I. Các nội dung cụ thể của lĩnh vực giải trừ quân bị
1.
Giải trừ quân bị toàn diện và triệt để:
Giải
trừ quân bị toàn diện và triệt để lần đầu tiên được đề cập năm 1927, tại cuộc
họp Ủy ban trù bị cho Hội nghị quốc tế về giải trừ quân bị (GTQB) năm 1932 của
Hội quốc liên (tiền thân của Liên hợp quốc ngày nay).
Sau
đó, vấn đề này lần đầu tiên được thảo luận tại Khóa 14 Đại hội đồng Liên hợp
quốc (1959) và nêu tại nghị quyết 1378(XIV), trong đó bày tỏ hy vọng rằng các
biện pháp hướng tới các mục tiêu của GTQB toàn diện và triệt để dưới sự kiểm
soát quốc tế hiệu quả sẽ được xây dựng cụ thể và trong thời gian sớm nhất. Vấn
đề này sau đó được thảo luận tại Ủy ban GTQB 10 nước (TNCD, 1960-1962) do Pháp,
Liên Xô, Anh và Hoa Kỳ đề xuất thành lập. Năm 1961, Liên Xô và Hoa Kỳ đã đệ
trình Khóa 16 Đại hội đồng LHQ Tuyên bố chung về các nguyên tắc giải trừ quân
bị (Tuyên bố Zorin-MacCloy), trong đó có đề xuất thành lập một tổ chức về GTQB
quốc tế trong khuôn khổ LHQ.
Năm
1962, Ủy ban GTQB 18 nước (ENCD, 1962-1968) được LHQ thành lập (theo nghị quyết
1722 (XVI)) để xem xét các đề nghị của Liên Xô và Hoa Kỳ về xây dựng một hiệp
ước GTQB toàn diện và triệt để. Tuy nhiên, các bên không đạt được thỏa thuận về
hiệp ước này, do khác biệt quan điểm về giai đoạn thực hiện, vũ khí hạt nhân, kiểm
chứng và các biện pháp giải trừ. Trong giai đoạn này, một số đề xuất về cách
tiếp cận từng phần, như về các thỏa thuận cấm thử hạt nhân từng phần đã được
đưa ra, như về không phổ biến vũ khí hạt nhân, cấm vũ khí sinh học, hóa học. Bên
cạnh đó, GTQB toàn diện và triệt để vẫn được duy trì trong các chương trình
nghị sự tại LHQ và chủ đề về chương trình GTQB toàn diện được Khóa 24 Đại Hội
đồng LHQ (1969) thông qua tại nghị quyết 2602 (XXIV), kêu gọi chống chạy đua vũ
trang, giải trừ vũ khí hạt nhân, xóa bỏ các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác
và xây dựng một Chương trình toàn diện về GTQB, là một trong các thành công của
những nỗ lực đó.
Năm
1969, Hội nghị Ủy ban Giải trừ quân bị (CCD, 1969-1978) được LHQ thành lập
(theo nghị quyết số 2602 nêu trên), mở rộng số thành viên của ENDC từ 18 lên 26
nước, để tiếp tục các công việc của ENCD và soạn thảo một Chương trình toàn
diện về GTQB đề cập tới mọi khía cạnh về chấm dứt chạy đua vũ trang, thực hiện
GTQB toàn diện và triệt để dưới sự kiểm soát quốc tế hiệu quả. Đầu năm 1978, Nhóm
làm việc của CCD đã hoàn tất dự thảo những yếu tố cấu thành Chương trình toàn
diện về GTQB. Đại hội đồng LHQ cũng tiếp tục thảo luận chủ đề này, trong đề mục
GTQB toàn diện và triệt để và sau đó (năm 1975) trong đề mục liên quan đến việc
thực hiện mục tiêu của các thập kỷ GTQB.
Năm
1978, Phiên họp đặc biệt lần thứ nhất về giải trừ quân bị (SSOD-I) của Đại hội
đồng LHQ được tổ chức. Văn kiện cuối cùng của SSOD-I nhấn mạnh các mục tiêu của
GTQB toàn diện và triệt để dưới sự giám sát quốc tế hiệu quả, trong đó có: (a)
ưu tiên xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân, các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt
khác, phương tiện chuyên chở các loại vũ khí này; b) hạn chế và giảm các loại
vũ khí thông thường và các lực lượng vũ trang đến mức đủ duy trì trật tự trong
nước và đủ đóng góp bền vững cho các hoạt động hỗ trợ hòa bình quốc tế. Phiên
họp cũng thành lập Ủy Ban giải trừ Quân bị của LHQ, trực thuộc Đại hội đồng, thay
thế một ủy ban cùng tên trước đây được thành lập năm 1952 trực thuộc Hội đồng
Bảo an LHQ, để xem xét “Những yếu tố cấu thành chương trình toàn diện về GTQB”
do CCD xây dựng.
Năm
1979, Ủy ban về Giải trừ quân bị, tiền thân của Hội nghị Giải trừ quân bị ngày
nay (CD), được thành lập (theo Nghị quyết A/RES/S-10/2 của SSOD-I), để tiếp nối
các công việc của CCD, trong đó có mục tiêu thảo luận và xây dựng xong Chương trình
toàn diện về GTQB trước Phiên họp đặc biệt về GTQB của LHQ năm 1982.
Năm
1982, Ủy ban về GTQB đổi tên (theo nghị quyết A/RES/37/99 của LHQ) thành Hội
nghị về Giải trừ quân bị (CD). CD đã nhất trí về văn bản “Những yếu tố cấu
thành chương trình toàn diện về GTQB” và trình lên Phiên họp đặc biệt lần 2 về
GTQB (SSOD-II) của Đại hội đồng LHQ (1982). Tuy nhiên, văn kiện này được SSOD-II
trả lại để CD hoàn thiện thêm (văn kiện kết luận số A/S-12/32 của Phiên họp).
Năm
1988, Phiên họp đặc biệt lần 3 về Giải trừ quân bị (SSOD-III) của Đại hội đồng
LHQ đã nhất trí một số phần của Chương trình toàn diện về GTQB của CD, trong đó
có các đoạn liên quan Công ước Cấm vũ khí sinh học, cấm chạy đua vũ trang ngoài
vũ trụ và thậm chí cả các nội dung về các giai đoạn thực hiện dù chưa được mô
tả cụ thể. Các nội dung về cấm vũ khí hạt nhân và đàm phán đa phương về giải
trừ vũ khí hạt nhân, cấm chiến tranh hạt nhân và quan hệ giữa GTQB và phát
triển vẫn chưa được nhất trí. Do đó, Chương trình này không được thông qua tại
SSOD-III.
Năm
1996, sau khi CD hoàn tất đàm phán Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT), một
số nước đã đề nghị đưa thêm thương lượng các vấn đề về vật liệu phân hạch và
mìn sát thương vào đề mục này nhưng không đạt nhất trí. Giai đoạn 1997-2006, một
số nước đề nghị bỏ đề mục này, trong khi một số khác đề nghị giữ lại và mở rộng
để bao gồm thêm cả vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường. Đến nay, các thảo
luận tại CD về giải trừ quân bị nói chung và giải trừ vũ khí hạt nhân nói diễn
ra rất khó khăn, hầu như không có các tiến triển về thực chất.
Từ
2007, thảo luận về Chương trình toàn diện về Giải trừ quân bị tại các phiên họp
không chính thức của CD được mở rộng, thêm các lĩnh vực vũ khí thông thường. Thảo
luận, thương lượng về một số điều ước quốc tế về GTQB tại CD trong một vài
trường hợp được bắt đầu từ cơ chế này, sau đó được tiếp tục ngoài khuôn khổ của
CD hoặc theo kênh LHQ (như Công ước mìn sát thương năm 1997, hoặc Hiệp ước mua
bán vũ khí thông thường năm 2012 và Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân năm 2017).
Hiện
nay, đề mục về GTQB toàn diện và triệt, với nhiều nội dung đa dạng về các lĩnh
vực thuộc vũ khí hủy diệt hàng loạt và vũ khí thông thường, tiếp tục được duy
trì thảo luận tại Ủy ban 1 về Giải trừ quân bị và An ninh quốc tế của Đại hội
đồng LHQ.
2.
Giải trừ vũ khí hạt nhân:
Giải
trừ, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn VKHN luôn là mối quan tâm hàng đầu của đại đa số
các nước trên thế giới. Vấn đề này đã được thảo luận ở nhiều diễn đàn quốc tế
khác nhau nhằm tìm ra các biện pháp giải quyết, thúc đẩy tiến trình hướng tới
một thế giới không còn VKHN. Các hiệp ước về GTQB nói chung, cấm thử hạt nhân
tại Nam Cực, trong bầu khí quyển, trên mặt trăng, ngoài khoảng không vũ trụ, dưới
đáy biển, cũng như các hiệp ước về các khu vực không có vũ khí hạt nhân (châu
Phi, Mỹ La-tinh, Nam Thái Bình Dương, Đông Nam Á), Hiệp ước Cấm thử hạt nhân
từng phần (PTBT) và Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) đóng vai trò
quan trọng trong tiến trình này (CTBT dù đã được 183 nước ký, trong đó có 166
nước đã phê chuẩn nhưng vẫn chưa có hiệu lực do còn 8/44 nước thuộc phụ lục II
chưa tham gia) .
Hiệp
ước Không phổ biến VKHN (NPT) năm 1968 đóng vai trò trung tâm của các cơ chế
không phổ biến với 3 nội dung trụ cột là: (i) Chống phổ biến VKHN: các nước
không sở hữu VKHN cam kết không chiếm hữu hoặc chế tạo VKHN và chấp nhận các cơ
chế bảo đảm đối với các hoạt động hạt nhân dân sự của họ; (ii) Giải trừ VKHN:
tất cả các nước, gồm cả 5 nước sở hữu VKHN, cam kết thực hiện thương lượng để
tiến tới giải trừ quân bị hạt nhân; (iii) Các nước có quyền sử dụng công nghệ
hạt nhân vì mục đích hòa bình, không phân biệt. Cơ quan Năng lượng nguyên tử
quốc tế (IAEA) được giao theo dõi việc thực hiện NPT qua cơ chế Bảo đảm
(Safeguards) và Nghị định thư Bổ sung cho cơ chế Bảo đảm (AP).
Hiệp
ước Cấm vũ khí hạt nhân vừa được đàm phán tại LHQ và được hầu hết các nước tham
gia đàm phán bỏ phiếu thuận thông qua tháng 7/2017. Hiệp ước có ý nghĩa quan
trọng về lịch sử, đạo lý và pháp lý, với nội dung chính cấm các hoạt động liên
quan vũ khí hạt nhân, trong đó cấm đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân là một trong
các quy định mới, quan trọng mà các điều ước quốc tế trước đây về vũ khí hủy
diệt hàng loạt chưa có. Hiệp ước được mở ký từ 20/9/2017 và đến nay (1/2018), đã
có 56 nước ký, trong đó có 03 nước đã phê chuẩn. Các nước có VKHN và một số
nước khác không tham gia đàm phán và không ủng hộ Hiệp ước.
Thảo
luận về không phổ biến, giải trừ VKHN hiện nay được tập trung ở một số lĩnh vực
sau:
(i)
Chấm dứt chạy đua vũ trang hạt nhân và thực hiện giải trừ vũ khí hạt nhân; không
sử dụng VKHN và ngăn chặn chiến tranh hạt nhân; đảm bảo an ninh cho những nước
không VKHN;
(ii)
Ngưng sản xuất VKHN; cấm sản xuất nguyên liệu nhiệt hạch vào mục đích sản xuất
vũ khí; không sản xuất vũ khí neutron;
(iii)
Ngừng thử VKHN; cấm thử hạt nhân toàn diện;
(iv)
Không phổ biến VKHN; an ninh hạt nhân;
(v)
Các khu vực không có VKHN; sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.
3.
Giải trừ các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác:
Thảo
luận về GTQB đối với các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác chủ yếu tập trung
vào hai lĩnh vực là vũ khí sinh học và vũ khí hoá học. Ngoài ra, phải kể tới
những nỗ lực nhằm ngăn chặn sự ra đời, phát triển của các loại vũ khí huỷ diệt
hàng loạt khác có thể xuất hiện cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật
tiên tiến, như vũ khí phóng xạ, vũ khí có tác dụng làm thay đổi môi trường.
Về
vũ khí sinh học và vũ khí hóa học, bốn điều ước quốc tế quan trọng được đại đa
số các nước tham gia gồm: 1) Nghị định thư Geneva cấm sử dụng trong chiến tranh
hơi độc, hơi ngạt và các loại hình vũ khí sinh học (1925); 2) Công ước Cấm sử
dụng vào mục đích quân sự hoặc thù địch các kỹ thuật làm thay đổi môi trường; 3)
Công ước cấm phát triển, sản xuất và tàng trữ vũ khí sinh học và độc hại và về
việc thủ tiêu các loại vũ khí trên (BWC 1972); 4) Công ước cấm phát triển, sản
xuất, tàng trữ vũ khí hoá học và về việc thủ tiêu các loại vũ khí trên (CWC
1993). So với Công ước Cấm vũ khí hóa học, Công ước Cấm vũ khí sinh học không
quy định cơ chế thanh sát, kiểm chứng và không có tổ chức thực hiện Công ước
(chỉ có Đơn vị hỗ trợ quốc tế ISU về thực hiện Công ước này được thành lập từ
2007, đặt tại Văn phòng LHQ ở Geneva, Thụy Sỹ) .
4.
Khoảng không vũ trụ:
Thảo
luận về GTQB trong lĩnh vực này tập trung vào hai nội dung chính:
-
Sử dụng khoảng không vũ trụ vào mục đích hoà bình;
-
Ngăn chặn chạy đua vũ trang trong vũ trụ.
Lĩnh
vực này đã đạt được một số thỏa thuận quan trọng như: Hiệp ước về các nguyên
tắc chỉ đạo hoạt động của các quốc gia trong việc thám hiểm và sử dụng khoảng
không Vũ trụ, bao gồm cả mặt trăng và các thiên thể khác (năm 1966) do Liên Xô
và Hoa Kỳ đồng soạn thảo và được LHQ thông qua cùng năm, bắt đầu có hiệu lực
năm 1967; nhóm làm việc về ngăn ngừa chạy đua vũ trang trong vũ trụ cũng đã
được thành lập. Trong những năm gần đây, một vài nước đã đề xuất thảo luận và
đưa nghị quyết tại diễn đàn LHQ về chủ đề Không là bên đầu tiên đặt vũ khí
trong vũ trụ, xây dựng bộ hướng dẫn sử dụng hòa bình khoảng không vũ trụ và
thương mại hóa các hoạt động trong không gian.
5.
Vũ khí thông thường:
So
với vũ khí hủy diệt hàng loạt, vũ khí thông thường rất đa dạng về chủng loại, bao
gồm hầu như toàn bộ các loại vũ khí có khả năng sát thương, từ tàu chiến, máy
bay, thiết giáp, đại bác, pháo, súng bộ binh, mìn sát thương….cho đến các loại
vũ khí tự tạo. Tác động của vũ khí thông thường đối với con người và xã hội cũng
đặc biệt nghiêm trọng, do vũ khí thông thường được sử dụng thường xuyên tại các
cuộc chiến tranh, xung đột, bất ổn chính trị-xã hội và thậm chí tại các hoạt
động khủng bố.
Trước
đây, thảo luận tại các diễn đàn đa phương về GTQB vũ khí thông thường tập trung
nhiều vào các vấn cắt giảm các lực lượng vũ trang, giảm chi phí quân sự, cân
bằng lực lượng, kiểm soát vũ khí giữa các khối, nhóm nước. Các khuôn khổ pháp
lý quốc tế về vấn đề này lúc đó không nhiều do GTQB đối với vũ khí thông thường
ít được ưu tiên hơn so với vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Hiện
nay, do tính chất phức tạp, đa dạng của các loại hình xung đột, chủ thể cung
cấp, sử dụng và tác động của các loại vũ khí thông thường, GTQB trong lĩnh vực
này tập trung nhiều vào các vấn đề như xây dựng lòng tin, minh bạch thông tin, đăng
kiểm, quản lý vũ khí, kiểm soát mua bán, ngăn ngừa chuyển giao cho các chủ thể
phi nhà nước, súng nhỏ, vũ khí nhẹ, bom đạn chùm, hạn chế sử dụng vũ khí gây
sát thương quá mức, khắc phục hậu quả trên khía cạnh nhân đạo của bom mìn, vật
liệu nổ sau chiến tranh…
Vấn
đề này hiện tiếp tục được thảo luận tại nhiều diễn đàn quốc tế và khu vực với
nhiều đối tượng tham gia. Về đa phương, vấn đề này chủ yếu được thảo luận tại Liên
hợp quốc (và các cơ quan phụ trợ, như Ủy ban 1, các trung tâm về hòa bình và an
ninh của LHQ..) và Hội nghị về Giải trừ quân bị. Một số điều ước quốc tế quan
trọng đạt được gần đây trong lĩnh vực này gồm: Công ước về một số loại vũ khí
thông thường(CCW, 1980), Công ước mìn sát thương (APLC, 1997), Công ước Bom đạn
chùm (CCM, 2008) và Hiệp ước mua bán vũ khí thông thường (ATT, 2013).
II. Các cơ chế hiện nay về GTQB:
1.
Các cơ chế về GTQB của LHQ:
Các
cơ chế của LHQ trực tiếp xử lý các vấn đề liên quan an hòa bình, an ninh quốc
tế và GTQB được thành lập theo các quy định trong Hiến chương LHQ, quyết định và
các nghị quyết của Đại hội đồng LHQ và các nghị quyết của Hội đồng Bảo an. Qua
nhiều năm, hệ thống này đã có nhiều thay đổi. Hiện nay, các cơ quan chính có
chức năng xem xét, xử lý các vấn đề có liên quan đến GTQB bao gồm:
-
Đại hội đồng LHQ và các cơ quan trực thuộc, trong đó có Uỷ Ban 1 về Giải trừ
quân bị và An ninh quốc tế, Ủy ban Giải trừ quân bị (UNDC) và Các Ủy ban lâm
thời (Ad Hoc Committees).
-
Hội đồng Bảo an LHQ;
-
Viện Nghiên cứu về giải trừ quân bị GTQB của LHQ (UNIDIR);
-
Ban Tư vấn các vấn đề về GTQB;
-
Các bộ phận liên quan thuộc Ban Thư ký LHQ, trong đó có Văn phòng Các vấn đề
giải trừ quân bị của LHQ (UNODA) và 03 Trung tâm về Hòa bình và Giải trừ quân
bị của LHQ ở các khu vực châu Phi (UNREC), châu Á-Thái Bình Dương (UNRCPD) và
Hoa Kỳ La-tinh (UNLi-REC).
2.
Các cơ chế về GTQB không thuộc LHQ:
-
Hội nghị Giải trừ quân bị (CD): Là cơ chế đa phương quan trọng nhất về GTQB, hoạt
động độc lập với Đại hội đồng LHQ, có quy chế riêng và Chương trình nghị sự cố
định 10 điểm (Decalogue), gồm: 1) Các khía cạnh liên quan đến vũ khí hạt nhân;
2) Vũ khí hoá học; 3) Các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt; 4) Vũ khí thông
thường; 5) Giảm ngân sách quân sự; 6) Cắt giảm các lực lượng vũ trang; 7) GTQB
và phát triển; 8) GTQB và an ninh quốc tế; 9) Các biện pháp xây dựng lòng tin, kiểm
chứng thực thi GTQB;10) Chương trình GTQB toàn diện hướng tới giải trừ quân bị
toàn diện và triệt để dưới sự giám sát quốc tế hiệu quả. Hàng năm CD tiếp tục
phải thông qua Chương trình nghị sự này và Chương trình làm việc.
-
Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), tại Viên, Áo, phụ trách về sử dụng
năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, trong đó có chức năng về bảo đảm và
kiểm chứng hạt nhân theo Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân NPT.
-
Tổ chức Công ước Cấm vũ khí hóa học (OPCW) tại La Hay, Hà Lan.
-
Ủy ban Trù bị cho Tổ chức Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO), tại Viên,
Áo.
III. Các điều ước quốc tế chính về GTQB:
-
Hiệp ước Nam cực, năm 1959 (Antarctica Treaty);
-
Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân trong bầu khí quyển, khoảng không vũ trụ và
dưới nước, năm 1963 (Hiệp ước cấm thử từng phần PTBT);
-
Hiệp định về các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động của các quốc gia trong việc thám
hiểm và sử dụng khoảng không vũ trụ, bao gồm cả mặt trăng và các thiên thể khác,
năm 1967 (Outer Space Treaty);
-
Hiệp định Cấm vũ khí hạt nhân ở khu vực Hoa Kỳ La tinh, năm 1967 (Tlatelolco
Treaty);
-
Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân, năm 1968 (NPT);
-
Hiệp ước cấm đặt vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác
dưới đáy biển và đáy đại dương và lòng đất dưới đó, năm 1971 (Seabed Treaty);
-
Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ vũ khí sinh học và độc hại và về
việc phá huỷ những loại vũ khí này, năm 1972 (BWC);
-
Công ước cấm sử dụng kỹ thuật làm thay đổi môi trường vào mục đích quân sự hoặc
thù địch, năm 1977 (ENMOD);
-
Hiệp định về các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động của các quốc gia trên mặt trăng
và các thiên thể khác, năm 1979 (Moon Agreement);
-
Công ước cấm hoặc hạn chế việc sử dụng một số loại vũ khí có thể bị coi là gây
thương tổn quá đáng hoặc bừa bãi, năm 1980 (CCW);
-
Hiệp ước Khu vực Nam Thái Bình Dương không có vũ khí hạt nhân, năm 1986 (Rarotonga
Treaty);
-
Công ước cấm sử dụng, phát triển và tàng trữ vũ khí hoá học và về việc phá huỷ
các loại vũ khí này, năm 1993 (CWC);
-
Hiệp ước Khu vực Đông Nam á không có vũ khí hạt nhân, năm 1995 (SEANWFZ, hoặc Bangkok
Treaty);
-
Hiệp ước châu Phi không có vũ khí hạt nhân, năm 1996 (Pelindaba Treaty);
-
Hiệp ước Cấm thử Hạt nhân Toàn diện, năm 1996 (CTBT);
-
Công ước cấm sử dụng, phát triển và tàng trữ mìn sát thương và về việc phá huỷ
các loại vũ khí này, năm 1997 (APLC, Ottawa Convention);
-
Công ước bom đạn chùm, năm 2008 (CCM);
-
Hiệp ước Mua bán vũ khí thông thường, năm 2013 (ATT);
-
Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (PNT), năm 2017.
IV. Các điều ước quốc tế chính về GTQB Việt Nam đã tham gia
Việt
Nam đã tham gia hầu hết các điều ước quốc tế chính về GTQB, trong đó có các
điều ước quốc tế về vũ khí hủy diệt hàng loạt, và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ
theo các điều ước quốc tế này. Cụ thể:
-
Nghị định thư về việc cấm sử dụng trong chiến tranh các chất làm ngạt, chất độc
hoặc các loại khí khác và phương pháp chiến tranh vi trùng (Nghị định thư
Geneva 1925). Việt Nam tham gia tháng 12/1980;
-
Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Việt Nam tham gia tháng 6/1982;
-
Công ước Cấm vũ khí sinh học năm 1972 (BWC). Việt Nam tham gia tháng 6/1980;
-
Công ước Cấm vũ khí hóa học năm 1992 (CWC). Việt Nam tham gia tháng 8/1998.
-
Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân năm 1995 (SEANWFZ). Việt Nam
tham gia tháng 11/1996.
-
Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện năm 1996 (CTBT). Việt Nam ký năm 1997, phê
chuẩn 2006 (chưa có hiệu lực, do còn 8/44 nước thuộc Phụ lục 2 của Hiệp ước là
các nước có cơ sở hạt nhân tính đến năm 1996 chưa tham gia).
-
Hiệp định bảo đảm an toàn hạt nhân với IAEA. Việt Nam ký tháng 9/1989, có hiệu
lực từ 3/1990; Nghị định thư bổ sung (AP) của Hiệp định bảo đảm hạt nhân với
IAEA. Việt Nam đã ký với IAEA tháng 8/2007.
-
Sáng kiến An ninh chống phổ biến (PSI). Việt Nam tuyên bố ủng hộ PSI từ tháng
11/2014.
-
Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân năm 2017 (PNT). Việt Nam ký tháng 9/2017.
(01/2018)