Nhiều khuyến nghị thiết thực cho hợp tác ASEAN – EU
Mục đích của phiên tham vấn nhằm mang lại khung chính sách thương mại và đầu tư với triển vọng kinh doanh để xác định cơ hội và trở ngại cho việc nâng cao dòng vốn thương mại và đầu tư giữa ASEAN và EU.
Theo đó, 6 nhóm thảo luận chuyên ngành với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp đã trình bày kết quả đạt được sau khi nhóm họp theo 6 lĩnh vực cụ thể, từ đó đưa ra những khuyến nghị đối với lĩnh vực của mình.
Trước hết, với lĩnh vực công nghiệp ô tô, những khuyến nghị được tập trung vào các biện pháp: nhất thể hóa các sản phẩm với tiêu chuẩn của châu Âu; hợp nhất các quá trình phê duyệt và xác nhận; thông qua chất lượng nhiên liệu và tiêu chuẩn khí thải cao hơn; đồng nhất các định nghĩa và thủ tục liên quan theo nội dung của địa phương; đưa ra công nghệ khí thải trung lập dựa trên đề án thuế xe cộ; cải tiến tiêu chuẩn giáo dục kết hợp với đào tạo công nghiệp để cải thiện chất lượng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp.
Trong lĩnh vực tài chính, 4 kiến nghị chính được đưa ra để phát triển bền vững và cạnh tranh: Đẩy mạnh các kế hoạch hội nhập dịch vụ tài chính và đồng nhất hoá quy định trên toàn khu vực; Tiếp tục mở cửa thị trường tài chính để cạnh tranh nước ngoài; Phát triển và cải thiện thị trường vốn/trái phiếu ASEAN; Cung cấp hỗ trợ có mục tiêu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực.
Để phát triển Công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông, khuyến nghị đưa ra là tất cả các nhà khai thác nên được đứng trên một sân chơi bình đẳng, cấp giấy phép từ một cơ quan quản lý duy nhất, một thị trường tổng thể với giá cả truy cập bắt buộc, kết nối công bằng và điều tiết cạnh tranh; khuyến khích đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực viễn thông - thông tin và tránh đặc biệt các quy định hạn chế nước ngoài nhằm gia tăng đầu tư, sự đa dạng và chất lượng dịch vụ.
Về cơ sở hạ tầng - kết nối, cộng đồng doanh nghiệp kêu gọi EU hỗ trợ các mục tiêu của Lộ trình Logistic ASEAN và Kế hoạch làm chủ kết nối trong ASEAN thông qua các biện pháp tự do hoá và thuận lợi hoá trong khu vực dịch vụ logistic; đơn giản hoá quy trình hải quan thông qua trao đổi dữ liệu điện tử cho kê khai và thông quan hải quan, thông qua hệ thống đánh giá rủi ro và dựa trên thủ tục thông quan trước khi cập cảng, v.v…
Trong lĩnh vực dược phẩm - y tế, cần hình thành Nhóm tư vấn dược phẩm EU - ASEAN, nhóm họp thường xuyên để thảo luận và tìm ra các giải pháp giải quyết thách thức; cũng như việc ASEAN cần kiểm tra chặt chẽ các rủi ro về an toàn cho bệnh nhân và hợp tác với các đối tác EU cũng như ngành dược phẩm của EU để đảm bảo loại bỏ các rủi ro này và phát triển các tiêu chuẩn về hạ tầng hành chính. Các nước ASEAN nên xoá bỏ mọi sự hạn chế sở hữu nước ngoài trong các công ty dược phẩm cũng như giới hạn về hoạt động của các công ty dược phẩm thuộc sở hữu nước ngoài.
Với lĩnh vực nông nghiệp, nhóm thảo luận đã đưa ra các khuyến nghị liên quan đến thuế, quy định nhãn mác, nguồn gốc sản phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật, v.v… EU và ASEAN cần tăng cường hợp tác về an toàn sản phẩm, ghi nhãn và tiêu chuẩn kỹ thuật; công nhận lẫn nhau về đăng ký sản phẩm nông nghiệp; xuất khẩu chất lượng cơ sở hạ tầng, bao gồm các phòng thí nghiệm và các cơ quan thanh tra.
Tiếp thu những khuyến nghị của các nhóm, Bộ trưởng Kinh tế các nước ASEAN cũng như Cao ủy Thương mại châu Âu đã có những ý kiến, nhận định đối với những lĩnh vực quan tâm của quốc gia và khu vực.
Theo NCIEC , (Trung tâm Tin học) |
Back Top page Print Email |