KHÁI
QUÁT
CHUNG
1. Tên
quốc
gia: Cộng hòa Va-nu-a-tu (Republic of Vanuatu)
2. Thủ
đô: Pot Vi-la (Port Vila)
3. Quốc
kỳ
4. Quốc
khánh: 30/07/1980
5. Diện
tích: 12.200 km2
6. Dân
số: 306.056 người (5/2020)
7. Vị
trí
địa lý: Nằm ở Tây Nam Thái Bình Dương, phía Đông Ô-xtrây-li-a, phía
Nam quần đảo Solomon và phía Bắc quần đảo New Caledonia. Đất đai phần
lớn là đồi
núi, khoảng 75% diện tích đất đai được bao phủ bởi các khu rừng nhiệt
đới, có
nhiều ngọn núi lửa vẫn hoạt động.
8. Đơn
vị
tiền tệ: vatu (Vt), 1 USD = 73 VUV
9. Thu
nhập
bình quân đầu người: 3.123 USD/năm (2018)
10. Dân
tộc: 95% là người Malenesian, người Châu Âu, Micronesia,
Polynesia, còn lại là Hoa kiều và Việt kiều.
11. Tôn
giáo: Chủ yếu là Thiên chúa giáo (36,7%), Công giáo (15%)
12. Ngôn
ngữ: Bislama, tiếng Anh và tiếng Pháp
TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - KINH
TẾ - XÃ HỘI:
1.
Chính
trị:
- Nền
chính trị Va-nu-a-tu
bị tác động bởi hai Liên minh: Anglophone và Francophone. Tổng thống là
người đứng
đầu, được Quốc hội và Chủ tịch các hội đồng khu vực bầu trực tiếp bằng
phiếu
kín; có nhiệm kỳ 05 năm. Thủ tướng và Hội đồng Bộ trưởng phải từ chức
nếu Quốc
hội bỏ phiếu bất tín nhiệm. Quốc hội gồm một viện có 52 thành viên được
bầu 4
năm một lần, đứng đầu là Chủ tịch Quốc hội, rồi đến các chính quyền địa
phương.
Va-nu-a-tu không có quân đội.
- Các
lãnh đạo chủ
chốt hiện nay:
+ Tổng
thống: ông Ta-li
Ô-bet Mâu-zet (Tallis Obed Moses)
+ Thủ
tướng: ông Bốp
Lao-mần (Honourable Bob Loughman)
+ Phó Thủ
tướng: ông
Ít-ma Kan-xa-cau (Honourable Ishmael Kalsakau)
+ Bộ
trưởng Ngoại
giao và Thương mại: ông Mác A-ti (Honourable Marc Ati)
+ Chủ
tịch quốc hội:
ông Gờ-ra-xi-a Sát-rách (Honourable Gracia Shadrack)
2.
Kinh
tế-xã hội:
-
Va-nu-a-tu là nước
có nền kinh tế chưa phát triển, phụ thuộc nhiều vào bên ngoài và dựa chủ
yếu vào
nông nghiệp quy mô nhỏ, hỗ trợ cuộc sống của 2/3 dân số. Ngư nghiệp,
dịch vụ
tài chính nước ngoài, xây dựng và du lịch là những ngành chính khác của
nền
kinh tế. Tài nguyên mỏ không đáng kể và không có trữ lượng dầu mỏ.
Va-nu-a-tu
nhập khẩu nhiều máy móc, thiết bị điện tử, phương tiện vận tải, thực
phẩm, dầu
mỏ, hoá chất, sản phẩm y tế trong khi xuất khẩu khiêm tốn chủ yếu là
thủy sản,
các hạt có dầu, cacao, cùi dừa, thịt bò, gỗ. Xuất khẩu của Va-nu-a-tu
phải đối
mặt với sản lượng một số sản phẩm nông nghiệp dễ bị tác động của thiên
tai và
quá trình vận chuyển đường dài từ Va-nu-a-tu đến thị trường tiêu thụ
chính.
- Từ giữa
năm
2002, Chính phủ Va-nu-a-tu đã xác định hai động lực tăng trưởng chính
cho nền
kinh tế, đó là xuất khẩu gia súc sống và thúc đẩy du lịch thông qua tăng
cường
kết nối hàng không với nước ngoài, phát triển các khu nghỉ cao cấp và
tăng cường
trang thiết bị tầu du lịch. Bạn hàng, nguồn cung cấp khách du lịch và
cũng là đối
tác tài trợ chính là Ô-xtrây-li-a, Anh, Pháp, EU, Nhật Bản và Niu
Di-lân. Nhập
khẩu của Va-nu-a-tu từ Ô-xtrây-li-a chiếm 40-50%, Niu Di-lân 11%, Nhật
Bản 10%.
Nước đầu tư lớn nhất vào Va-nu-a-tu là Nhật Bản; tiếp theo là Pháp,
Ô-xtrây-li-a,
Anh và Niu Di-lân. Hiện nay, Va-nu-a-tu đang tiến hành cải cách kinh tế
toàn diện
với hy vọng đưa đến một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn. GDP đạt
789,9 triệu
USD 2016; 862,9 triệu USD năm 2017 với tốc độ tăng trưởng 4,5%; 914,3
triệu USD
năm 2018 với tốc độ tăng trưởng 3,2%.
QUAN HỆ VIỆT NAM –
VA-NU-A-TU:
1.
Ngày
thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam:
3/3/1982. Đại sứ quán Việt Nam tại Ô-xtrây-li-a kiêm nhiệm Va-nu-a-tu.
2.
Khuôn
khổ quan hệ: quan hệ ngoại giao
3.
Những
mốc lớn trong quá trình phát triển quan hệ:
- Năm
1997, Thủ tướng
Va-nu-a-tu Serge Vohor sang Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao các nước
nói tiếng
Pháp tại Hà Nội.
-
Tháng 4/2007, đoàn công tác liên ngành về người
Việt Nam ở nước ngoài do Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phú Bình dẫn đầu
đã thăm
làm việc tại Va-nu-a-tu. Đây là chuyến thăm cấp cao nhất của ta tới
Va-nu-a-tu
kể từ khi hai nước lập quan hệ ngoại giao (1982).
- Tháng
11/2007, Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao và Ngoại thương Va-nu-a-tu George Andre Wells thăm
chính
thức Việt Nam.
- Ngày
04/4/2014,
ông Toara Daniel Kala, Phó Chủ tịch Đảng Xanh của Va-nu-a-tu nhân dịp
sang Việt
Nam dự Diễn đàn khu vực về hợp tác kinh tế Pháp ngữ đã gặp đ/c Trần Đắc
Lợi
(Phó Trưởng ban Đối ngoại TW Đảng) để thảo thảo luận về phát triển quan
hệ giữa
hai Đảng. Bạn cũng bày tỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác với ta trên các
lĩnh vực
lao động, nghề cá, nông nghiệp…
- Tháng
10/2014,
Thủ tướng Va-nu-a-tu Giô Na-tu-man thăm chính thức Việt Nam. Nhân dịp
này, hai
bên ký Bản ghi nhớ về Hợp tác kỹ thuật và Phát triển.
- Tháng
5/2018,Thứ
trưởng Ngoại giao Vũ Hồng Nam thăm làm việc Va-nu-a-tu.
Tháng 6/2020