Tài liệu cơ bản về Cộng hòa Hồi giáo I-ran và Quan hệ với Việt Nam
BỘ NGOẠI GIAO
VỤ TÂY Á-CHÂU PHI
--------
TÀI LIỆU CƠ BẢN VỀ CỘNG HÒA HỒI GIÁO I-RAN
VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM
I/ KHÁI QUÁT:
1.Tên nước: Cộng hoà Hồi giáo I-ran.
Quốc kỳ:
2. Thủ đô: Tê-hê-ran.
3. Vị trí địa lý: nằm ở Tây Nam châu Á, có chung biên giới với Pa-ki-xtan, Áp-ga-ni-xtan, Tuốc-mê-ni-xtan, A-déc-bai-dan, Ác-mê-ni-a, Thổ Nhĩ Kỳ và I-rắc; phía Nam giáp Vịnh Ba-tư.
4. Diện tích: 1,648 triệu km2
5. Khí hậu: Phía Bắc trung bình 10oC, miền Trung 20o C và miền Nam 30o C. Mùa đông lạnh, ẩm; mùa hè nóng khô.
6. Tài nguyên thiên nhiên: Trữ lượng dầu khoảng 138 tỉ thùng, ngoài ra còn có thiếc, than đá, sắt, đồng, uranium.
7: Thu nhập bình quân đầu người: 6.800 USD (2012).
8. Đơn vị tiền tệ: Rial (Tỷ giá chính thức: 1 USD = 10.308 Rial).
9. Dân số: 79.853.900 (ước tính đến tháng 7/2013)
10. Dân tộc: Người Ba-tư (51%), người Ả-rập 3%, người A-déc-bai-dan 24%, người Cuốc 9% và một số dân tộc thiểu số khác.
11. Tôn giáo: Hồi giáo (chiếm 98% dân số, trong đó 95% thuộc dòng Shiite) ngoài ra còn Thiên chúa giáo, Bái vật giáo...
12. Ngôn ngữ: Tiếng Ba tư là ngôn ngữ chính thức. Ngoài ra còn tiếng Thổ, Cuốc, Ả-rập.
13. Ngày quốc khánh: 11/2 (1979).
14. Thể chế Nhà nước: Cộng hòa Hồi giáo
II/ QUAN HỆ NGOẠI GIAO, KINH TẾ VỚI VIỆT NAM:
1. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 4/8/1973
2. Quan hệ chính trị: Năm 1991, I-ran mở Đại sứ quán tại Hà Nội. Năm 1997, ta mở Đại sứ quán tại Tehran.
3 Quan hệ kinh tế - thương mại:
Kim ngạch thương mại song phương 2011 đạt 165 triệu USD, trong đó ta xuất hơn 70 triệu USD; năm 2012 đạt 123,4 triệu USD trong đó ta xuất 96 triệu USD.
4. Trao đổi đoàn cấp cao:
Đoàn ta thăm bạn: Chủ tịch nước Lê Đức Anh (5/1994), Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (7/1999), Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (6/2000), Chủ tịch nước Trần Đức Lương (10/2002), Thứ trưởng Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng (4/2009), Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát (1/2012), Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phương Nga (5/2013)…
Đoàn bạn thăm ta: Tổng thống A. Ráp-xan-da-ni (10/1995), Chủ tịch Quốc hội Ác-ba Na-tếch (12/1998), Bộ trưởng Thương mại Mê-đi Gha-dan-pha-ri (12/2009), Trợ lý Phó Tổng thống thứ nhất A-li Mô-ha-mát-đi (7/2011), Tổng thống Mác-mút Ác-mát-đi-nê-dát (11/2012), Thị trưởng Tê-hê-ran Mô-ha-mét Ba-gơ Ca-li-báp (11/2012)...
5. Hiệp định/ Thỏa thuận giữa hai nước:
Thoả thuận chung về hợp tác kinh tế, văn hoá và khoa học kỹ thuật (1993), Hiệp định về thương mại, lãnh sự và lập UBHH (1994), Hiệp định hợp tác văn hoá (1995), Thoả thuận tham khảo và hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (6/2000), Hiệp định vận tải hàng không (2001), Hiệp định Vận tải biển thương mại (2002); Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư; Biên bản Ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực thủy sản giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp I-ran; Biên bản Ghi nhớ về hợp tác giữa Phòng TMCN Việt Nam và Phòng TMCN và Khoáng sản I-ran; Biên bản đàm phán thống nhất nội dung dự thảo Hiệp định cấp Chính phủ về hợp tác và tương trợ hành chính trong lĩnh vực hải quan giữa Việt Nam và I-ran (12/2009).
6. Địa chỉ Đại sứ quán của 2 nước:
Đại sứ quán Việt Nam tại I-ran:
Địa chỉ: No.6 East Ordibehesht, Mardani, Akbari str., Peysian str., M.Ardebili, Vali-e-Asr Ave, Tehran - Iran.
Điện thoại: +98-2122411670/+98-9121596135; Fax: +98-21-22416045
Đại sứ quán I-ran tại Việt Nam:
Địa chỉ: 54 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: 38232068; + Fax: 38232120
(Tháng 7/2013)
Quay lại Đầu trang In trang Gửi mail |
Các tin liên quan: |
|