BỘ NGOẠI GIAO
Vụ Trung Đông - Châu Phi
---------
TÀI LIÊU CƠ BẢN
CỘNG HOÀ DÂN CHỦ CÔNG-GÔ (CÔNG-GÔ K)
VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM
------------------------------
I. Khái quát:
- Tên nước: CHDC Công-gô (Respublique Democratique du Congo)
- Thủ đô: Kin-sa-xa (Kinshasa)
- Vị trí địa lý: CHDC Công-gô (hay còn gọi là Công-gô Kin-sa-xa) nằm ở miền Trung châu Phi. Phía đông giáp Ru-an-đa, U-gan-đa, Bu-run-đi, phía tây giáp CH Công-gô, Ăng-gô-la, phía nam giáp Dăm-bi-a, bắc giáp Trung Phi, Su-đăng.
- Diện tích: 2.344.858 km2
- Dân số: 85,2 triệu người (2018)
- Tôn giáo: Thiên chúa giáo
- Ngôn ngữ: tiếng Pháp
- Đơn vị tiền tệ: Francs Congo
- Quốc khánh: 30/6/1960 (tuyên bố độc lập)
- Tổng thống: Felix Tshisekedi (từ 1/2019)
- Bộ trưởng Ngoại giao và HTQT: Leonard Okitundu (từ 12/2016)
II. Lịch sử:
- Công-gô Kin-sa-xa là thuộc địa của Bỉ từ năm 1885, được trao trả độc lập ngày 30/6/1960 do Kassavubu làm Tổng thống, Patrice Lumumba làm Thủ tướng.
- Ngày 24/11/1965, Mobutu đảo chính lên cầm quyền đến năm 1997. Tháng 5/1997, ông Laurent Desire Kabila, được Ru-an-đa và U-gan-đa ủng hộ, lật đổ Mobutu và lên làm Tổng thống.
- Tháng 8/1998 lực lượng nổi dậy người Banyamulenge (gốc Tutsi) được Ru-an-đa và U-gan-đa ủng hộ đã chiếm toàn bộ miền Đông, đe doạ lật đổ Tổng thống Laurent Desire Kabila được Ăng-gô-la Dim-ba-buê và Na-mi-bi-a ủng hộ. Ngày 10/7/1999, 6 nước dính líu tới cuộc xung đột ở Công-gô Kin-sa-xa đã ký Hiệp định ngừng bắn dưới sự bảo hộ của Liên minh châu Phi và LHQ.
- Ngày 16/1/2001, ông Laurent Desire Kabila bị sát hại và con trai là Joseph Kabila được đưa lên làm Tổng thống.
- Tình hình Công-gô Kin-sa-xa tiếp tục không ổn định. Với sự dàn xếp của Liên minh châu Âu và LHQ, ngày 17/12/2002 các bên tham chiến ở Công-gô Kin-sa-xa đạt được Hiệp định hoà bình, cam kết ngừng bắn, tiến tới tổ chức bầu cử và ngày 7/4/2003 chính quyền quá độ được thành lập, ông Joseph Kabila làm Tổng thống.
III. Chính trị:
1. Đối nội:
- Ngày 30/7/2006, Công-gô Kin-sa-xa bầu cử Tổng thống và Quốc hội theo chế độ đa đảng. Đây là cuộc tổng tuyển cử đa đảng đầu tiên trong hơn 40 năm qua tại Công-gô Kin-sa-xa, dưới sự giám sát của 1.500 quan sát viên nước ngoài; hơn 17.000 binh lính thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ và 1.000 binh sĩ thuộc Liên minh châu Âu bảo đảm an ninh cho cuộc bầu cử. Sau vòng 2, ông Joseph Kabia đã giành thắng lợi với 58,05% số phiếu.
- Chính quyền của Tổng thống J. Kabila có nhiều nỗ lực nhằm ổn định tình hình, khắc phục hậu quả nặng nề do nội chiến để lại và thực hiện hoà giải, hoà hợp dân tộc; song vẫn còn các cuộc đụng độ phe phái - sắc tộc, nhất là ở khu vực phía Đông có sự dính líu của Ru-an-đa và U-gan-đa.
- Tháng 01/2008, tại Goma, thủ phủ tỉnh Bắc Ki-vu (North Kivu), Chính phủ Công-gô Kin-sa-xa và lực lượng nổi dậy thuộc Phong trào Mai Mai và tướng đào ngũ Laurent Nkunda đã ký Hiệp định nhằm chấm dứt nội chiến kéo dài ở miền Đông.
- Trước tình hình an ninh đang tồi tệ đi ở phái Đông, vào tháng 9 năm 2013 Tổng thống Kabila triệu tập tham vấn quốc gia gồm các phe chính trị khác nhau, sau đó, chính phủ do ông Augustin Matata Ponyo năm quyền từ tháng 4/2012 đã xin giải tán, chính phủ mới “đoàn kết dân tộc” được thành lập ngày 7/12/2014, và tái thiết lập tháng 1/2015. Một vòng bầu cử mới sẽ diễn ra tại Cộng hòa Dân chủ Congo theo quy định Hiến pháp, bầu cử Tổng thống mới sẽ bắt đầu vào cuối năm 2016.
2. Đối ngoại:
- Dưới sự bảo trợ của LHQ, Hội nghị quốc tế về Vùng Hồ lớn lần hai (tại Nairobi-Kenya, tháng 12/2006) đã thông qua Hiệp ước về An ninh, Ổn định và Phát triển tại Vùng Hồ lớn. Hiệp định này có ý nghĩa rất quan trọng trong tiến trình bình thường hoá quan hệ giữa Công-gô Kin-sa-xa và các nước láng giềng.
- Công-gô Kin-sa-xa là thành viên LHQ, phong trào KLK, Liên minh châu Phi (AU), Cộng đồng pháp triển các nước Nam châu Phi (SADC), Thị trường chung Đông Nam Phi (COMESA), WTO, khối Pháp ngữ,....
IV. Kinh tế:
- Công-gô Kin-sa-xa giàu khoáng sản chiến lược như kim cương, đồng, Cobalt, uranium, vàng, bạc, sắt, thiếc, kẽm, dầu lửa,...và có tiềm năng thuỷ điện rất lớn.
- Hàng năm Công-gô Kin-sa-xa sản xuất khoảng 49.000 tấn đồng; 1.680 tấn thiếc, 2.980 tấn cobalt, 390kg vàng, 22 triệu carats kim cương, 10.200 triệu thùng dầu.
- 70% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, tập trung phát triển sản xuất cà phê, đường, dầu cọ, chè, chuối, gỗ....
- Công-gô Kin-sa-xa xuất khẩu kim cương, vàng, copper, cobalt, dầu thô, gỗ...
- Từ năm 2002, nền kinh tế Cộng hòa Dân chủ Congo trả qua giai đoạn chuyển đổi với sự khởi động lại nền kinh tế. Các điều kiện an ninh được cải thiện đã tạo thuân lợi cho nền thương mại trong nước dần phục hồi. Ngoài ra, nhờ có nguồn viện trợ lớn do các nhà tài trợ cam kết với Congo trong khuôn khổ các chương trình hành động ưu tiên tại Pháp năm 2007. Trong năm 2009, các chỉ số vĩ mô xấu đi do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính quốc tế lên giá nguyên vật liệu thô và ngành công nghiệp khai thác (một trong những động lực tăng trưởng chính của CHDC Congo. Tình hình kinh tế đượ cải thiện từ năm 2010 với việc tăng giá cả và lạm phát thấp (dưới 1% trong giai đoạn 2013 -2014). Nền kinh tế CHDC Congo được dự báo tiếp tục tăng trưởng tốt từ nay cho tới năm 2020 (7.5% theo dự đoán của IMF).
Một số thông tin kinh tế cơ bản (2018):
- GDP thực tế (ngang giá sức mua): 68.5 tỉ USD
- GDP đầu người (tính theo sức mua): 800 USD
- Tăng trưởng GDP: 3,4%
V. Quan hệ với Việt Nam:
1. Quan hệ chính trị, kinh tế:
- Việt Nam và Công-gô Kin-sa-xa thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 13/4/1961.
- Việt Nam hoan nghênh và ủng hộ những nỗ lực của LHQ, Liên minh châu Phi và các tổ chức khu vực ở châu Phi trong việc giúp đỡ Công-gô Kin-sa-xa vãn hồi và củng cố hoà bình, ổn định đất nước để góp phần vào hoà bình và ổn định ở khu vực.
- Trao đổi thương mại: kim ngạch thương mại Việt Nam – Công-gô Kin-sa-xa đạt 60,2 triệu USD (2018).
2. Trao đổi đoàn: Từ ngày 27 đến ngày 31/8/2012, đoàn coogn tác do Bộ trưởng Nặng lượng CHDC Congo – ông Crispin Atama Tabe đã có chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam. Đoàn công tác CHDC Congo mong muốn học hỏi kinh nghiệp từ thành tựu phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam, đặc biệt là kinh nghiệm tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí và triển vọng hợp tác trong tương lai. Ngày 29/8, đoàn tiếp tục làm việc với Công ty SOCO Việt Nam và Công ty Liên doanh Điều hành chung Hoàng Long và Hoàn Vũ về kinh nghiệm triển khai dự án tại các mỏ Cá Ngừ Vàng, Tê Giác Trắng.
3. Thông tin về cơ quan đại diện:
Đại sứ quán Việt Nam tại Angola kiêm nhiệm CHDC Công-gô Via AL4, Lotes No.4-5, Talatona, Luanda Sul, Luanda
CP 1774
Tel: (244) 222 010697
Dđ: (244) 923334446 /923337574.
Fax: (244) 222 010696 Email :dsqvnangola@netangola.com
lanhsuangola@yahoo.com.vn |
Đại sứ quán CHDC Công-gô tại Bắc Kinh kiêm nhiệm Việt Nam
San Li Tun, Bei Xiao Jie, Beijing 100600
Tel.: (8610) 65321621/65323224
Fax: (8610) 65321360.
Email: ambardcbeijing@yahoo.com |
Tháng 4/2019