I. THÔNG TIN CƠ BẢN:
- Tên
nước: Cộng hoà Man-ta (Republic of Malta).
- Thủ
đô: Va-lét-ta (Valletta).
- Ngày
Quốc khánh: 21/9 (1964).
- Vị
trí địa lý: Man-ta là một đảo quốc gồm bảy hòn đảo giữa Địa Trung Hải,
cách đảo Xi-xin (I-ta-li-a) 93 km về phía Nam, cách Tuy-ni-di 288 km về phía Bắc.
- Diện
tích: 316 km2.
- Khí
hậu: khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải với
mùa đông không quá lạnh, mưa nhiều; mùa hè ấm nóng, khô hạn. Nhiệt độ trung
bình 26- 40 °C từ tháng 6 đến tháng 9 và 8-15 °C từ tháng 12 đến tháng 3.
- Dân
số: 417.000 người (người Man-ta
95,17%, các dân tộc khác 4,83%).
- Ngôn
ngữ: tiếng Man-ta, tiếng Anh là ngôn
ngữ chính thức, tuy nhiên 66% dân số nói tiếng I-ta-li-a.
- Đơn
vị tiền tệ: Euro.
- GDP: 16,3 tỷ USD (năm 2016).
- Thu
nhập bình quân đầu người: 37.891 USD
- Tôn
giáo: 98% Thiên chúa giáo, 2% các tôn
giáo khác.
- Lãnh
đạo chủ chốt:
+ Tổng
thống: Ma-ri Lui Cô-lê-rô Prê-ca (Marie
Louise Coleiro Preca)
+ Thủ
tướng: Giô-dép Mu-xcát (Joseph Muscat)
+ Chủ
tịch Quốc hội: An-giê-lô Pha-ru-gia
(Angelo Farrugia)
+ Bộ trưởng Ngoại giao: Gioóc-giơ Ven-la (George Vella)
II. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ:
Từ năm
1814 – 1964, Man-ta là thuộc địa của Anh và nằm trong Khối Thịnh vượng chung.
Năm 1964, Man-ta được Anh trao trả độc lập và thành lập Nhà nước Cộng hòa. Từ
giữa thập kỷ 80, Man-ta trở thành điểm du lịch hấp dẫn với hải cảng lớn và trở thành một trung tâm
tài chính quan trọng tại Địa Trung Hải. Man-ta gia nhập Liên hợp quốc ngày 01/12/1964
và gia nhập EU ngày 01/5/2004, tham gia Hiệp ước Schengen từ 2007 và khu vực
đồng tiền chung châu Âu từ 2008.
III. THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC:
Man-ta
theo theo chế độ Cộng hòa đại nghị.
- Cơ quan hành pháp:
+ Đứng đầu
Nhà nước: Tổng thống (nhiệm kỳ 5 năm)
+ Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm và được Quốc hội thông qua. Dựa trên kết quả bầu cử,
lãnh đạo đảng nào hoặc lãnh đạo liên minh nào được đa số phiếu tại Quốc hội sẽ
được chỉ định làm Thủ tướng.
- Cơ quan lập pháp: Quốc hội gồm 1 viện với 65 ghế, nhiệm kỳ 5 năm.
- Các đảng phái chính:
+ Phe cầm quyền: Đảng Lao động Man-ta (dân chủ Thiên
chúa giáo).
+ Phe đối lập: Đảng Dân tộc Man-ta (dân
chủ xã hội).
IV. KINH TẾ:
1. Tổng quan về kinh tế:
Man-ta chỉ sản xuất được 20% nhu
cầu thực phẩm do thiếu nguồn nước ngọt. Nền kinh tế Man-ta dựa chủ yếu vào trao
đổi thương mại nước ngoài, du lịch, sản xuất đồ điện tử và dệt may, đóng và sửa
chữa tàu thuyền, hậu cần cảng biển. Dịch vụ chiếm 74% tổng sản phẩm quốc nội.
Man-ta có vị trí chiến lược quan
trọng trong khu vực, là điểm trung chuyển hàng hóa giữa châu Âu và châu Phi.
Man-ta có thế mạnh trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và hàng hải
quốc tế.
Tỷ trọng các ngành kinh tế theo
giá trị sản xuất: dịch vụ (74% GDP), công nghiệp bao gồm các mặt hàng máy móc,
sản xuất và sửa chữa tàu thuyền, thực phẩm, giày dép và quần áo (23%), nông
nghiệp (3%).
- Các ngành
mũi nhọn: vận tải biển, dịch vụ cảng, tài chính, ngân hàng, du lịch...
- Các chỉ
số kinh tế (2016): tăng trưởng GDP: 4,1%; thất
nghiệp: 5,4%; lạm phát: 1,4%, nợ công: 63,9%.
2. Thương
mại:
- Nhập khẩu:
+ Kim
ngạch: 8,3 tỉ USD (năm 2016)
+ Mặt
hàng: nhiên liệu khoáng sản, dầu khí, thiết bị điện, máy bay, phương tiện vận
chuyển, nhựa, máy móc và thiết bị cơ khí,...
+ Thị
trường: I-ta-li-a 19,3%, Anh 10,3%, Đức 8,2%, Pháp 7,1%, Trung Quốc 5,8%, Hy Lạp 5,0%, Tây Ban Nha 4,8%, Hà Lan 3,7%...
- Xuất khẩu:
+ Kim
ngạch: 4,9 tỉ USD (năm 2016)
+ Mặt
hàng: Thiết bị cơ khí, khoáng sản, dược phẩm, vật liệu in, dụng cụ thể thao,...
+ Bạn
hàng: Đức 18,1%, Lybia 10,2%, Pháp 8,6%, Anh 5,9%, I-ta-li-a 5,9%, Thổ Nhĩ Kỳ 5,9%, Hy Lạp 5,9%, Trung Quốc 4,3%...
V. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI:
Do nguồn gốc lịch sử, Man-ta có
quan hệ khá chặt chẽ với Anh, dành ưu tiên chính phát triển quan hệ với các
nước thành viên EU. Bên cạnh đó, Man-ta cũng chú trọng mở rộng quan hệ với các
nước láng giềng trong khu vực Địa Trung Hải và Bắc Phi; các nước lớn ở Trung
Âu, vùng Baltic và châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản).
VI. QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM:
Quan hệ chính trị, kinh tế Việt
Nam – Man-ta đến nay còn rất hạn chế. Hai nước chưa trao đổi đoàn cấp cao. Kim
ngạch thương mại hai chiều đạt 120 triệu USD năm 2015, 109 triệu USD năm 2016. Man-ta chưa có dự án đầu tư trực tiếp nào tại Việt Nam. Hai nước đã ký chính thức Hiệp
định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao của Việt Nam và Man-ta và
Hiệp định song phương tránh đánh thuế hai lần; đang đàm phán Hiệp định Khuyến
khích và Bảo hộ đầu tư.
Năm 2014, Việt Nam và Man-ta kỷ
niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Nhân dịp này, hai bên đã phối hợp tổ
chức Tuần Văn hóa Việt Nam tại Man-ta; Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam – Man-ta
nhằm cung cấp thông tin cũng như đánh giá tiềm năng hợp tác song phương, tạo cơ
sở xây dựng chương trình hành động, thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư
và du lịch trong thời gian tới.
Hiện nay Đại sứ quán Man-ta tại
Bắc Kinh kiêm nhiệm Việt Nam và Đại sứ quán ta tại I-ta-li-a kiêm nhiệm Man-ta.
Trao đổi
Đoàn và các cuộc tiếp xúc cấp cao: Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Trung Thành
thăm và làm việc tại Man-ta vào tháng 3/2005; Thứ trưởng Ngoại giao Đoàn Xuân
Hưng đã gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Tonio Borg bên lề Hội nghị Cấp
cao ASEM-8 (Brussels, 5/10/2010); Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia
Việt Nam Vũ Viết Ngoạn thăm làm việc tháng 11/2014; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng Ngoại giao Man-ta bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại
giao ASEM 12 (FMM-12) tại Lúc-xăm-bua, nhân dịp này hai bên đã ký chính thức
Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao của Việt Nam và
Man-ta; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Man-ta bên lề Hội
nghị Cấp cao ASEM 11 (Mông Cổ, 7/2016), nhân dịp này hai Thủ tướng đã chứng
kiến Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao
Man-ta George William Vella ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn
ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa Chính phủ
Việt Nam và Chính phủ Man-ta./.