Tài liệu cơ bản Palestine tháng 3 năm 2020

TÀI LIỆU CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC PA-LE-XTIN

VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM

         

 

 

I. KHÁI QUÁT CHUNG

1. Tên nước: Nhà nước Pa-le-xtin (State of Palestine)   

2. Thủ đô: Pa-le-xtin coi Đông Giê-ru-xa-lem (East Jerusalem) là thủ đô của Nhà nước Pa-le-xtin trong tương lai.

3. Diện tích: Theo Nghị quyết 181 của Liên hợp quốc (1947), lãnh thổ quốc gia Pa-le-xtin là 11.100 km2 (chiếm 42,88% toàn bộ lãnh thổ Pa-le-xtin).

4. Khí hậu: ôn đới.

5. Đơn vị tiền tệ: hiện Pa-le-xtin chưa có đồng tiền riêng, các giao dịch đều sử dụng đồng Shekel của I-xra-en.

6. Dân số: Khoảng 6,48 triệu người (2018).

7. Tôn giáo: Đa số theo đạo Hồi, một số theo đạo Thiên chúa.

8. Ngôn ngữ: tiếng Ả-rập là ngôn ngữ chính thức, tiếng Hebrew và tiếng Anh được sử dụng rộng rãi.

9. Ngày quốc khánh (Ngày phát động đấu tranh vũ trang): 01/01/1965.

10. Kinh tế:

- GDP (2019): 15 tỷ USD

- Thu nhập bình quân đầu người (2019): 3.061 USD

- Giá trị xuất khẩu (2019) đạt 1,1 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính: xi măng, sắt thép, thực phẩm, nội thất, nhựa…

- Giá trị nhập khẩu (2019) đạt 5,8 tỷ USD. Các mặt hàng nhập khẩu chính: dầu lửa, thực phẩm, hoa quả, máy móc, kim loại…

11. Thể chế chính trị

- Tổng thống Nhà nước Pa-le-xtin: Mahmoud Abbas (2005).

- Thủ tướng: Tiến sỹ Mohammad Shtayeh (3/2019)

- Bộ trưởng Ngoại giao và Kiều dân: Tiến sỹ Riyad Malki (tái đắc cử tháng 4/2019).

12. Đối ngoại

Ngày 29/11/2012, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bỏ phiếu thông qua Nghị quyết trao quy chế Nhà nước quan sát viên phi thành viên cho Palestine. Ngoài ra, Palestine còn là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế lớn như UNESCO, Interpol, Tổ chức Hội nghị Hồi giáo, Ngân hàng phát triển Hồi giáo, Liên đoàn Ả-rập, Phong trào Không liên kết…

II. QUAN HỆ VIỆT NAM - PA-LE-XTIN

1. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 19/11/1988.

2. Quan hệ chính trị

Năm 1976, Tổ chức Giải phóng Pa-le-xtin (PLO) đặt cơ quan thường trú tại Hà Nội. Ngày 19/11/1988, Việt Nam công nhận Nhà nước Pa-le-xtin và Pa-le-xtin chuyển Văn phòng Đại diện PLO tại Hà Nội thành Đại sứ quán Nhà nước Pa-le-xtin.

2.1. Trao đổi đoàn

Đoàn Việt Nam thăm Pa-le-xtin: Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên, đặc phái viên của Chủ tịch HĐNN (1992), Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh (1994), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Dũng thăm Ramala - Bờ Tây (4/2008), Phó Trưởng ban Đối ngoại TW Đảng Nguyễn Tuấn Phong (6/2014), Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân (11/2015)

Đoàn Pa-le-xtin thăm Việt Nam: Chủ tịch Arafat đã thăm Việt Nam 10 lần (lần cuối cùng vào 24/8/2001), Cục trưởng Cục Kinh tế PLO (1990), Cục trưởng Cục Chính trị PLO (1994), Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và hợp tác quốc tế (tháng 5/2000), Tổng thống Mahmoud Abbas thăm Việt Nam (tháng 5/2010), Bộ trưởng Kinh tế quốc gia Pa-le-xtin (18-22/9/2010); Bộ trưởng Bộ Nội vụ và An ninh quốc gia (12/2011); Thứ trưởng Bộ Kinh tế Quốc gia Ha-dem Sun-na thăm và dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế với các Đối tác Trung Đông - Bắc Phi (11/2013); Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách châu Á-Phi-Úc Mazen Shamiyah thăm và đồng chủ trì tham vấn chính trị lần 1 (10/2016)

2.2. Các cơ chế hợp tác song phương

- Hai bên đã tổ chức tham vấn chính trị lần đầu tiên vào năm 2016 tại Hà Nội.

3. Hợp tác giáo dục – đào tạo: Theo thỏa thuận giữa Bộ Giáo dục hai nước (2010), Việt Nam đã cấp học bổng cho sinh viên hệ Đại học, Thạc sỹ cho phía Pa-le-xtin.

4. Các Hiệp định đã ký

Hiệp định hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa và KHKT (1990); Hiệp định Thương mại (1994); Hiệp định khung về hợp tác Kinh tế, Văn hoá, Giáo dục, Khoa học – kỹ thuật, Thể thao và Du lịch (5/2010); Thoả thuận hợp tác giữa Bộ Giáo dục hai nước (5/2010); Thoả thuận hợp tác giữa Thông tấn xã Việt Nam và Cơ quan Báo chí và Truyền thông Pa-le-xtin (5/2010); Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (11/2013).

5. Hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế

Ngày 29/11/2012, Việt Nam đã bỏ phiếu thuận Nghị quyết trao quy chế Nhà nước quan sát viên phi thành viên cho Palestine tại Đại hội đồng Liên hợp quốc; ủng hộ Palestine gia nhập các tổ chức quốc tế (UNESCO, INTERPOL…).

6. Địa chỉ Đại sứ quán của hai nước

Đại sứ quán Pa-le-xtin tại Hà Nội:

Địa chỉ: E4b- Trung Tu Diplomatic Compound số 6 Đặng Văn Ngữ, Hà Nội.

Điện thoại: (+84)-24-38524013, fax: (+84)-24-39349696.

Email: pa-le-xtin@hn.vnn.vn

 

Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Pa-le-xtin:

Địa chỉ: 47 Ahmed Heshmat Street, Zamalek, Cairo, Egypt.

Điện thoại: (+20)227364327, fax: (+20)227366091

Email: vnemb.eg@mofa.gov.vn

                                                                                         
                                                                             (Hà Nội, tháng 3/2020)

Bản quyền của Vụ Thông Tin Báo Chí - Bộ Ngoại Giao
© Copyright by Press and Information Department - Vietnam Ministry of Foreign Affairs
Email: Banbientap@mofa.gov.vn