KHÁI QUÁT
CHUNG
1. Tên nước:
Bru-nây
Đa-rút-xa-lam (Brunei Darussalam)
2. Thủ đô:
Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan (Bandar Seri Begawan)
3. Quốc kỳ:
4. Quốc khánh: 23/02/1984
5. Diện tích: 5.769 km2,
trong đó 70% là rừng, bờ biển dài 161 km.
6. Dân số: 451,970
người (2019).
7. Vị trí địa lý: Bru-nây
Đa-rút-xa-lam gồm hai phần tách rời nhau nằm lọt trong bang Xa-ra-oắc
của
Ma-lai-xi-a. Trừ phía Bắc giáp biển Đông (161 km bờ biển), ba mặt còn
lại có
chung biên giới với Đông Malaysia (381 km). Bru-nây Đa-rút-xa-lam gồm 4
quận:
Bru-nây Mua-ra ( Bru-nây Muara), Tu-tông (Tutong), Cu-a-la Be-lai (Kuala
Belait) và Tem-bu-rông (Temburong).
8. Đơn vị tiền
tệ: đô-la
Bru-nây (BRD),
1 USD = 1,4 BRD (2020).
9. Thu nhập bình
quân đầu
người:
30.240 USD (2019) ;
10. Dân tộc: người Mã-lai
(66,3%);
người Hoa (11,2%); bản địa (3,4%),
các
dân tộc khác (19,1%).
11. Tôn giáo: Hồi giáo là
tôn giáo
chính thức, chiếm 67% dân số, Phật giáo chiếm 13%, Thiên chúa giáo 10%,
tín
ngưỡng bản xứ và tôn giáo khác 10%.
12. Ngôn ngữ: Tiếng Ma-lay
là ngôn
ngữ chính thức, ngoài ra tiếng Anh được sử dụng rộng rãi và tiếng Trung
Quốc
được cộng đồng người Hoa sử dụng.
TÌNH
HÌNH
CHÍNH TRỊ - KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Chính trị:
-
Thể chế nhà nước: Bru-nây Đa-rút-xa-lam theo chế độ
quân chủ chuyên chế thế truyền do Quốc vương đứng đầu. Mọi quyền hành
đều nằm
trong tay Quốc vương và gia đình Hoàng tộc. Quốc vương có quyền tuyên bố
tình
trạng khẩn cấp và sửa đổi luật pháp, kể cả Hiến pháp. Hệ thống pháp luật dựa trên Luật
pháp của
Anh; đối với người Hồi giáo Luật Hồi giáo Xa-ri-a (Sharia) được áp dụng
thay
cho Luật dân sự.
Giúp
việc cho Quốc vương có 5 Hội đồng do Quốc vương chỉ định.
+ Hội đồng Bộ trưởng Nội các: Quốc vương cũng chính là Thủ
tướng, người
có quyền theo Hiến pháp bổ nhiệm nhiệm kỳ 5 năm các Bộ trưởng đứng đầu
Văn
phòng Chính phủ, Bộ truyền thông, Bộ văn hóa - thanh
niên và thể thao, Bộ Quốc phòng, Bộ Phát
triển, Bộ Giáo dục, Bộ Năng lượng và công nghiệp, Bộ Tài chính và Kinh
tế, Bộ
Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên cơ bản và Du lịch, Bộ Tôn
giáo.
+ Hội đồng Cơ mật:
Theo
Hiến pháp, Hội đồng Cơ mật có nhiệm vụ tư vấn cho Quốc
vương những quyền ân xá, sửa đổi hoặc hủy bỏ các điều trong Hiến pháp.
Đồng thời
Hội đồng thực hiện công bố người nhiếp chính. Hội đồng bao gồm thành
viên Hoàng
gia và lãnh đạo cấp cao của chính quyền.
+
Hội đồng truyền ngôi:
Hội đồng xác định người kế vị khi có vấn đề phát sinh. Thứ tự
kế vị được xác định theo Hiến pháp.
+ Hội đồng Lập pháp (Quốc hội): Từ 13/1/2017, Hội đồng có 33 thành
viên,
trong đó có 13 Bộ trưởng nội các, hoạt động tương tự nghị viện thành
viên khối
Thịnh vượng chung.
+
Hội đồng Tôn giáo:
Là cơ quan quản lý chính sách Hồi giáo, có nhiệm vụ tư vấn
cho Quốc vương các vấn đề liên quan đến đạo Hồi.
- Các
lãnh đạo chủ
chốt hiện nay:
+
Nguyên thủ
quốc gia: Quốc vương Ha-gi
Hát-xa-nan
Bôn-ki-a (Sultan Haji Hassanal Bolkiah) là Quốc Vương thứ 29
lên ngôi từ
05/10/1967, hiện kiêm giữ chức Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ
trưởng Ngoại
giao, Bộ trưởng Tài chính và kinh tế, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ
trang, đồng
thời là thủ lĩnh Hồi giáo.
+ Chủ
tịch Hội
đồng lập pháp: ông Áp-đun Ra-man Mô-ha-mét Ta-íp (Abdul Rahman Mohamed Taib), từ tháng 2/2015.
+ Bộ
trưởng
Cao cấp Văn phòng Thủ tướng: Hoàng Thái tử Ha-gi An-Mu-ta-đi Bi-la (Haji
Al-Muhtadee Billah), từ tháng 10/2015.
TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - KINH TẾ - XÃ
HỘI
1. Chính trị:
-
Tình hình Bru-nây được
duy trì ổn định. Bru-nây
tiếp tục đẩy mạnh
thực hiện “Tầm nhìn 2035” do Quốc vương đề ra, với mục tiêu phát triển
kinh tế,
ổn định xã hội và nâng cao mức sống người dân; chú trọng thu hút đầu tư
nước
ngoài, doanh nghiệp tư nhân vào các lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản,
xây dựng,
du lịch, ngân hàng; tập trung vào 3 kế hoạch lớn: (i) lập khu vực tự do
thương
mại để thu hút trực tiếp nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi đầu tư vào
lĩnh vực
sản xuất; (ii) lập ngân hàng phục vụ doanh nghiệp vừa, nhỏ và rất nhỏ,
ưu tiên
phát triển khu vực tư nhân; (iii) khởi động chương trình đào tạo kỹ năng
với nội
dung thích hợp và đáp ứng thực tiễn, ưu tiên phát triển công ty liên kết
với
chính phủ, liên danh với nước ngoài ở các lĩnh vực phi dầu khí.
2. Kinh tế - xã hội:
- Kinh
tế Bru-nây
có sự phụ thuộc lớn vào dầu mỏ do trữ lượng tự nhiên lớn, 70% GDP hàng
năm của
nước này là từ việc xuất khẩu dầu và các sản phẩm dầu thô. Sau thời gian
liên tục
tăng trưởng âm do giá dầu sụt giảm, GDP của Bru-nây
tăng trưởng 2,7% năm 2018 và 3,9% năm
2019, thu nhập bình quân đầu người năm 2019 là 30.240,
đứng
thứ 28 trên thế giới.
Để
thực hiện “Tầm nhìn 2035”,
Chính phủ Bru-nây tiếp tục
áp dụng các
biện pháp kích thích kinh tế như hạ thuế doanh nghiệp xuống 18,5%, cho
phép
100% vốn đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp nội địa, tìm cách giải quyết
nhanh
thủ tục đầu tư nước ngoài. Bru-nây
chia
sẻ quan điểm và ủng hộ các sáng kiến liên kết kinh tế khu vực và quốc
tế, tự do
hóa thương mại, dự kiến sẽ phê chuẩn Hiệp định CPTPP trong năm 2020.
QUAN
HỆ
VIỆT NAM - BRU-NÂY ĐA-RÚT-XA-LAM
1.
Ngày thiết lập quan hệ với Việt Nam: 29/02/1992.
2.
Khuôn khổ quan hệ: Đối tác Toàn diện (27/3/2019)
3.
Những mốc lớn trong quá trình phát triển quan hệ:
-
Về
phía Việt Nam
có các
chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (8/2007), chuyến
thăm cấp
Nhà nước của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (11/2012), Chủ tịch nước Trần
Đại
Quang (8/2016).
-
Về phía Bru-nây, gần
đây nhất là chuyến thăm cấp Nhà nước của Quốc
vương Bru-nây Đa-rút-xa-lam tới Việt Nam vào ngày 26-28/3/2019. Ngoài ra, đã có các chuyến thăm khác của
Quốc
vương (5/1998), dự HNCC ASEAN 6 (12/1998), ASEM 5 (10/2004), APEC 14
(11/2006), dự Tuần lễ Cấp
cao APEC tại
Đà Nẵng (11/2017).
-
Về cơ
chế hợp tác:
Tháng 6/2000, hai bên đã ký MOU thành lập Ủy ban Hợp tác
song phương do Bộ trưởng Ngoại giao làm Chủ tịch phân ban, đã tiến hành
kỳ họp
thứ 2 năm 2017.
4.
Quan hệ
hợp tác trên các lĩnh vực thể:
-
Quan hệ
chính trị: Hai
bên đã trao đổi đoàn cấp cao tương đối thường xuyên trong
những năm qua, tin cậy chính trị tiếp tục được củng cố và nâng cao.
-
Kinh tế
- thương
mại:
Quý
I/2020, kim ngạch thương mại hai chiều đạt
140 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 8.4 triệu USD (chủ yếu mặt
hàng gạo,
thủy sản và máy móc thiết bị); Bru-nây
xuất
khẩu sang Việt Nam 131.6 triệu USD (chủ yếu là dầu thô). Năm 2019, kim
ngạch
thương mại hai chiều đạt hơn 136 triệu USD, trong đó Việt Nam nhập khẩu
(dầu và
hóa chất) 119.5 triệu USD và xuất khẩu (gạo, hàng thủy sản) 16.5 triệu
USD,
tăng khoảng 150% so với Năm 2018 (54 triệu USD). Hai bên đặt mục tiêu
đưa kim
ngạch thương mại song phương đạt 500 triệu USD vào năm 2025.
Về
đầu tư:
Năm 2019,
Bru-nây Đa-rút-xa-lam đứng thứ 21/128 quốc gia và vùng
lãnh thổ đầu
tư vào Việt Nam và đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN sau Singapore,
Malaysia và
Thái Lan, với 179 dự án có tổng vốn đạt hơn 1 tỷ USD.
-
An ninh
- quốc
phòng:
Hai bên đã ký Bản ghi nhớ hợp tác giữa Hải quân nhân dân
Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Bru-nây (12/2013), thường xuyên trao đổi
đoàn và
học viên, hợp tác đào tạo - huấn luyện và cử tàu thăm viếng.
-
Nông-ngư nghiệp:
Hai bên đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác Nông nghiệp
và Thủy sản (5/2013) và tiến hành dự án thí điểm trồng lúa nước tại Bru-nây nhằm hỗ trợ Bru-nây
đảm bảo an ninh lương thực (từ tháng 9
- tháng 12/2013). Hai bên đã nhất trí triển khai thỏa thuận về hợp tác
đánh cá
trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Bru-nây
theo hình thức liên doanh; nhất trí
tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nuôi trồng thủy - hải sản, chế biến
sau thu
hoạch, dịch vụ hậu cần, chống đánh bắt cá trái phép, ký Thỏa thuận cấp
Chính
phủ về thiết lập Đường dây nóng trong các hoạt động nghề cá.
-
Trong
khuôn khổ đa phương khu vực và quốc tế,
hai
nước duy
trì quan hệ hợp tác tốt đẹp, nhất là tại ASEAN và Liên hợp
quốc. Bru-nây ủng hộ
Việt Nam tham gia các diễn đàn quốc tế như: Tham gia Hội đồng Chấp hành
UNESCO
2015 - 2019; Hội đồng kinh tế và Xã hội của Liên Hiệp Quốc (ECOSOC)
nhiệm kỳ
2016 - 2018; ủng hộ Việt Nam trở thành thành viên không thường trực Hội
đồng
Bảo an Liên hợp quốc 2020 - 2021.
Tháng 6 năm 2020