Thúc đẩy quan hệ với Italy, Tây Ban Nha, Slovakia
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN)
Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sẽ có cuộc gặp với Giáo hoàng Benedict XVI (11/12/2009).
Nằm ở Tây Bắc Âu, Italy chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 23/3/1973. Quan hệ hai nước đã có những bước phát triển tích cực. Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn các cấp.
Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Italy mặc dù tăng đều trong những năm qua, từ 320 triệu USD năm 1996 lên đến 870 triệu euro năm 2006 (tương đương 1,13 tỷ USD), trong đó Việt Nam xuất siêu 430 triệu USD nhưng hiện chưa xứng với tiềm năng kinh tế hai bên.
Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào thị trường Italy là giày dép, càphê, hàng dệt may và thủy sản. Việt Nam nhập từ Italy chủ yếu là máy móc thiết bị cơ khí, phương tiện vận tải và nguyên liệu da.
Hợp tác phát triển Italy bắt đầu tại Việt Nam vào những năm 1980 dưới các hình thức cho vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại song phương hoặc thông qua các tổ chức quốc tế như UNIDO, IFAD, viện trợ khẩn cấp.
Italy đứng thứ 33 trong số các quốc gia trên thế giới về mức đầu tư trực tiếp tại Việt Nam với 31 dự án trị giá 130 triệu USD (trong số các nước EU, Italy đứng thứ 9), chủ yếu trong các ngành giày da, xây dựng, thiết bị vệ sinh, bình nóng lạnh, chế biến thép.
Việt Nam và Tây Ban Nha thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23/5/1977. Từ năm 1990, Tây Ban Nha tích cực ủng hộ Việt Nam trong việc bình thường hóa quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế và thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU). Quan hệ hai nước đang phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực. Hai bên đã trao đổi một số đoàn cấp cao nhằm tăng cường tiếp xúc và bàn các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Về thương mại, Tây Ban Nha là một trong những nước EU có tốc độ tăng trưởng trao đổi thương mại với Việt Nam ở mức cao, đạt 30%/năm trong mấy năm gần đây, năm 2005 đạt 470 triệu USD; năm 2006: 650 triệu USD; năm 2007: 860 triệu USD và năm 2008 trên 1,1 tỷ USD.
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Tây Ban Nha gồm thủy sản, càphê, dệt may và giày dép.
Về đầu tư, hiện có 12 dự án trị giá 11 triệu USD trong các lĩnh vực gốm sứ, gạch men sứ, tấm cách điện và sản xuất túi xách.
Tây Ban Nha đứng thứ 6 thế giới về cấp viện trợ phát triển và xếp Việt Nam vào diện nước ưu tiên nhận viện trợ phát triển ở khu vực tập trung vào các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, y tế và giáo dục. Các dự án điển hình có thể kể tới là dự án hiện đại bệnh viện đa khoa tại các tỉnh Gia Lai, Lâm Đồng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bắc Ninh (khoảng 2 triệu euro/dự án).
Về tổng thể, Việt Nam đã thực hiện được 98 triệu USD trong tổng số 315 triệu USD ODA Tây Ban Nha tại ba Nghị định thư tài chính. Tháng 2 năm 2008, hai bên đã ký kết Chương trình hợp tác tài chính lần thứ 4 trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng, thông tin liên lạc, quản lý nước trị giá khoảng 65 triệu euro vốn ODA cho giai đoạn 2008-2010.
Từ tháng 6/2006, hai bên đã ký Hiệp định Hợp tác Văn hóa, Giáo dục và Khoa học, tạo điều kiện để phối hợp tổ chức nhiều hoạt động văn hóa như "Những ngày Văn hóa Việt Nam" tại Tây Ban Nha tại hai thành phố lớn là Madrid và Barcelona (29/9-10/10/2005); Tây Ban Nha cử đoàn múa Flamenco đến biểu diễn tại Việt Nam.
Thời gian qua, hợp tác trong lĩnh vực du lịch đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Ngành du lịch Việt Nam đã tham gia và tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến như sự kiện phát động thị trường, hội chợ, hội thảo khu vực và quốc tế được tổ chức tại Tây Ban Nha nhân dịp Triển lãm Toàn cầu Expo Razagoza 2008.
Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thời gian qua cũng có những bước phát triển, tuy vẫn tập trung chủ yếu vào các hoạt động đào tạo về ngôn ngữ.
Quan hệ kinh tế chưa được phát triển như mong muốn do tiềm năng và nhu cầu của hai bên chưa thuận lợi, Việt Nam xuất hàng dệt may, các sản phẩm điện tử, thực phẩm, nông, hải sản, linh kiện, giày dép và nguyên liệu và nhập một số hóa chất, thức ăn gia súc, chất dẻo nguyên liệu, máy móc thiết bị phụ tùng. Kim ngạch mậu dịch tăng nhanh, năm 2007 đạt 75 triệu USD, năm 2008 tăng lên 100 triệu USD.
Về đầu tư, Tập đoàn tài chính J&P Slovakia đang chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng cao ốc văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh (150 triệu USD). Hiện hai bên đã hoàn tất các thủ tục xin cấp phép đầu tư xây dựng. Công ty SES TLMACE của Slovakia- chuyên về công nghệ lò hơi, đang chuẩn bị góp vốn với Tập đoàn Skoda Praha của Séc xây dựng nhà máy nhiệt điện tại Trà Vinh trị giá 3 tỷ USD....
Năm 2007, Việt Nam đã mở lại được thị trường xuất khẩu lao động sang Slovakia. Từ đầu năm 2007 đến nay có khoảng 1.000 lao động Việt Nam sang làm việc tại đây, chủ yếu trong các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài....
Trong gần 20 năm qua, quan hệ giữa Việt Nam và Vatican đã có nhiều tiến triển. Ngoài các chuyến thăm làm việc giải quyết vấn đề mục vụ của Giáo hội Công giáo Việt Nam, trong những năm qua, hai bên đã tăng cường tiếp xúc và trao đổi các đoàn các cấp. Vào tháng 2/2009 vừa qua, hai bên đã tổ chức cuộc họp lần I Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam-Vatican tại Hà Nội.
Chuyến thăm ba nước Italy, Tây Ban Nha và Slovakia của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhằm tăng cường và thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam với ba nước, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư./.
Quay lại Đầu trang In trang Gửi mail |