Lịch sử công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài
Công tác vận động đồng bào ta ở nước ngoài từ lâu đã được coi là một nhiệm vụ quan trọng, gắn liền với nhiệm vụ của các thời kì cách mạng nước ta.
Phát huy truyền thống “lấy dân làm gốc”, của cha ông, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh : “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công”, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm tới công tác vận động quần chúng trong đó có công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài nhằm huy động mọi nguồn lực phục vụ cho sự nghiệp cách mạng chung của toàn dân tộc.
Ngay từ trước khi Đảng ta ra đời, chính lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và sau đó, nhiều đảng viên và các vị lãnh đạo của Đảng đã vận động, xây dựng cơ sở cách mạng ở Pháp, Trung Quốc, Thái Lan và các nước khác với sự đùm bọc, chở che của bà con ta ở nước ngoài. Nhiều thế hệ cán bộ đầu tiên của Đảng đã đồng cam, cộng khổ cùng kiều bào, chia sẻ nỗi đau của dân tộc đang làm nô lệ, thắp sáng lên tinh thần cách mạng trong những người con xa xứ.
Sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định
Ngày
Tiếp theo đó, Ban Việt kiều Trung ương trở thành đầu mối tổ chức, phối hợp, vận động kiều bào đấu tranh cho hoà bình, thống nhất đất nước, xây dựng các phong trào Việt kiều yêu nước đi đầu trong việc vận động nhân dân các nước sở tại và bạn bè khắp năm châu hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta.
Từ sau năm 1975, công tác vận động cộng đồng tập trung huy động kiều bào tham gia vào công cuộc khôi phục, xây dựng và bảo vệ đất nước; đồng thời, chống bao vây cấm vận và âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch từ bên ngoài. Các Hội Việt kiều yêu nước tại nhiều nước phát triển mạnh thu hút đông đảo kiều bào tham gia. Nhiều trí thức Việt kiều đã về nước trao đổi, giảng dạy, giới thiệu công nghệ mới. Nguồn kiều hối, hàng hoá do kiều bào gửi về đã góp phần giảm bớt những khó khăn trong nước. Nhưng cũng trong thời gian này, các Hội Việt kiều cũng gặp không ít khó khăn do sự chống phá quyết liệt của lực lượng phản động người Việt. Vào những năm cuối thập kỷ 80, do ảnh hưởng của tình hình Liên Xô và Đông Âu, phong trào Việt kiều có sự rạn nứt, ở một số nơi, hội kiều bào tự giải tán. Tuy nhiên, xu hướng gắn bó và hướng về Tổ quốc vẫn không ngừng phát triển, nhiều hình thức tập hợp mới của kiều bào ra đời với các hoạt động phong phú và đa dạng.
Từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài gắn liền với nhiệm vụ phát huy sức mạnh của toàn dân tộc phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Đây cũng là thời gian mà bộ máy tổ chức cũng như chức năng của Ban Việt kiều Trung ương được kiện toàn. Tháng 7/1994 sau Nghị quyết 08-NQ -TW của Bộ Chính trị, Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài được thành lập thay thế cho Ban Việt kiều Trung ương và tháng 11/1995 Chính phủ đã ra Nghị định số 77/ CP đặt Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao.
Từ đó đến nay, phát huy truyền thống, tiếp tục phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã giao, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài với đặc thù công tác vừa mang tính quản lý hành chính nhà nước vừa là công tác vận động quần chúng đã tham mưu cho Đảng và Nhà nước về những chủ trương, chính sách được ban hành có liên quan đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là Nghị quyết 36 – NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài cũng như Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 36.
Nghị quyết có ý nghĩa rất to lớn đối với công tác về người Việt Nam ở nước ngoài, trước hết là thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với công tác này và khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời, một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam; thứ hai là cơ sở chính trị, pháp lí cho việc kiện toàn bộ máy, cơ chế phối hợp trong xây dựng và thực thi các thể chế pháp luật nhằm thúc đẩy công tác về người Việt Nam ở nước ngoài; thứ ba là góp phần tăng cường sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, khơi dậy trong cộng đồng lòng yêu nước, tự hào dân tộc cùng chung sức xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, hùng cường, một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh; thứ tư, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và các nước, củng cố vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Đồng thời, Uỷ ban cũng đã phối hợp với nhiều cơ quan liên quan ban hành và triển khai thực hiện nhiều chủ trương, chính sách mới theo hướng tạo thuận lợi cho bà con ngày càng gắn bó với quê hương đất nước, từng bước tạo bình đẳng giữa đồng bào ta ở nước ngoài như đồng bào trong nước, đáp ứng những nguyện vọng chính đáng và lợi ích hợp pháp của bà con, làm cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đang có những chuyển biến tích cực, ngày càng tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới cũng như hội nhập quốc tế của đất nước.
Kết quả của công tác vận động đã thể hiện rất rõ qua việc những năm gần đây số bà con ta ở nước ngoài về nước thăm thân, du lịch, về đầu tư, đóng góp đã lên gần 400.000 lượt người mỗi năm. Lượng kiều hối gửi về nước năm 2003 đạt gần 2,7 tỷ USD, có thể đạt trên 3 tỷ USD trong năm 2004. Đầu tư của kiều bào theo Luật đầu tư nước ngoài đạt 540 triệu USD, theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước đạt khoảng 2.500 tỷ đồng VN. Hàng trăm lượt kiều bào đã về nước đóng góp tri thức, chuyển giao công nghệ.
Bộ máy công tác của Uỷ ban ngày càng được củng cố. Năm 2003 Quỹ Hỗ trợ cộng đồng người Việt
Vì những thành tích, đóng góp của nhiều thế hệ cán bộ trong 45 năm kể từ ngày thành lập, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhất (năm 1999) và Huân chương Lao động hạng nhất (năm 2004).
***
Đảng và Nhà nước ta luôn coi cộng đồng người Việt
Cập nhật 09-03-2005