Thông tin cơ bản về Cộng hòa Phi-líp-pin và quan hệ Việt Nam - Phi-líp-pin
KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên nước: Cộng hoà Phi-líp-pin (Republic of the Philippines)
2. Thủ đô: Ma-ni-la (Manila).
3. Quốc kỳ:
4. Quốc khánh: 12/6/1898 (Ngày Tuyên bố Độc lập).
5. Diện tích: đất liền 343.448 km2; đường bờ biển 36,289 km (đứng
thứ 5 trên thế giới).
6. Dân số: 108 triệu
người (2019).
7. Vị trí địa lý: Là quốc gia quần đảo ở
Đông Nam Á với khoảng 7.641 đảo
lớn nhỏ, phía Bắc giáp biển Đài Loan, phía Tây Nam cách với
đảo Bô-nê-o (Borneo – đảo thuộc chủ quyền 03 nước In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Bru-nây) bởi
biển Sulu, phía Nam cách Indonesia bởi biển Celebes, phía Đông
là Thái Bình
Dương, phía Tây ngăn cách
với Việt Nam bởi Biển Đông (cách miền Trung Việt Nam khoảng 1.500 Km). Địa hình chủ yếu là rừng
núi, đồng bằng thấp, nhỏ và hẹp.
Phi-líp-pin nằm trên rìa Tây
của Vành đai Lửa Thái Bình Dường
nên thường xuyên chịu ảnh hưởng của động đất và núi lửa với
khoảng 10 núi lửa đang trong thời kỳ hoạt động. Phi-líp-pin có khí hậu
nhiệt đới gió mùa, thường
có bão lớn
(trung bình 20 cơn bão/năm);
có hai mùa
rõ rệt là mùa khô
và mùa mưa
(mưa-bão từ tháng 6 đến tháng 10; khô-mát từ tháng 11 đến tháng 2; nóng-khô từ tháng 3 đến tháng 5); nhiệt độ trung bình là 25oC.
8. Đơn vị tiền tệ: peso (₱), 1 USD = 49 PHP (8/2020)
9. Thu nhập đầu người: 3.485 USD (ước
tính, 2019), GDP:
356,814 tỷ USD (2019)
10. Dân tộc: Dân tộc Tagalog chiếm
28,1%, Cebuano chiếm 13,1%, Ilocano chiếm 9%, Visayan chiếm
7,6%, Hiligaynon chiếm 7,5%, Bikol chiếm 6%, Waray chiếm 3,4%, Hoa kiều chiếm 2,5% và các dân
tộc thiểu số khác chiếm
22,8%.
11. Tôn giáo: Thiên chúa
giáo là quốc
giáo (91%: Công giáo 80% và Tin lành 11%), Hồi giáo 5,5%, các tôn giáo khác
3%.
12. Ngôn ngữ: Tiếng Phi-líp-pin (được tiêu chuẩn hóa từ tiếng
Ta-ga-lốc) và tiếng Anh là ngôn ngữ
chính thức. Ngoài ra, tại các dân tộc
tại Phi-líp-pin hiện còn sử dụng 180 thứ tiếng khác.
TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Chính trị:
- Tình hình Phi-líp-pin
thời gian gần đây cơ bản ổn định, nội bộ có xu hướng
đoàn kết hơn để chung sức ứng phó với
dịch bệnh. Tổng thống Duterte ủng hộ đề xuất của thủ lĩnh phe đối
lập, Phó Tổng thống Leni Robredo
về tăng ngân sách hỗ
trợ người dân bị ảnh
hưởng và mua thêm trang
thiết bị hỗ trợ lực lượng tuyến đầu; tuyên bố đơn phương ngừng bắn với lực lượng du kích Quân đội Nhân dân mới
(NPA) nhằm tập trung toàn lực
ứng phó dịch COVID-19.
- Các biện pháp ứng phó đại dịch Covid-19 quyết liệt của Chính phủ (tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, triển khai biện pháp “cách ly cộng
đồng tăng cường” từ giữa tháng 3/2020; các gói kích
thích kinh tế, hỗ trợ an sinh tổng trị giá hơn 4 tỉ USD…) bước đầu phát huy hiệu quả, số ca nhiễm mới và tỉ lệ
tử vong giảm dần.
- Cơ cấu cơ quan quyền
lực nhà nước:
+ Tổng thống: đứng đầu Nhà nước, Chính phủ Phi-líp-pin, kiêm Tổng
Tư lệnh các binh chủng,
nhiệm kỳ 6 năm, không được tái cử.
+ Quốc hội: là Cơ quan
lập pháp, gồm: Thượng viện có 24 thượng nghị sĩ, nhiệm kỳ 6 năm nhưng không quá hai nhiệm
kỳ liên tiếp; Hạ viện có không
quá 250 hạ nghị sỹ trừ khi được
điều chỉnh
bởi luật pháp, nhiệm kỳ 3 năm nhưng không quá ba nhiệm
kỳ liên tiếp (hiện Hạ viện có 300 hạ nghị sĩ).
+ Chính phủ: là Cơ quan
hành pháp (do Tổng thống đứng đầu). Tổng thống có quyền: bổ nhiệm các Bộ trưởng
Nội các (phải được Quốc hội thông qua); thành lập các Hội
đồng và chọn các cố vấn về các vấn
đề cụ thể.
+ Toà án: Hệ
thống tư pháp của Phi-líp-pin chịu sự quản lý và giám
sát của Toà án Tối
cao và hoạt
động theo 4 cấp gồm: Tòa án thượng
thẩm; Tòa án phúc thẩm;
Toà án sơ
thẩm vùng; và Toà án
sơ thẩm tỉnh, thành phố, quận, huyện. Phi-líp-pin không có cơ
quan công tố hay kiểm sát riêng mà
chức năng này thuộc Tòa án.
+ Cơ chế bầu cử: Theo Hiến pháp năm 1987, người dân trực tiếp bầu Tổng thống, Phó Tổng thống và các Thượng nghị sĩ (nhiệm kỳ 6 năm) và Hạ
nghị sĩ (nhiệm kỳ 3 năm). Theo Hiến pháp 1987 và Luật
sửa đổi bầu cử số 7166 ngày 22/7/1991, người dân bầu người đứng đầu tỉnh, thành phố, thị xã, và phường,
có hội đồng tỉnh, thành phố, thị xã, quận
huyện và phường xã.
- Phân chia địa giới hành chính : Chính quyền địa phương được chia thành
03 miền (Luzon ở phía
Bắc, Visayas ở miền
Trung và Mindanao ở miền Nam), 17 vùng (trong đó có
1 vùng tự trị) chia thành 01 vùng Thủ đô và 81 tỉnh;
145 thành phố và 1.489 thị xã; 42.036 phường, xã.
- Các lãnh đạo
chủ chốt hiện nay:
+ Tổng thống: Ông Rô-đờ-ri-gô Đu-tơ-tê
(Rodrigo Duterte), từ tháng 6/2016.
+ Phó Tổng
thống: Bà Ma-ri-a Lê-ô-nô Rô-bờ-rê-đô (Maria Leonor Robredo), từ tháng 6/2016.
+ Chủ tịch Thượng viện: Ông Vi-xen-tê “Ti-tô” Cát-te-lô
Sốt-tô III (Vicente “Tito” Castelo Sotto III), từ tháng 5/2018.
+ Chủ tịch Hạ viện: Ông A-lan Pi-tơ Ca-ê-ta-nô (Alan Peter
Cayetano), từ tháng 7/2019.
+ Bộ trưởng Ngoại giao: Ông Tê-ô-đô-rô Lô-pét
Lóc-xin (Teodoro Lopez Locsin), từ
tháng 10/2018.
2. Kinh tế:
- Phi-líp-pin
là một trong những nền kinh tế năng động nhất ở
khu vực Đông Á do nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ được hỗ trợ bởi thị trường lao động
sôi động và lượng kiều hối lớn từ khoảng 10 triệu lao động ở nước
ngoài (năm 2019 đạt 30 tỷ USD). Kinh tế Phi-líp-pin là nền
kinh tế thị trường với tốc độ tăng trưởng GDP từ
2010-2019 đạt trung
bình 6,4 % (đứng
thứ 36 trong bảng xếp hạng các nền kinh tế theo GDP của WB năm 2017), tập trung vào các lĩnh
vực nông nghiệp, chế biến thực phẩm, dệt, điện tử, ôtô, gia công
quy trình kinh doanh, bất
động sản, tài chính và
bảo hiểm.
- Chính phủ Phi-líp-pin đang tích cực triển khai Kế hoạch
Phát triển Quốc gia giai đoạn 2017 – 2022 gồm 03 trụ cột chính là tăng cường
lòng tin của người dân, giảm khác biệt và nâng
cao tiềm lực đất nước thông qua phát triển kinh tế nhanh
và bền vững, với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từ
7 – 8% mỗi năm, giảm tỉ lệ nghèo đói xuống 14% và giảm tỷ
lệ thất nghiệp xuống 3 – 5% vào năm 2022.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế Phi-líp-pin năm 2018 đạt mức 6,2%, giảm so với năm 2017 (6,7%) nhưng vẫn đạt được đà tăng trưởng khá, nằm trong nhóm những
nước có tốc độ phát triển kinh tế hàng
đầu châu Á. Kinh tế Phi-líp-pin tăng trưởng 6,4% trong quý IV/2019 (so với 6% quý III/2019). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Thống đốc Benjamin Diokno (25/4) cho
biết GDP 2020 sẽ
giảm còn 0,2% (so với mục tiêu ban đầu
6,5-7,5%), tỉ lệ
lạm phát ở mức 2%.
QUAN HỆ VIỆT
NAM – PHI-LÍP-PIN
1. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 12/7/1976.
2. Khuôn khổ
quan hệ: Đối tác chiến lược (17/11/2015).
3. Những mốc lớn trong quá trình
phát triển quan hệ:
12/7/1976 |
Việt
Nam và Phi-líp-pin thiết lập quan hệ ngoại giao. |
20/8/1977 |
Đại
sứ quán Phi-líp-pin mở tại Hà Nội |
1978 |
Đại
sứ quán Việt Nam mở tại Manila |
16
- 19/09/1978 |
Chủ
tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng thăm chính thức Phi-líp-pin, ra Tuyên bố chung khẳng định lại những nguyên tắc trong quan hệ hai nước. |
09/9/1985 |
Chuyến bay đầu tiên của hàng không Việt Nam tới Phi-líp-pin, khánh thành đường
bay Tân Sơn Nhất – Manila. |
20
- 23/8/1991 |
Chủ
tịch Hạ viện Phi-líp-pin Ramon
Mitra thăm Việt
Nam; dự hội thảo quốc tế về quá trình đổi
mới ở Việt
Nam và kinh nghiệm ASEAN. |
26
- 28/02/1992 |
Chủ
tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt thăm chính thức Phi-líp-pin, ký Hiệp định về Hàng hải giữa Chính phủ hai nước. |
29/3
- 01/4/1993 |
Chủ
tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh thăm chính thức Phi-líp-pin |
04
- 09/12/1993 |
Phó Thủ tướng Trần Đức Lương thăm chính thức Phi-líp-pin |
3/1994 |
Tổng
thống Phi-líp-pin
Fidel Ramos thăm cấp
nhà nước tới Việt Nam, ký Thỏa thuận thành lập Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác Kinh tế, Khoa học và Kỹ thuật giữa hai Chính phủ |
12/1995 |
Chủ
tịch nước
Lê Đức Anh thăm
Phi-líp-pin. |
17
- 18/12/1998 |
Tổng
thống Phi-líp-pin
Joseph Estrada thăm cấp
nhà nước tới Việt Nam, ký Hiệp định về phòng chống các hoạt động tội phạm và thỏa thuận về miễn thị thực cho hộ chiếu công vụ và cấp
thị thực nhanh cho người
mang hộ chiếu phổ thông. |
25/9/1999 |
Chủ
tịch Hạ viện De Venecia thăm Việt Nam. |
14
- 16/11/2001 |
Chủ
tịch nước
Trần Đức
Lương thăm
chính thức Phi-líp-pin, ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và MOU về hợp tác thể thao. |
06
- 07/11/2002 |
Tổng thống Phi-líp-pin Gloria Macapagal Arroyo thăm
chính thức Việt Nam, ký Khuôn khổ Hợp tác Song phương trong 25 năm đầu thế kỷ 21 và thời kỳ tiếp theo |
02
- 06/4/2004 |
Chủ
tịch Thượng
viện Phi-líp-pin
Franklin M. Drilon thăm
chính thức Việt Nam. |
09
- 10/8/2007 |
Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Phi-líp-pin, ký Chương trình Hành động Việt Nam - Phi-líp-pin giai đoạn 2007 -
2010 |
26/10
- 02/11/2007 |
Chủ
tịch Hạ viện Phi-líp-pin Jose De Venecia thăm Việt Nam. |
26
- 27/10/2010 |
Tổng
thống Phi-líp-pin Benigno Aquino III thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. |
26
- 28/10/2011 |
Chủ
tịch nước
Trương Tấn
Sang thăm cấp Nhà nước tới Phi-líp-pin, ký Chương trình Hành động Việt Nam - Phi-líp-pin giai đoạn 2011 -
2016. |
29/7/2014 |
Thành
lập Hội Hữu nghị Phi-líp-pin - Việt Nam. Chủ tịch là ông Eddie U. Ilarde, cựu Thượng Nghị sĩ, Chủ tịch Quỹ Maharlika,
người dẫn
chương trình đài truyền hình Phi-líp-pin GMA. |
29/10/2014 |
Thành
lập Hội Hữu nghị Việt Nam - Phi-líp-pin. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ
Văn Tám làm Chủ tịch nhiệm kỳ 2014 - 2019. |
16
- 20 /11/2015 |
Chủ
tịch nước
Trương Tấn
Sang thăm Phi-líp-pin
và dự Hội nghị Cấp cao APEC, ký Tuyên bố
chung thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược |
28
- 29/9/2016 |
Tổng
thống Phi-líp-pin
Rodrigo Roa Duterte thăm
chính thức Việt Nam. |
3/2019 |
Ký Chương trình Hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược giai đoạn 2019 -
2024 |
4. Quan hệ trên các
lĩnh vực:
4.1. Quan hệ chính trị:
Hai bên đã trao
đổi nhiều đoàn và tiếp
xúc cấp cao
và các cơ chế hợp tác song phương được duy trì đều đặn. Hai bên đã tổ chức kỳ họp Ủy ban Hợp tác song phương lần thứ 9 cấp Bộ trưởng Ngoại giao tại Philipppines (3/2019) và kỳ họp
lần 2 Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác biển và Đại dương cấp Thứ trưởng Ngoại giao tại Hà Nội
(9/2015). Các hoạt động giao lưu nhân dân
giữa hai nước được
quan tâm thúc đẩy với nòng cốt là Hội
hữu nghị Phi-líp-pin - Việt Nam và Hội hữu
nghị Việt Nam -
Phi-líp-pin.
Ngoài ra, Lãnh đạo hai nước cũng thường xuyên tiếp xúc không chính thức,
bên lề các Hội nghị
đa phương: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gặp
Tổng thống Phi-líp-pin Duterte bên lề Hội nghị ASEAN (Phi-líp-pin, tháng 4 và 11/2017), (Singapore, tháng 4/2018), điện đàm với Tổng thống Duterte
(26/5/2020). Chủ tịch
nước Trần Đại Quang đã gặp Tổng thống Duterte bên lề Tuần lề Cấp cao APEC (tháng 11/2017 tại Đà Nẵng). Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Teodoro Lopez
Locsin để trao đổi về hợp tác song phương, khu vực và phối
hợp giữa hai nước trong ứng phó dịch COVID-19.
4.2. Quan hệ kinh tế, thương mại
a.
Thương mại:
Kim ngạch thương
mại song phương
tăng đều theo hàng năm,
năm 2012 đạt
xấp xỉ 2,9 tỉ USD, năm 2013 đạt khoảng 2,6 tỉ USD, 2014 đạt
2,975 tỉ USD, 2015 đạt
2,92 tỷ USD, 2016 đạt
3,2 tỷ USD, 2017 đạt
4 tỷ USD, năm 2018 đạt 4,72
tỷ USD. Năm 2019
đạt 5,31 tỷ
USD tăng 12,5% so với
năm 2018, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Philipines gần 3,73 tỷ USD (tăng 7,8%) và nhập khẩu
từ Phi-líp-pin gần 1,58 tỷ USD (tăng 26,4%). 4 tháng đầu năm 2020 kim ngạch thương mại song phương đạt
1,71 tỷ USD (trong đó Việt Nam xuất khẩu 1, 203 tỷ USD, nhập khẩu 508 triệu
USD) , giảm 8% so với
cùng kỳ 2019 do tác động của đại dịch Covid-19.
Việt Nam đứng đầu
danh sách các nước xuất khẩu gạo sang Phi-líp-pin (5 năm gần đây luôn chiếm 76% tổng lượng gạo nhập khẩu của Phi-líp-pin, năm 2017 ta xuất khoảng 550 nghìn tấn, năm 2018 ta xuất hơn 1 triệu tấn). Tháng 02/2019, hai bên đã
trao đổi công hàm, nhất
trí tiếp tục gia hạn
Thỏa thuận thương mại gạo đến ngày 31/12/2020. Năm 2019,
ta đã xuất 2,1 triệu tấn gạo sang Phi-líp-pin, trị giá 885 triệu USD, tăng 110% về số lượng và 93% về kim ngạch
so với năm 2018.
Tháng 9/2019, Phi-líp-pin tuyên bố triển khai đánh thuế xi măng nhập khẩu từ Việt Nam ở mức
4,8 USD/tấn (9 tháng đầu năm 2019, Việt Nam xuất khẩu gần 4 triệu tấn xi măng sang Phi-líp-pin). Phi-líp-pin đã hủy bỏ điều tra tự vệ đối với sản phẩm gạch ốp lát của Việt
Nam từ tháng 12/2019.
b. Về
đầu tư, tính đến hết năm 2019, Phi-líp-pin có 79 dự
án đầu tư còn hiệu
lực với tổng vốn đăng ký đạt 348 triệu
USD, đứng thứ
33/130 quốc gia và vùng lãnh
thổ có đầu tư tại Việt Nam. Quý I/2020, Phi-líp-pin có 01 dự án cấp mới,
nâng tổng vốn đăng ký lên 3,68 triệu
USD (giảm 115 triệu
USD so với cùng kỳ 2020). Việt Nam có 5 dự án
đầu tư sang
Phi-líp-pin với tổng vốn đầu tư 4 triệu USD trong lĩnh vực phát triển phần mềm - ứng dụng, dịch vụ và thương
mại.
4.3. Quan hệ an ninh, quốc phòng:
Hai bên tích cực triển khai các
thỏa thuận đã ký kết: Thỏa thuận về Hợp
tác Quốc phòng (10/2010); Thỏa thuận về thiết lập
đường dây nóng giữa Cục Cảnh sát biển
Việt Nam (nay là Bộ Tư lệnh) và Bộ Tư lệnh
Phòng vệ bờ biển Phi-líp-pin (10/2011); Thỏa thuận
về tăng cường hợp tác và chia sẻ thông tin giữa
Hải quân nhân dân Việt Nam và Hải quân Cộng hòa Phi-líp-pin
(10/2011); Quy chế giao lưu trên đảo Song Tử Tây và
Song Tử Đông giữa Hải quân nhân dân Việt Nam và Hải
quân Cộng hòa Phi-líp-pin (lần 4 vào tháng 11/2018); cơ chế
Đối thoại chiến lược quốc phòng cấp Thứ trưởng (lần 3 vào tháng 8/2018); cơ chế Nhóm làm việc chung về Hợp tác quốc
phòng song phương
(lần thứ 4 vào tháng 8/2018). Bộ trưởng Quốc phòng Phi-líp-pin đã thăm Việt Nam vào tháng 3/2019.
Hai bên đã ký Hiệp định
hợp tác giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Phi-líp-pin về
phòng và chống các hoạt động tội phạm
(1998); Thỏa thuận thành lập Nhóm công tác chung giữa Bộ
Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ và Chính quyền
địa phương Phi-líp-pin (2009).
4.4. Quan hệ hợp tác giáo
dục, văn hóa, thể thao và du lịch:
Hai bên ký Bản
Thỏa thuận về hợp tác học thuật
(10/2010); Kế hoạch
hợp tác du lịch giai đoạn 2012-2015 (10/2011). Số
lượng du học
sinh Việt Nam sang Phi-líp-pin ngày càng
tăng (học đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, bằng học bổng hoặc tự túc); khách du lịch Phi-líp-pin tới Việt Nam tăng mạnh từ 27.000 lượt
(2008) lên gần 180.000
lượt (2019). Lượng
khách du lịch từ Việt Nam sang Phi-líp-pin cũng tăng từ 6.000 lượt (2009) lên hơn 52.000 lượt (2018).
4.5. Hợp tác biển và đại dương:
Là một trong những trụ cột chính trong quan hệ
hai nước. Hai bên có cơ
chế Nhóm công tác chung
về Biển và Đại dương, họp thường kỳ hàng năm và
được nâng cấp thành Uỷ ban Hỗn hợp về Biển và Đại
dương cấp Thứ trưởng Ngoại giao (2/2012).
Hai nước
có lập trường tương
đồng trong vấn đề Biển Đông. Ngày 8/4/2020, Bộ Ngoại giao Phi-líp-pin đã ra Tuyên bố báo chí bày
tỏ quan ngại sâu sắc trước việc tàu cá Việt Nam bị đâm chìm trên Biển
Đông, đồng thời cảm ơn Việt Nam đã cứu giúp 22 ngư dân Phi-líp-pin khi tàu cá
của họ bị tàu Trung
Quốc đâm chìm trên Biển
Đông vào tháng 6/2019. Tổng thống Duterte trong điện đàm với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (26/5/2020) đã khẳng định Phi-líp-pin ủng hộ lập trường chung của ASEAN về vấn đề Biển Đông là giải quyến
các tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình, không
sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng
lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công
ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.
4.6. Hợp tác trong lĩnh vực khác:
Hợp tác nông - ngư
nghiệp: Việt Nam bắt đầu hợp tác với Viện
nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI) ở Phi-líp-pin
từ 1963 với việc cử cán bộ đến
IRRI thực tập, nghiên cứu (từ
1964-2009, IRRI đã đào
tạo cho Việt Nam 254 nhà khoa học, trong đó có 55 thạc
sỹ, 29 tiến sỹ).
Thủy sản: hai bên đã ký Bản
Thỏa thuận về Hợp tác Thủy sản (6/2010) để triển khai các hợp tác
cụ thể trong lĩnh vực thuỷ sản và thành
lập Ủy ban Hợp tác Nghề
cá (họp lần 1 tháng 7/2011 tại Manila, lần 2 tháng 8/2012 tại thành phố Hồ Chí Minh), trong đó nhất trí thiết lập đường dây nóng xử
lý vấn đề đánh bắt cá trái
phép và hỗ
trợ ngư dân. Trong năm
2019, Phi-líp-pin đã giải quyết cho 28 ngư dân của ta về nước. Tại buổi tiếp nguyên Đại sứ Lý Quốc Tuấn
chào từ biệt (11/2019), đích thân Tổng thống Duterte đã chỉ đạo các cơ quan
chức năng phóng thích ngư
dân Việt Nam đã bị giữ nhiều năm; đến tháng 5/2020 đã thả thêm 14 người.
Hàng hải: Hiệp định
Vận tải biển Việt Nam-Phi-líp-pin ký 02/1992; Thỏa thuận song phương về Tìm kiếm cứu nạn trên biển (ký 10/2010) và có hiệu lực
từ 12/2012./.
Tháng 6/2020
Quay lại Đầu trang In trang Gửi mail |