Trang chủ     Đăng ký nhận tin    Ý kiến bạn đọc   Liên kết website English 
Sunday, ngày 22 tháng 12 năm 2024 Tìm kiếm
 Tìm kiếm nâng cao

Tài liệu cơ bản tháng 8 năm 2020


TÀI LIỆU CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC PA-LE-XTIN

VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM

         

KHÁI QUÁT CHUNG

1. Tên nước: Nhà nước Pa-le-xtin (State of Palestine).

2. Thủ đô: Pa-le-xtin coi Đông Giê-ru-xa-lem (East Jerusalem) là thủ đô của Nhà nước Pa-le-xtin trong tương lai.

3. Quốc kỳ:

4. Ngày quốc khánh (Ngày phát động đấu tranh vũ trang): Ngày 01 tháng 01 năm 1965.

5. Diện tích: Theo Nghị quyết 181 của Liên hợp quốc (1947), lãnh thổ quốc gia Pa-le-xtin là 11.100 km2 (chiếm 42,88% toàn bộ lãnh thổ Pa-le-xtin).

6. Dân số: Khoảng 6,5 triệu người (2019).

7.  Đơn vị tiền tệ: hiện Pa-le-xtin chưa có đồng tiền riêng, các giao dịch đều sử dụng đồng Shekel của I-xra-en.

8. Thu nhập bình quân đầu người (2019): 3.061 USD

9. Tôn giáo: Đa số theo đạo Hồi, một số theo đạo Thiên chúa.

10. Ngôn ngữ: tiếng Ả-rập là ngôn ngữ chính thức, tiếng Hebrew và tiếng Anh được sử dụng rộng rãi.

 

TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Chính trị:

- Tổng thống Nhà nước Pa-le-xtin: Ma-mút Áp-bát (Mahmoud Abbas) (2005).

- Thủ tướng: Tiến sỹ Mô-ham-mát Sơ-tay-i (Mohammad Shtayeh) (3/2019)

- Bộ trưởng Ngoại giao và Kiều dân: Tiến sỹ Ri-át Man-ki (Riyad Malki) (tái đắc cử tháng 4/2019).

- Đối ngoại:

Ngày 29/11/2012, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bỏ phiếu thông qua Nghị quyết trao quy chế Nhà nước quan sát viên phi thành viên cho Pa-le-xtin. Ngoài ra, Pa-le-xtin còn là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế lớn như UNESCO, Interpol, Tổ chức Hội nghị Hồi giáo, Ngân hàng phát triển Hồi giáo, Liên đoàn Ả-rập, Phong trào Không liên kết…

2. Kinh tế - xã hội:

- GDP (2019): 15 tỷ USD

- Giá trị xuất khẩu (2019) đạt 1,1 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính: xi măng, sắt thép, thực phẩm, nội thất, nhựa…

- Giá trị nhập khẩu (2019) đạt 5,8 tỷ USD. Các mặt hàng nhập khẩu chính: dầu lửa, thực phẩm, hoa quả, máy móc, kim loại…

 

QUAN HỆ VIỆT NAM - PA-LE-XTIN

1. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: Ngày 19 tháng 11 năm 1988.

2. Khuôn khổ quan hệ: Quan hệ ngoại giao.

3. Những mốc lớn trong quá trình phát triển quan hệ:

- Năm 1976, Tổ chức Giải phóng Pa-le-xtin (PLO) đặt cơ quan thường trú tại Hà Nội.

- Ngày 19/11/1988, Việt Nam công nhận Nhà nước Pa-le-xtin và Pa-le-xtin chuyển Văn phòng Đại diện PLO tại Hà Nội thành Đại sứ quán Nhà nước Pa-le-xtin.

- Đoàn Việt Nam thăm Pa-le-xtin: Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên, đặc phái viên của Chủ tịch HĐNN (1992), Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh (1994), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Dũng thăm Ramala - Bờ Tây (4/2008), Phó Trưởng ban Đối ngoại TW Đảng Nguyễn Tuấn Phong (6/2014), Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân (11/2015)

- Đoàn Pa-le-xtin thăm Việt Nam: Chủ tịch Arafat đã thăm Việt Nam 10 lần (lần cuối cùng vào 24/8/2001), Cục trưởng Cục Kinh tế PLO (1990), Cục trưởng Cục Chính trị PLO (1994), Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và hợp tác quốc tế (5/2000), Tổng thống Mahmoud Abbas thăm Việt Nam (5/2010), Bộ trưởng Kinh tế quốc gia Pa-le-xtin (9/2010), Bộ trưởng Bộ Nội vụ và An ninh quốc gia (12/2011), Thứ trưởng Bộ Kinh tế Quốc gia Ha-dem Sun-na thăm và dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế với các Đối tác Trung Đông - Bắc Phi (11/2013), Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách châu Á-Phi-Úc Mazen Shamiyah thăm và đồng chủ trì tham vấn chính trị lần thứ nhất (10/2016)

4. Quan hệ trên các lĩnh vực cụ thể:

- Về chính trị: Hai bên đã tổ chức tham vấn chính trị lần đầu tiên vào năm 2016 tại Hà Nội .

- Về giáo dục, đào tạo: Theo thỏa thuận giữa Bộ Giáo dục hai nước (2010), Việt Nam đã cấp học bổng cho sinh viên hệ Đại học, Thạc sỹ cho phía Pa-le-xtin.

- Về hợp tác tại các diễn đàn đa phương: Ngày 29/11/2012, Việt Nam đã bỏ phiếu thuận Nghị quyết trao quy chế Nhà nước quan sát viên phi thành viên cho Pa-le-xtin tại Đại hội đồng Liên hợp quốc; ủng hộ Pa-le-xtin gia nhập các tổ chức quốc tế (UNESCO, INTERPOL…).

                                                                                         
                                                                             
(Hà Nội, tháng 8/2020)
 
Back Top page Print Email

Bản quyền của Vụ Thông Tin Báo Chí - Bộ Ngoại Giao
© Copyright by Press and Information Department - Vietnam Ministry of Foreign Affairs
Email: Banbientap@mofa.gov.vn 
Hiển thị tốt nhất với Internet Explorer. Best viewed with Internet Explorer