Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên trả lời phỏng vấn Đài tiếng nói Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên trả lời phỏng vấn
Đài tiếng nói Việt Nam
(ngày 18 tháng 7 năm 2001)

Câu hỏi: Xin đồng chí cho biết đôi nét về kết quả hoạt động của Việt Nam trong vai trò quan trọng là Chủ tịch Uỷ ban Thường trực ASEAN (ASC) và Chủ tịch Diễn đàn khu vực (ARF) trong nhiệm kì vừa qua?

Trả lời:

Lần đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Uỷ ban Thường trực ASEAN khoá 34 và ARF 8, khi mà ASEAN đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới, hoạt động của chúng ta trong năm qua tập trung vào : ã Tăng cường đoàn kết, hợp tác ngày càng chặt chẽ trong ASEAN, thúc đẩy thực hiện thành công Tầm nhìn 2020, Chương trình hành động Hà Nội (HPA) và Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI). ã Tăng cường liên kết ASEAN, nhất là liên kết kinh tế, thúc đẩy nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển và hỗ trợ các nước thành viên mới trên 3 lĩnh vực ưu tiên là phát triển hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực và công nghệ thông tin. Tiếp tục duy trì hoà bình, ổn định trong khu vực trên cơ sở giữ vững các nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội, thúc đẩy tiến bộ cụ thể trên Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF); soạn thảo và tiến tới thông qua Quy chế hoạt động của Hội đồng tối cao Hiệp ước TAC, Bộ Qui tắc ứng xử tại Biển Đông v .v.... Cải tiến hoạt động của ASEAN theo hướng nâng cao hiệu quả, thiết thực. - Đưa ra một số sáng kiến được các nước ASEAN chấp nhận và hoan nghênh: ã Tuyên bố Hà nội về thu hẹp khoảng cách phát triển và hỗ trợ các nước thành viên mới CMLV. ã Lập đường dây nóng ở các cấp lãnh đạo của ASEAN; hợp lí hoá thời gian và nội dung họp AMM hàng năm vv... ã Tổ chức tuần văn hoá ASEAN, Hội chợ du lịch Đông á, Hội thảo an ninh kinh tế.

Câu hỏi: Một năm qua, trong khu vực diễn ra khá nhiều biến động. Xin cho biết đánh giá của đồng chí về những nỗ lực quan trọng của các nước thành viên ASEAN để duy trì hoà bình, ổn định, tiếp tục xu huớng hợp tác, liên kết khu vực?

Trả lời:

Nguyện vọng chung của các nước ASEAN là mong muốn có một ASEAN ổn định, đoàn kết, tăng cường liên kết và mở rộng hợp tác với bên ngoài. - Trên tinh thần đó, ASEAN đã có những nỗ lực tăng cường đoàn kết, hợp tác trong Hiệp hội, thể hiện: ã Tích cực thúc đẩy việc thực hiện Chương trình hành động Hà Nội (HPA) với việc xây dựng và triển khai những dự án, chương trình hợp tác ASEAN trên nhiều lĩnh vực an ninh chính trị, hợp tác chuyên ngành và phát triển quan hệ đối ngoại. ã Thực hiện các quyết định của Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ 4 tại Xinh-ga-po 11/2000 trong đó có Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) nhấn mạnh nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển và hỗ trợ các nước thành viên mới hội nhập khu vực trong đó ưu tiên cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và công nghệ thông tin. - Đồng thời, ASEAN cũng tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các khu vực, các tổ chức quốc tế : ã Với các nước đối thoại trong đó nổi bật là quan hệ ASEAN với các nước Đông Bắc á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), thành lập nhóm nghiên cứu Đông á để nghiên cứu và đề xuất hướng mở rộng hợp tác. ã Với Tổng thư ký Liên Hợp quốc, với UNDP, Phong trào không liên kết, Tổ chức Đoàn kết Châu Phi (OAU) và Tổ chức Châu Mỹ (OAS). ã Mới đây có sáng kiến hình thành Hợp tác Đông á - Mỹ La tinh (FEALAC) tăng cương hợp tác giữa hai khu vực. ã ASEAN tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo của mình trong ARF, giữ lộ trình phù hợp với tình hình khu vực và tình hình của các nước thành viên. - Tình hình khu vực năm qua cho thấy: Hoà bình, ổn định ở khu vực tiếp tục được duy trì; Tuy tình hình một vài nước thành viên còn khó khăn, nhưng ASEAN nói chung đã vượt qua được thời kỳ khủng hoảng, đang tiếp tục được củng cố, có những bước phát triển mới và đang cải thiện hình ảnh của mình trong cộng đồng quốc tế. Được như vậy chính là vì: ã Các nước thành viên đoàn kết, gắn bó, giữ vững những nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội; Năng động và sáng tạo trong các chương trình hợp tác nhất là kinh tế, thương mại, đầu tư. ã Có sự ủng hộ, giúp đỡ và hợp tác của các nước đối thoại, bạn bè truyền thống.

Câu hỏi: Với những kết quả và nỗ lực đó và trước tình hình thực tế phức tạp hiện nay, các nước thành viên trong Hiệp hội ASEAN cần có những hành động, những nỗ lực tiếp theo nào để đạt được những mục tiêu quan trọng mà “Chương trình hành động Hà Nội ” đã đề ra tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6?

Trả lời:

Chương trình hành động Hà Nội (HPA) là một văn kiện định hướng rất quan trọng của ASEAN nhằm thực hiện “ Tầm nhìn 2020 ” bao gồm tất cả các lĩnh vực hợp tác kinh tế, chuyên ngành, chính trị-an ninh và quan hệ đối ngoại của ASEAN. - Đây là một chương trình tổng thể đòi hỏi ASEAN phải có nỗ lực rất lớn để đảm bảo hoàn tất việc thực hiện theo nội dung và tiến độ đã đề ra. Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VII tại Brunei tháng 11/2001 sẽ kiểm điểm giữa kì HPA và đề ra các biện pháp để tiếp tục thực hiện những chương trình và mục tiêu của HPA. - Thời gian tới ASEAN cần tập trung nỗ lực: ã Củng cố hơn nữa hoà bình và ổn định của khu vực, tạo môi trường thuận lợi cho mỗi nước và cả khu vực phát triển. ã Củng cố, tăng cường đoàn kết, thống nhất trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội, góp phần đưa Hiệp hội phát triển theo hướng tuân thủ các tôn chỉ, mục đích của mình. ã Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng trong một nước, giữa các nước thành viên và giữa ASEAN với bên ngoài. ã Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các nước thành viên, nhất là hợp tác kinh tế, mở rộng hợp tác với bên ngoài và các khu vực khác. ã Những nỗ lực này đã được phản ánh rõ trong Chủ đề của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 34 tại Hà Nội “ổn định, Đoàn kết, Tăng cường liên kết và Mở rộng hợp tác với bên ngoài”. - Tôi tin tưởng rằng những nỗ lực hợp tác chung của ASEAN và giữa ASEAN với bên ngoài chắc chắn sẽ giúp ASEAN giải quyết những thách thức và các vấn đề của mình, đưa Hiệp hội lên tầm phát triển mới, có vị trí và vai trò lớn hơn trong khu vực và trên thế giới.

Bản quyền của Vụ Thông Tin Báo Chí - Bộ Ngoại Giao
© Copyright by Press and Information Department - Vietnam Ministry of Foreign Affairs
Email: Banbientap@mofa.gov.vn