Tài liệu cơ bản Iran tháng 8 năm 2020
KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên quốc gia: Cộng hoà Hồi giáo I-ran (Islamic Republic of Iran)
2. Thủ đô: Tê-hê-ran (Tehran)
3. Quốc kỳ:
4. Quốc khánh: Ngày 11 tháng 02 năm 1979.
5. Diện tích: 1,648 triệu km2
6. Dân số: 83 triệu (2018)
7. Vị trí địa lý: Nằm ở Tây Nam châu Á. Phía Đông giáp Pa-ki-xtan, Áp-ga-ni-xtan; phía Tây giáp Thổ Nhĩ Kỳ và I-rắc; phía Bắc giáp Tuốc-mê-ni-xtan, A-déc-bai-dan, Ác-mê-ni-a và biển Cát-xpia; phía Nam giáp Vịnh Ba-tư. Phía Bắc trung bình 10oC, miền Trung 20o C và miền Nam 30o C. Mùa đông lạnh, ẩm; mùa hè nóng khô.
8. Đơn vị tiền tệ: Rial (giá chính thức: 1 USD = 13.650 Rial – 8/2020).
9. Thu nhập đầu người: 5.704 USD (2019-OPEC)
10. Dân tộc: Người Ba-tư (Persian) 61%, người A-déc-bai-dan (Azerbaijan) 16%, người Cuốc (Kurd) 10% và một số dân tộc thiểu số khác.
11. Tôn giáo: Hồi giáo (chiếm 99,4% dân số, trong đó 90%-95% thuộc dòng Xi-ít), ngoài ra còn Thiên chúa giáo, Hỏa giáo…
12. Ngôn ngữ: Tiếng Ba Tư là ngôn ngữ chính thức, ngoài ra còn tiếng Thổ, Cuốc, Ả-rập.
TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Chính trị
- Thể chế Nhà nước: Cộng hòa Hồi giáo
- Lãnh tụ tối cao: Giáo chủ A-li Kha-mê-nây (Ali Khamenei) (từ 6/1989).
- Tổng thống: Hát-xan Rô-ha-ni (Hassan Rouhani) (từ 8/2013, tái đắc cử nhiệm kỳ 2 từ 5/2017).
- Phó Tổng thống thứ nhất (tương đương Thủ tướng): Ét-sát Gia-han-gi-ri (Eshaq Jahangiri) (từ 8/2013, tái đắc cử nhiệm kỳ 2 từ tháng 8/2017).
- Chủ tịch Quốc hội: Mô-ham-mát Ba-cơ Ca-li-báp (Mohammad Baqer Qalibaf) (từ 5/2020).
- Ngoại trưởng: Mô-ham-mét Gia-vát Da-ríp (Mohammad Javad Zarif) (từ 8/2013, tái đắc cử nhiệm kỳ 2 từ tháng 8/2017).
- Đối ngoại: I-ran là thành viên của Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC), Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), quan sát viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)… Tại kỳ họp lần thứ 49 các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ngày 24/7/2016, Việt Nam và các nước ASEAN khác ủng hộ I-ran tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ASEAN (TAC).
2. Kinh tế - xã hội
- Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp 9,8%, công nghiệp 35,9%, dịch vụ 54,3%.
- Trữ lượng dầu khoảng 208,6 tỷ thùng (đứng thứ 3 thế giới), trữ lượng khí đốt khoảng 33,988 tỷ m3 (đứng thứ 2 thế giới) và một số loại khoáng sản như: thiếc, than đá, sắt, đồng, uranium. Nông sản có lúa mì, gạo, bông, củ cải đường... Trồng trọt và chăn nuôi khá phát triển.
- GDP: 463,08 tỷ USD (2020-IMF)
- Tăng trưởng kinh tế: -9,5% (2020-IMF)
QUAN HỆ VIỆT NAM – I-RAN
1. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: Ngày 04 tháng 8 năm 1973
2. Khuôn khổ quan hệ: Quan hệ ngoại giao.
3. Những mốc lớn trong quá trình phát triển quan hệ:
- Năm 1991, I-ran mở Đại sứ quán tại Hà Nội.
- Năm 1997, Việt Nam mở Đại sứ quán tại Tehran.
- Tháng 9/2009, hai nước thành lập Hội hữu nghị Việt Nam - I-ran.
- Đoàn Việt Nam thăm I-ran: Chủ tịch nước Lê Đức Anh (5/1994), Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (7/1999), Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (6/2000), Chủ tịch nước Trần Đức Lương (10/2002), Thứ trưởng Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng (4/2009), Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát (01/2012), Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phương Nga (4/2013), Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (10/2014), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (3/2016), Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường (7/2017), Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung (8/2017), Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ (8/2017)…
- Đoàn I-ran thăm Việt Nam: Tổng thống A. Ráp-xan-da-ni (10/1995), Chủ tịch Quốc hội Ác-ba Na-tếch (12/1998), Bộ trưởng Thương mại Mê-đi Gha-dan-pha-ri (12/2009), Trợ lý Phó Tổng thống thứ nhất A-li Mô-ha-mát-đi (7/2011), Thị trưởng Tehran Mô-ha-mét Ba-cơ Ca-li-báp (11/2012), Tổng thống Mác-mút Ác-mát-đi-nê-dát (11/2012), Thứ trưởng Ngoại giao I-ran I-bra-him Ra-him-pua (3/2015), Thứ trưởng Công nghiệp, Mỏ và Thương mại I-ran (7/2016), Tổng thống Hát-xan Rô-ha-ni (10/2016), Chủ tịch Phòng Thương mại, Công nghiệp, Mỏ và Nông nghiệp I-ran Gô-lam-hô-sê-in Sa-phây-i (4/2017), Chủ nhiệm Ủy ban Chính sách đối ngoại và An ninh quốc gia A-la-ét-đin Bô-ru-giơ-đi (10/2017), Chủ tịch Quốc hội I-ran A-li A-đe-si La-ri-gia-ni (04/2018), Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao I-ran Mô-te-da Sa-ma-đi (03/2019)...
4. Quan hệ trên các lĩnh vực cụ thể:
- Về chính trị: hai nước đã tổ chức 6 phiên Tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng. Phiên tham vấn gần đây nhất được tổ chức tại Hà Nội (2015).
- Về kinh tế:
+ Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước năm 2019 đạt khoảng 93 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 74,4 triệu USD. Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là cà phê, hạt tiêu, hạt điều, cao su, hải sản, máy móc thiết bị...; mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam là các sản phẩm nông nghiệp...
+ Tháng 8/2017, hai nước đã tiến hành kỳ họp lần thứ 9 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam – I-ran tại Tê-hê-ran.
- Các lĩnh vực khác: Hai nước thường xuyên ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương. Vừa qua, I-ran đã ủng hộ Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.
(Hà Nội, tháng 8/2020)
Back Top page Print Email |