Trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế
Trả lời:
Việc tham mưu Chính phủ tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đối ngoại là một nhiệm vụ quan trọng trong các kế hoạch công tác của Bộ Ngoại giao; được tiến hành thường xuyên, liên tục, trên cơ sở bám sát thực tiễn tình hình, với phương châm đảm bảo tối ưu hóa các lợi ích của đất nước, đồng thời phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.
Hiện nay, Bộ Ngoại giao đang xây dựng và hoàn thiện nhiều văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến địa phương như: Luật Thỏa thuận quốc tế, Nghị định về xử phạt hành chính trong một số lĩnh vực đối ngoại; Nghị định
thay thế Nghị định 12/2012/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (tháng 4/2019 đã trình Chính phủ hồ sơ dự thảo Nghị định); Quyết định thay thế Quyết định 76/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế (đang trình Chính phủ). Việc thống nhất hoạt động đối ngoại trên cả nước hiện nay đang được thực hiện theo Quyết định 272-QĐ/TW ngày 21/01/2015 của Bộ Chính trị ban hành
Quy chế quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại (Quy chế 272), Kết luận 33-KL/TW ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Quy chế 272 (Kết luận 33). Trên cơ sở nguyên tắc chỉ có “một quy chế quản lý thống nhất hoạt động
đối ngoại”, năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã bãi bỏ Quyết định số 67/2011/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để đảm bảo phù hợp với
nguyên tắc nêu trên. Các văn bản được xây dựng đều tập trung vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại, đặc biệt là cơ chế phối hợp giữa Trung ương và địa phương. Trên cơ sở đó, các địa phương cần ban hành Quy chế quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại của địa phương mình căn cứ trên Quy chế 272 và Kết luận 33 của Bộ Chính trị.
Quay lại Đầu trang In trang Gửi mail |