm 1718, Ba-ha-mát trở thành thuộc địa của Anh.
- Năm 1973, Ba-ha-mát trở thành một quốc gia độc lập nhưng vẫn là một thành viên bên trong Khối thịnh vượng chung.
III. CHÍNH TRỊ:
- Hệ thống chính trị: Là thành viên của Khối thịnh vượng chung, Nữ hoàng Anh là nguyên thủ quốc gia theo nghi thức và chỉ định một Toàn quyền làm đại diện. Toàn quyền chỉ định Thủ tướng (thường là Lãnh đạo Đảng đa số trong Quốc hội) và thành phần của nội các (theo đề xuất của Thủ tướng).
- Hệ thống lập pháp: Quốc hội lưỡng viện, nhiệm kỳ 5 năm. Thượng viện có 16 ghế (do Toàn quyền chỉ định dựa theo đề xuất của Thủ tướng và Lãnh đạo Đảng đối lập). Hạ viện 38 ghế do nhân dân bầu lên.
- Hệ thống tư pháp: Hệ thống luật pháp dựa theo luật pháp Anh.
Các đảng phái chính trị: 2 Đảng chính là Đảng Tự do Tiến bộ và Mặt trận Tự do Quốc gia kiểm soát đa số trong Quốc hội.
IV. KINH TẾ:
Ba-ha-mát là một trong các quốc gia giàu có nhất khu vực Caribe với nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào du lịch và dịch vụ ngân hàng. Đóng góp vào GDP của Ba-ha-mát chủ yếu là lĩnh vực dịch vụ chiếm 90,2% ( riêng lĩnh vực du lịch 60% và sử dụng 50% sức lao động trực tiếp và gián tiếp của Ba-ha-mát; dịch vụ tài chính và doanh nghiệp chiếm 35%); lĩnh vực công nghiệp chiếm 7,6%; lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm 4% và hiện được Chính phủ Ba-ha-mát quan tâm phát triển tuy nhiên không đạt được nhiều kết quả khả quan. Tăng trưởng GDP năm 2010 đạt 0,2%, 2011 đạt 1,6%, 2012 đạt 2,5%, 2013 đạt 0%, 2014 đạt 1% và 2015 đạt 0,5%. Năm 2015 xuất khẩu đạt 800 triệu USD (tôm, khoáng chất aragonite, muối thô, các sản phẩm từ polystyrene) và nhập khẩu đạt 2,585 tỉ USD (máy móc và thiết bị vận tải, hóa chất, nhiên liệu khoáng sản, thực phẩm…).
V. ĐỐI NGOẠI:
Quan hệ với các nước gần Ba-ha-mát, vai trò trong khu vực Ca-ri-bê và đặc biệt quan hệ với Mỹ có ảnh hưởng mạnh đến ưu tiên chính sách đối ngoại của Ba-ha-mát.
Ba-ha-mát là thành viên các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Phong trào không liên kết, Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO), Tổ chức hàng không dân dụng thế giới (ICAO), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), Ngân hàng thế giới, Tổ chức khí tượng thế giới (WMO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS), Cộng đồng Caribe (CARICOM), Interpol, Liên minh Bưu chính (UPU), Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO), Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF), Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) và nhiều tổ chức quốc tế và khu vực khác./.
Back Top page Print Email |