Trang chủ     Đăng ký nhận tin    Ý kiến bạn đọc   Liên kết website English 
Chủ nhật, ngày 22 tháng 12 năm 2024 Tìm kiếm
 Tìm kiếm nâng cao

TÀI LIỆU CƠ BẢN ANGOLA VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM


 

 

 
TÀI LIỆU CƠ BẢN
CỘNG HOÀ ĂNG-GÔ-LA
VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM
----------------
 

I. Khái quát:

   - Tên nước: Cộng hòa Ăng-gô-la (Republica de Angola)

   - Thủ đô: Lu-an-đa (Luanda) 

   - Vị trí địa lý: Cộng hòa Ăng-gô-la ở Tây Nam châu Phi, phía Bắc giáp CHDC Công-gô và CH Công-gô, phía Đông giáp Dăm-bi-a, Nam giáp Na-mi-bi-a và phía Tây giáp Đại Tây Dương.

   - Khí hậu: khô nóng, mùa mưa ngắn, mùa khô dài, nhiệt độ trung bình 25-30 độ C

   - Diện tích: 1.246.700 km2

   - Dân số: 18,9 triệu người (2010)

   - Tôn giáo: Thiên chúa giáo

   - Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Bồ Đào Nha

   - Đơn vị tiền tệ: Kwanza

   - Quốc khánh: 11-11-1975

   - Tổng thống: Giô-xê Ê-đu-a-đô Đốt Xan-tốt (José Eduardo dos Santos) (từ 1979).

   - Phó Tổng thống: Phéc-nan-đô Pi-e-đa-đơ Đi-át Đốt Xan-tốt (Fernando Piedade Dias dos Santos) (từ 2/2010)

   - Chủ tịch Quốc hội: An-tô-ni-ô Pao-lô Cát-sô-ma (Antonio Paulo Kasssoma) (từ 2/2010)

   - Ngoại trưởng: Gioóc Rê-bê-lô Chi-cô-ti (Georges Rebelo Chicoti) (từ 11/2010)

 

II.  Lịch sử: 

   - Từ thế kỷ 15, Bồ đào nha đến xâm chiếm miền đất Ăng-gô-la ngày nay, biến thành thuộc địa và nơi buôn bán nô lệ da đen, rồi thống trị suốt 5 thế kỷ.

   - Ngày 11/11/1975, MPLA tuyên bố độc lập, thành lập nước Cộng hoà nhân dân Ăng-gô-la, nay là Cộng hoà Ăng-gô-la.

   - Sau độc lập, Ăng-gô-la thi hành đường lối đối nội, đối ngoại tích cực, quan hệ gắn bó với các nước XHCN và Phong trào giải phóng dân tộc.

 

III. Chính trị:

   1. Đối nội:

      - Thời kỳ chiến tranh lạnh, Ăng-gô-la trở thành điểm đối đầu xung đột Đông-Tây. Sau chiến tranh lạnh, Ăng-gô-la thực hiện chế độ đa Đảng.

      - Những năm 80, do tác động của hoà hoãn Xô-Mỹ, cuộc xung đột ở Tây Nam Phi đi vào giải pháp chính trị. Ngày 22/12/88, Mỹ, Nam Phi, Cuba và Ăng-gô-la ký kết Hiệp định Hoà bình về Tây Nam Phi, buộc Nam Phi rút quân khỏi Nam Ăng-gô-la, trao trả độc lập cho Namibia gắn với việc rút toàn bộ quân tình nguyện Cuba khỏi Ăng-gô-la.

      - Tuy nhiên, nội chiến dai dẳng tại Ăng-gô-la kéo dài đến khi thủ lĩnh của UNITA Jonas Savimbi bị tiêu diệt trong chiến dịch quân sự đầu năm 2002 tại các tỉnh phía Đông. Sau sự kiện này, Chính phủ Ăng-gô-la và UNITA thoả thuận thực hiện Hiệp định Lusaka 1994, hòa bình được lập lại, Chính phủ hoà hợp dân tộc có sự tham gia của UNITA được thành lập.

      - Sau khi ổn định tình hình, Chính phủ Ăng-gô-la tích cực tiến hành các biện pháp khắc phục hậu quả chiến tranh, phục hồi kinh tế, tái hoà nhập xã hội.

      - Từ thập kỷ 80, Ăng-gô-la thực hiện chế độ đa Đảng. Hiện nay, khoảng 100 đảng phái đã đăng ký tại Tòa án. Tại cuộc bầu cử quốc hội tháng 9/2008, Đảng MPLA thắng lợi áp đảo, giành được 191/220 ghế nghị sỹ, đứng ra thành lập chính phủ mới.

      - Ngày 9/2/2010, Quốc hội thông qua Hiến pháp mới, theo đó lần đầu tiên Ăng-gô-la có Phó Tổng thống do cựu thủ tướng Fernando Piedade Dias dos Santos nắm giữ. Nguyên Thủ tướng Antonio Paulo Kassoma được bầu làm Chủ tịch Quốc hội Ăng-gô-la.

 

      - Thể chế chính trị: Đa Đảng;

      - Hình thái: Cộng hoà Tổng thống.

      -  Đảng phái chính trị:

          + Đảng MPLA (lấy tên từ Phong trào Nhân dân Giải phóng Ăng-gô-la)

          + Đảng UNITA (lấy tên từ Liên minh Dân tộc vì Độc lập hoàn toàn của Ăng-gô-la)

          + Đảng FNLA (lấy tên từ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Ăng-gô-la)

          + Đảng Đổi mới Xã hội (PRS).

          + Đảng Dân chủ Tự do (PLD).

          + Đảng Diễn đàn Dân chủ Ăng-gô-la (FDA).

   2. Đối ngoại:

      - Ăng-gô-la theo đường lối KLK, thực dụng, đa dạng hóa quan hệ, ưu tiên  các nước nói tiếng Bồ và các nước khu vực, đặc biệt là miền Trung và Nam châu Phi, tranh thủ quan hệ với Mỹ, Tây Âu, Nhật bản, Trung Quốc, duy trì quan hệ với các nước bạn bè truyền thống.

      - Ăng-gô-la là thành viên của LHQ, AU, KLK, SADC, COMESA, ACP, PALOP, WTO, AfDB, IMF, WB…

 

IV. Kinh tế:

   - Ăng-gô-la có nhiều tài nguyên: dầu lửa, kim cương, vàng, bạc, đồng, cô-ban, thiếc, kẽm, sắt, gỗ, hải sản,... Dầu lửa (sản lượng trên 2 triệu thùng/ngày, chiếm khoảng 85% GDP, 78% thu ngân sách); kim cương (trên 01 tỷ USD), là nguồn thu nhập ngoại tệ chủ yếu của nước này. Cá và gỗ cũng là hai nguồn lợi quan trọng của Ăng-gô-la.

   - Cơ cấu kinh tế theo GDP: nông nghiệp: 9,2 %; công nghiệp: 65,8 %; dịch vụ: 24,6%.

   - Mặt hàng xuất khẩu: dầu lửa, kim cương, bông, gỗ, cà phê, hải sản. Bạn hàng XK: Mỹ (32,1%), Trung Quốc (32%), Tây Âu, Nam Phi, Đài loan. Mặt hàng nhập khẩu: Máy móc thiết bị, xe cộ, phụ tùng, lương thực, thuốc men, hàng tiêu dùng, hàng quân dụng. Bạn hàng NK: Bồ Đào Nha, TQ, Brasil, Nam Phi, Tây Âu, Mỹ, Hàn Quốc...Dự trữ ngoại tệ và vàng: 24,64 tỷ USD.

 

GDP (thực tế):                                     85,8 tỷ USD (2010)

GDP đầu người (thực tế):          3.400 USD (2010)

Tốc độ tăng trưởng GDP:                         5,9% (2010)

 

V. Quan hệ với Việt Nam:

   1. Quan hệ chính trị, kinh tế:  

      - Việt Nam và Ăng-gô-la lập quan hệ ngoại giao ngày 12/11/1975. Ta lập Sứ quán thường trú tại Ăng-gô-la năm 1976, rút Sứ quán năm 2000 chuyển sang Nam Phi và lập lại Sứ quán ở Luanda vào năm 2002. Phía Ăng-gô-la cử Đại sứ thường trú tại Bắc kinh kiêm nhiệm Việt Nam.

      - Từ năm 1986, ta đã cử nhiều lượt chuyên gia (thuộc các lĩnh vực giáo dục, y tế, nông nghiệp) sang công tác tại Ăng-gô-la; hiện tại có khoảng 300 bác sỹ, y tá và 70 giáo viên. Cộng đồng người Việt đang làm ăn, buôn bán tại Ăng-gô-la khoảng 4000 người. Ăng-gô-la là một trong hai địa bàn trọng điểm hợp tác tại khu vực Đông-Nam-Tây Phi.

      - Việt Nam – Ăng-gô-la tăng cường hợp tác thông qua Dự án đầu tư tổng hợp do Tập đoàn Cao su chủ trì (được Thủ tướng thông qua tháng 3/2010).

      - Cuối tháng 2/2010, Petrovietnam và Công ty Dầu khí Quốc gia Ăng-gô-la (SONAGOL) ký Thỏa thuận Hợp tác Đầu tư trong lĩnh vực dầu khí.

      - Trong lĩnh vực viễn thông, Viettel đã có những bước tiến đầu tiên thâm nhập vào thị trường Ăng-gô-la với kết quả khả quan.

      - Quan hệ thương mại: kim ngạch trao đổi hai chiều năm 2010 đạt 90 triệu USD. Ta xuất gạo, hàng dệt may, nước trái cây, nước hoa, giày dép các loại, sản phẩm chất dẻo, và nhập sắt thép phế liệu (theo số liệu của Bộ Công thương).

      - UB liên Chính phủ lần thứ 5 tại Ăng-gô-la, từ 28/3-1/4/2011. Hai Bên đã ký Biên bản kỳ họp UBLCP về hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hóa và giáo dục và Nghị định thư hợp tác chuyên gia giáo dục.

   2 Trao đổi đoàn:

         - Các đoàn Ăng-gô-la: Chủ tịch MPLA, A.Neto, (8/1971); Chủ tịch nước CHND Ăng-gô-la, Dos Santos (4/1987); Bộ trưởng Ngoại giao Paulo Jorge (1979); Bộ trưởng NG João Bernardo de Miranda (5/2004); Chủ tịch Quốc hội Roberto de Almeida (10/2004), Bộ trưởng Y tế Ruben Cicato (10/2009), Ủy viên BCT, Bí thư TW Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kỷ luật và Kiểm toán Jorge Inocencio Dombolo (10/2010).

         - Các đoàn Việt Nam: Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nguyễn Hữu Thọ (10/1978); Phó CT HĐBT, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (12/1980); Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm (3/1995); Chủ tịch nước Trần Đức Lương (10/2002), TBT Đảng CSVN Nông Đức Mạnh (4/2008), đồng chí Trương Tấn Sang, UVBCT, Thường trực Ban BT (7/2009), đồng chí Lê Hữu Nghĩa, UVTW, Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (5/2010); Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận dẫn đầu đoàn VN họp UBHH tại Ăng-gô-la (28/3-1/4/2011).

Nhiều Đoàn cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng Ăng-gô-la thuộc các ngành Nông nghiệp, Giáo dục, Y tế, Thuỷ sản, Cựu Chiến binh, Quốc phòng, An ninh, Ngoại giao đã vào thăm VN.

   3. Các thỏa thuận song phương đã ký:

      - Hiệp định Thương mại (5/1978, ký lại tháng 4/2008); Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, văn hoá và khoa học kỹ thuật (1979); Hiệp định đặc biệt về cử chuyên gia VN sang Angola (8/1984), ký lại Hiệp định về cử chuyên gia Việt Nam sang Angola hợp tác trong lĩnh vực giáo dục (1995) và Y tế (1996); Nghị định thư hợp tác hai Bộ Ngoại giao (2002); Thỏa thuận hợp tác về Thuỷ sản (2004); Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ; Nghị định thư về hợp tác trong lĩnh vực Dầu lửa và Khí đốt (4/2008), Hiệp định khung về hợp tác Kinh tế, Khoa học kỹ thuật và Văn hóa (2008),

   4. Thông tin về các Cơ quan Đại diện:

   

Đại sứ quán Việt Nam tại Angola          Via AL4, Lotes No.4-5, Talatona, Luanda Sul, Luanda

CP 1774

Tel:  (244) 222 010697

Fax: (244) 222 010696                     Email :dsqvnangola@netangola.com

            lanhsuangola@yahoo.com.vn
 Đại sứ quán Angola tại Bắc Kinh                1- 8-1, Ta Yuan Diplomatic Building                                Beijing 100600 - China                                   Tel.: (8610) 65326968/ 65326839    

Fax: (8610) 65326992/ 65326969   

Email: gabemb@angolaembassyinchina.com.cn
 

 
Quay lại Đầu trang In trang Gửi mail

Bản quyền của Vụ Thông Tin Báo Chí - Bộ Ngoại Giao
© Copyright by Press and Information Department - Vietnam Ministry of Foreign Affairs
Email: Banbientap@mofa.gov.vn 
Hiển thị tốt nhất với Internet Explorer. Best viewed with Internet Explorer