Ý nghĩa của việc giữ vững mức độ tăng trưởng 6,5% đối với nền kinh tế Trung Quốc.
Mấy tháng gần đây, kinh tế Trung Quốc có xu hướng được cải thiện, mục tiêu tăng trưởng cả năm 2016 trên 6,5% là điều không cần bàn cãi, tuy nhiên nội lực tăng trưởng vẫn không mạnh. Sự phục hồi hiện nay chủ yếu là đầu tư bất động sản mang lại, nên sau khi tăng cường kiểm soát bất động sản, việc đầu tư vào lĩnh vực này đã xuất hiện sự đi xuống, xu thế trong tương lai là không lạc quan. Mặt khác do việc huy động vốn khó khăn, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong vài tháng trở lại đây giảm tốc rõ ràng, trong tương lai rất khó để bù vào chỗ trống do đầu tư bất động sản để lại. Hơn nữa, tình trạng vật giá leo thang hiện nay không phải do nền kinh tế được cải thiện mà chính là do sự ức chế nguồn cung trong việc thực hiện chính sách loại bỏ dư thừa mang lại. Trong khi giá cả khu vực thượng du tăng mạnh thì lợi nhuận của khu vực trung, hạ du bị ăn mòn nghiêm trọng, việc này cho thấy xu thế tăng giá kiểu này là không bền vững. Từ những nhân tố đó có thể thấy áp lực đi xuống của nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2017 vẫn rất lớn, cần có những chính sách ổn định nền kinh tế làm nền móng thực hiện tăng trưởng ổn định.
Cho dù kinh tế Trung Quốc liên tục giảm sút trong vài năm trở lại đây, chính phủ đã nhiều lần phải điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng, nhưng đến năm 2017 liệu có điều chỉnh mục tiêu xuống dưới ngưỡng 6,5% vẫn là điều vô cùng quan trọng. Một mặt tăng trưởng GDP hiện nay đã ở mức rất thấp, cách mục tiêu khá giả toàn diện vào năm 2020 chỉ một bước chân. Nếu hạ thấp mục tiêu tăng trưởng trong năm nay thì sẽ ảnh hưởng đến lòng tin của các giới đối với mục tiêu khá giả toàn diện của Trung Quốc. Mặt khác, trong năm 2016 chính phủ đã nhiều lần thể hiện nền kinh tế đã nằm ở vị trí đáy của chữ L, nếu tiếp tục điều chỉnh xuống thì khó mà lấy lại được lòng tin của nhân dân. Nhiều chuyên gia tin rằng, năm 2017 và các năm sau đó cần phải giữ vực mức tăng trưởng 6,5%. Nếu không thực hiện được mục tiêu này thì sẽ gây nên sự mất niềm tin nghiêm trọng đối với kinh tế Trung Quốc, ảnh hưởng đến danh dự chính sách của TƯ, gây nên rủi ro lớn.
Có thể nói, mức độ tăng trưởng 6,5% là một viên “định tâm hoàn” bởi đây chính là ngưỡng vủa lòng tin vào sự ổn định và dẫn dắt sự kỳ vọng. Việc đồng NDT liên tục mất giá thể hiện rất rõ sự quan trọng của lòng tin. Bởi trước đây khi lòng tin còn, đồng NDT cho dù phải đối mặt với áp lực mất giá lớn, nhưng trong gian đoạn từ 7/2014 – 3/2015 khi mà đồng Đô la tăng giá đến 25% thì đồng NDT chỉ mất có 1% so với đồng Đô la, cũng chính là do giai đoạn này thị trường luôn tin rằng đồng NDT khó có thể mất giá lớn trước sự tăng giá của đồng Đô la. Nhưng sau sự kiện điều chỉnh tỷ giá vào ngày 8/11/2015, niềm tin của thị trường đối với đồng NDT đã mất, áp lực mất giá đã xuất hiện và liên tục làm cho đồng NDT mất giá. Từ 8/2015 cho tới nay, trong khi đồng Đô la tăng có 6% thì đồng NDT đã mất giá hơn 10% và để giữ ổn định tỷ giá đồng NDT, tính theo lũy kế, Trung Quốc đã phải chi ra khoảng 600 tỷ đô là dự trữ ngoại tệ để mua vào đồng NDT. Đây là ví dụ rất cụ thể rõ ràng cho thấy sự quan trọng về lòng tin của thị trường.
Nếu điều chỉnh tăng trưởng xuống dưới ngưỡng 6,5% thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin đối với nền kinh tế, đem đến rủi ro khổng lồ và làm cho nền kinh tế mất ổn định. Điều này có thể thấy ở hai phương diện:
Thứ nhất, nếu hạ thấp mục tiêu đáy 6,5% thì thị trường sẽ hiểu chính là từ bỏ mục tiêu khá giả toàn diện, điều này sẽ làm cho kỳ vọng liên tục tụt dốc. Mấy năm trở lại đây, cho dù kinh tế liên tục đi xuống nhưng mục tiêu khá giả toàn diện luôn được kiên trì, lòng tin thị trường có ngưỡng để bám víu. Để thực hiện mục tiêu này thì cần đảm bảo tăng trưởng ở mức cận 6,5%. Nếu như năm 2016 kết thúc với 6,7% thì bình quân tăng trưởng từ 2017 đến 2020 phải đạt 6,43%. Từ góc độ này có thể thấy kiên trì mức tăng trưởng 6,5% chính là kiên trì mục tiêu khá giả toàn diện. Do đó, nếu từ bỏ mức tăng trưởng đáy 6,5% thì niềm tin đói với kinh tế Trung Quốc sẽ không còn, sự bi quan tăng cao sẽ làm cho đầu từ giảm sút, nguồn vốn tháo chạy, rủi ro là không thể tính toán.
Thứ hai, nếu từ bỏ mức tăng trưởng 6,5% thì việc này là sự đả kích nghiêm trọng đối với chính sách của Trung Quốc. Năm 2016, chính phủ nhiều lần bày tỏ việc nền kinh tế Trung Quốc đã bước vào đáy tăng trưởng, thậm trí nhân vật quyền uy từng nói rõ ràng rằng kinh tế Trung Quốc không phải hình chữ U, càng không phải hình chữ V mà là theo hình chữ L. Hơn nữa, tăng trưởng 3 quý đầu năm 2016 đều đạt 6,7%, điều này càng làm tăng lòng tin của các giới đối với đáy tăng trưởng đã dần hình thành. Nên nếu vào thời điểm này mà hạ mức tăng trưởng xuống 6,5% thì sẽ làm cho nhiều người lo lắng mà cho rằng nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang nằm ở nét sổ trong hình chữ L, và càng làm cho mọi người hoài nghi về các nhà chính sách. Tóm lại bất luận thế nào thì cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự chính sách và nếu xu thế chứ L tan biến thì có lẽ chỉ có chữ I.
Do vậy, có thể nói mục tiêu tăng trưởng 6,5% chính là viên định tâm hoàn không thể thiếu của Trung Quốc hiện nay. Xa rời mục tiêu nay thì rất khó duy trì lòng tin đối với kinh tế Trung Quốc và có thể gây ra sự dao động lớn đối với kinh tế vĩ mô.
Mạng Tân Hoa xã 4.1: Ngân hàng Citibank: Kinh tế Trung Quốc có triển vọng tăng trưởng ổn định trong năm 2017
Ngày 3/1, Ngân hàng Citibank công bố Báo cáo sách lược đầu tư năm 2017 dự báo, xét thấy Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục đưa ra một loạt biện pháp cải cách, kinh tế Trung Quốc năm 2017 có triển vọng tăng trưởng ổn định, mức tăng kinh tế dự tính sẽ giữ ở mức 6,5%.
Báo cáo cho biết, năm nay, Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục đưa ra một loạt biện pháp cải cách, bao gồm tăng chi tiêu cho phát triển và nghiên cứu, tăng nhanh cải cách chế độ hộ khẩu, tăng nhanh cải cách doanh nghiệp Nhà nước, thúc đẩy cơ chế hợp tác giữa doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân. Vì vậy, Ngân hàng Citibank dự báo, mức tăng kinh tế của Trung Quốc năm 2017 và năm 2018 đều có triển vọng giữ ở mức 6,5%.
Thế nhưng, báo cáo nêu rõ, nếu Mỹ thắt chặt chính sách thương mại với Trung Quốc, hoặc Chính phủ Trung Quốc áp dụng biện pháp kích thích kinh tế không đạt mức dự báo của thị trường, rủi ro đi xuống của kinh tế Trung Quốc có thể gia tăng.
Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Trung Quốc
Back Top page Print Email |