Trang chủ     Đăng ký nhận tin    Ý kiến bạn đọc   Liên kết website English 
Chủ nhật, ngày 22 tháng 12 năm 2024 Tìm kiếm
 Tìm kiếm nâng cao

TÀI LIỆU CƠ BẢN CỘNG HOÀ U-GAN-ĐA VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM


TÀI LIỆU CƠ BẢN
CỘNG HOÀ U-GAN-ĐA
VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM
-----------------------


I. Khái quát:
   - Tên nước: Cộng hòa U-gan-đa (Uganda)
   - Thủ đô: Cam-pa-la (Kampala)
   - Vị trí địa lý: nằm ở Đông Phi, Bắc giáp Xu-đăng (Sudan), Tây giáp Cộng hòa dân chủ Công-gô (Congo), Đông giáp Kê-ni-a (Kenya), Nam giáp Tan-da-ni-a (Tanzania), Ru-an-đa (Rwanda).
   - Khí hậu: nhiệt đới, chia làm hai mùa khô và mùa mưa
   - Diện tích: 236.040 km2
   - Dân số: 33,8 triệu (2010)
   - Tôn giáo: Thiên chúa giáo (41,9%), Tin lành (42%), Hồi giáo (12,1%) và các tôn giáo cổ truyền khác
   - Ngôn ngữ: Tiếng Anh (chính thức), tiếng Luganda và Swahili
   - Đơn vị tiền tệ: đồng Shilling
   - Quốc khánh: 09/10/1962 (Ngày độc lập)
   - Tổng thống: Giô-uê-ri Ka-gu-ta Mu-xê-vê-ni (Yoweri Kaguta Museveni) (từ 1986)
   - Thủ tướng: A-pô-lô En-xi-bam-bi (Apolo Nsibambi) (từ 1999)
   - Bộ trưởng Ngoại giao: Sam Cu-tê-sa (Sam Kutesa) (từ 2005)

II. Lịch sử:`
   - Trước đây, U-gan-đa là thuộc địa của Anh. Tháng 10/62, Anh trao trả độc lập cho U-gan-đa và Milton Obote lên làm Tổng thống.
   - Tháng 1/1971, Tổng chỉ huy quân đội Idi Amin làm đảo chính quân sự lật đổ Obote, lập chính phủ mới do ông làm Tổng thống.
   - Mặc dù có đưa ra một số chính sách đối nội, đối ngoại tích cực trong giai đoạn cuối, nhưng nhìn chung chính phủ Amin đã duy trì một thể chế độc tài, không hợp lòng dân. Tháng 3/1979, Mặt trận giải phóng dân tộc ra đời, lật đổ chế độ Amin. Cuối năm 1980, Đảng Đại hội Nhân dân U-gan-đa thắng cử và Obote - lãnh tụ của Đảng lên làm Tổng thống. Do chính phủ Obote thi hành chính sách độc tài, phong trào du kích NRA (Quân đội kháng chiến quốc gia) của Museveni đã tẩy chay và quyết định thành lập chính phủ lâm thời ở Bắc Kampala.
   - Ngày 25/1/1986, NRA kiểm soát toàn bộ Kampala và Museveni được cử làm Tổng thống kiêm Bộ trưởng quốc phòng.
   - Trong những năm 1990, chính phủ do NRA kiểm soát xây dựng Hiến pháp mới (8/10/1995) và thiết lập chế độ Tổng thống phi đảng phái, chế độ chính trị đa đảng.

III. Chính trị:
   1. Đối nội:
Tình hình đối nội U-gan-đa nhìn chung tương đối ổn định. Những thay đổi đáng lưu ý trong những năm gần đây có việc Nghị viện U-gan-đa thông qua việc bổ sung Hiến pháp vào năm 2005, theo đó từ bỏ những giới hạn nhiệm kỳ của Tổng thống và tiến hành bầu cử đa đảng. Năm 2006, U-gan-đa bầu cử Tổng thống, đương kim Tổng thống Museveni tái đắc cử lần 3 với 59,28% số phiếu bầu.
   2. Đối ngoại:
U-gan-đa tuyên bố đi theo đường lối trung lập, không liên kết, ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc. U-gan-đa duy trì quan hệ theo hướng ôn hòa với tất cả các nước và là đồng minh quan trọng của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, được ưu tiên nhận viện trợ và hưởng một số đạo luật có lợi từ Mỹ. U-gan-đa tham gia tích cực vào việc giải quyết các cuộc xung đột khu vực, nhất là các cuộc xung đột sắc tộc ở khu vực. U-gan-đa là ủy viên không thường trực HĐBA LHQ khoá 2010 - 2011.

IV. Kinh tế:
   - U-gan-đa có nguồn tài nguyên phong phú gồm đất canh tác, mỏ đồng, coban. Tháng 4/2010, một trữ lượng dầu hỏa lên tới 700 triệu thùng đã được phát hiện ở đông Uganda, và các nhà khai thác nhận định nước này có thể có thêm một trữ lượng dầu hỏa ước lượng trên 1,5 nghìn tỷ thùng.
   - Nông nghiệp vẫn là lĩnh vực quan trọng của đất nước thu hút trên 80% lực lượng lao động. Sản phẩm chính trong nông nghiệp là cà phê, chè, ngô, chuối, đường. Ngoài ra, U-gan-đa còn có thế mạnh về chăn nuôi gia súc, và đánh bắt cá.
   - Công nghiệp khá phát triển, trong đó công nghiệp chế biến là chính, tiếp đó là dệt may, sản xuất xi-măng, sắt, thép, phụ tùng xe vận tải, phân bón, sản xuất hàng mỹ nghệ...
   - U-gan-đa nhập khẩu dầu, máy móc, dược phẩm, phương tiện vận tải,...chủ yếu từ Kenya, Nam Phi, Ấn Độ, Trung Quốc, Anh, Mỹ, Nhật Bản. Hàng xuất khẩu chính là cà phê, cá và các sản phẩm chế biến từ cá, chè, hoa, khoáng sản như vàng, đồng, tungsten, đá vôi, lưu huỳnh, kền... sang Kenya, Hà Lan, Bỉ, Pháp, Đức, Mỹ.
   - Dưới thời Museveni, với những tiến bộ về kinh tế, năm 2005, U-gan-đa đã được xếp trong danh sách 18 nước châu Phi được G8 xóa nợ.
- GDP chính thức: 17,12 tỷ USD (2010)
- GDP bình quân: 500 USD (2010)
- Tăng trưởng GDP: 5,8% (2010)

V. Quan hệ Việt Nam - U-gan-đa:
   1. Quan hệ chính trị, kinh tế:
- Việt Nam và U-gan-đa thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 9/02/1973.
- Tháng 7/2010, Thứ trưởng Đoàn Xuân Hưng, đặc phái viên của Thủ tướng đã đi tham dự Hội nghị thượng đỉnh châu Phi tại U-gan-đa.
- Quan hệ song phương về thương mại, kinh tế còn rất hạn chế. Năm 2009, buôn bán hai chiều hai bên đạt khoảng 7,5 triệu USD, trong đó ta xuất khẩu 4,8 triệu USD. Ta nhập khẩu từ U-gan-đa các sản phẩm gỗ, thép; xuất sang Uganda các mặt hàng chính như sản phẩm dệt may, tân dược, sản phẩm tiêu dùng.

2. Cơ quan đại diện:
Đại sứ quán Việt Nam tại Tanzania
Plot 478 - Kawe Low Density
9724, Dares Salaam - Tanzania
Tel: 255-22-2781330
Fax: 255-22-2781336
Email: vnemb.taz2009@yahoo.com.vn
            vnemb.tz@mofa.gov.vn    Đại sứ quán Uganda tại Bắc Kinh                5, Sanlitun Dongjie Chaoyang District, 100600 Beijing
Điện thoại:    +8610 6532 1708
                     +8610 6532 1324
                     +8610 6532 2370
Fax:+8610 6532 2242
Email: info@ugandaembassycn.org



 
Quay lại Đầu trang In trang Gửi mail

Bản quyền của Vụ Thông Tin Báo Chí - Bộ Ngoại Giao
© Copyright by Press and Information Department - Vietnam Ministry of Foreign Affairs
Email: Banbientap@mofa.gov.vn 
Hiển thị tốt nhất với Internet Explorer. Best viewed with Internet Explorer