Personal tools
Home | Contact | Fonts | Sitemap | Search
Wednesday, 25/12/2024 11:46

Tư liệu tham khảo: Người Việt Nam ở nước ngoài đầu thế kỷ XXI: số liệu và bình luận


 

Cho đến đầu thế kỷ XXI Việt Nam là nước có kiều dân thuộc loại nhiều và có thể nói là thuộc loại rất nhiều nếu tính tỷ lệ kiều dân Việt Nam so với tổng số dân trong nước.  Vào cuối thế kỷ trước khi dân nước Trung Quốc có khoảng 1,3 tỷ thì Hoa kiều có khoảng 55 triệu, chiếm tỷ lệ 4,23%; Anh có khoảng 60 triệu dân thì kiều dân Anh có khoảng 2 triệu, chiếm 3,33%; Ấn Độ có khoảng 900 triệu dân thì kiều dân Ấn Độ có khoảng 20 triệu, chiếm tỷ lệ 2,22%; Nhật Bản có khoảng 120 triệu dân thì kiều dân Nhật có khoảng 2 triệu, chiếm 1,66%... Cùng thời gian đó Việt Nam có khoảng 68 triệu dân thì người Việt Nam ở nước ngoài có khoảng 2,6 triệu, chiếm 3,82%. Như vậy là, về mặt tỷ lệ, so sánh với 4 nước thuộc loại có kiều dân nhiều vào hạng nhất thế giới đó, Việt Nam chỉ sau Trung Quốc. Bước qua đầu thế kỷ XXI, số kiều dân Việt Nam vẫn có chiều hướng tăng, tuy không có sự gia tăng đột biến như thời kỳ những năm sau của thập kỷ 70 thuộc thế kỷ XX.  Do vậy, nghiên cứu về người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay cần đặc biệt lưu ý tới sự diễn biến của sự gia tăng đó.

Vì nhiều lý do chủ quan và khách quan mà việc thu thập tài liệu, số liệu về kiều dân Việt Nam suốt nhiều năm qua vẫn chưa có được một con số thật sự chính xác. Nhiều lúc các nguồn thông tin về số lượng kiều dân Việt Nam khác nhau rất xa. Khoảng cách các con số có lúc xa nhau tới cỡ xê dịch từ 2 triệu đến 4 triệu; đặc biệt, có lúc, có tài liệu thông báo rằng người Việt Nam ở nước ngoài đã lên tới 6 triệu (!).

Kiều dân của bất cứ nước nào cũng có sự biến đổi số lượng theo thời gian. Nhưng với Việt Nam thì sự biến đổi số lượng kiều dân trong ba mươi năm qua mang nhiều yếu tố đặc biệt; gắn kết với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước và của thế giới. Sự kiện Nam Việt Nam được hoàn toàn giải phóng tháng 4 năm 1975 và những vụ việc phát sinh tiếp theo do sự kiện đó như sự xuất ngoại theo diện con lai Mỹ (Asian - American Children - AC); theo chương trình ra đi có trật tự (Orderly Departure programme - ODP) của Cao Ủy Liên hiệp quốc về người tị nạn (United Nations High Commissoner for Refugees - UNHCR) hoặc theo chương trình dành cho sĩ quan chính quyền Sài Gòn cũ đi cải tạo về (Humanitarian Organization - HO)... cùng với việc xuất ngoại do sự kiện chiến tranh biên giới và vấn đề “nạn kiều”; xuất ngoại và xáo trộn di dân do sự kiện Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, v.v... Mặt khác,  hiện tượng gia tăng số lượng kiều dân Việt Nam còn chịu ảnh hưởng không nhỏ từ những biến chuyển xã hội như vấn đề gia tăng xuất khẩu lao động, vấn đề kết hôn với người nước ngoài... Sự thay đổi tổng số lượng kiều dân Việt Nam đã phức tạp, nhưng sự thay đổi số lượng kiều dân Việt Nam trên từng nước sở tại còn phức tạp hơn nhiều. Tổng hợp nhiều nguồn số liệu thu thập được trong những năm 1994 - 1995 về kiều dân Việt Nam trên 79 nước và vùng lãnh thổ, chúng tôi đã có một con số là 2.643.200 người. Những số liệu này đã được công bố trên các báo chí và đã in trong cuốn sách “Người Việt Nam ở nước ngoài do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản tại Hà Nội năm 1997. Đó là bảng ghi số lượng kiều dân Việt Nam ở nước ngoài giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trước. 

Sau 10 năm, đương nhiên những con số trong bảng ghi đó đã thay đổi. Bảng ghi dưới đây là kết quả tổng hợp các nguồn số liệu mà chúng tôi nhận được từ đầu năm 2004 đến đầu năm 2005.  Các số liệu này được lập sóng đôi với các số liệu của bảng ghi 1994 - 1995 để phục vụ cho việc tham khảo, so sánh.

SỐ LƯỢNG VÀ SỰ PHÂN BỐ KIỀU DÂN VIỆT NAM TRÊN THẾ GIỚI TẠI THỜI ĐIỂM 2004 - 2005

 

TT

Tên nước hoặc

vùng lãnh thổ

Châu lục

Số kiều dân Việt Nam (1994-1995)

Chiều hướng tăng, giảm

Số kiều dân Việt Nam (2004-2005)

1.     

Hoa kỳ (United States)

Mỹ

950.000

­

1.300.000

2.     

Pháp (France)

Âu

400.000

¯

300.000

3.     

Ôxtrâylia

(Australia)

Đại dương

160.000

­

250.000

4.     

Canađa (Canada)

Mỹ

150.000

­

200.000

5.     

Trung Quốc (China)

Á

300.000

¯

180.000

6.     

Campuchia (Cambodia)

Á

100.000

­

130.000

7.     

Đài Loan (Taiwan)

Á

15.000

­

120.000

8.     

Thái Lan (Thailand)

Á

120.000

¯

110.000

9.     

Đức (Germany)

Âu

100.000

=

100.000

10. 

Nga (Russian)

Âu + Á

100.000

=

100.000

11. 

Anh (United Kingdom)

Âu

25.000

­

40.000

12. 

Séc (Czech)

Âu

18.000

­

35.000

13. 

Lào (Laos)

Á

10.000

­

35.000

14. 

Ba Lan (Poland)

Âu

30.000

¯

25.000

15. 

Na Uy (Norway)

Âu

2.000

­

17.000

16. 

Hà Lan (Netherlands)

Âu

10.000

­

15.000

17. 

Bỉ (Belgium)

Âu

7.000

­

12.000

18. 

Đan Mạch (Denmark)

Âu

5.000

­

11.500

19. 

Thụy Điển (Sweden)

Âu

2.000

­

10.000

20. 

Nhật Bản (Japan)

Á

6.000

­

10.000

21. 

Hàn Quốc (Korea, Republic of)

Á

5.000

­

9.500

22. 

Ucraina (Ukraine)

Âu

10.000

¯

8.000

23. 

Guyana (Guyana)

Mỹ

-

-

8.000

24. 

Thụy Sĩ (Switzerland)

Âu

5.000

­

6.500

25. 

Phần Lan (Finland)

Âu

1.000

­

6.000

26. 

Philippin (Philippines)

Á

5.000

=

5.000

27. 

Tân Calêđônia

(New Caledonia)

Đại dương

-

-

5.000

28. 

Macao (Macao)

Á

4.500

­

4.579

29. 

Italia (Italy)

Âu

2.000

­

3.000

30. 

Hunggari (Hungary)

Âu

5.000

¯

3.000

31. 

Áo (Austria)

Âu

3.000

=

3.000

32. 

Niu Zilân

(New Zealand)

Đại dương

300

­

2.412

33. 

Hồng Công (HongKong SAR)

Á

50.000

¯

2.000

34. 

Xlôvakia (Slovakia)

Âu

 

-

2.000

35. 

Bungari (Bungari)

Âu

2.500

¯

1.000

36. 

Aixơlen (Iceland)

Âu

-

-

1.000

37. 

Tây Ban Nha (Spain)

Âu

2.000

¯

1.000

38. 

Ăngôla (Angola)

Phi

-

-

800

39. 

Vanuatu (Vanuatu)

Đại dương

-

-

400

40. 

Ailen (Ireland)

Âu

500

¯

350

41. 

Rumani (Romania)

Âu

1.000

¯

300

42. 

Malaixia (Malaysia)

Á

1.200

¯

300

43. 

Ấn Độ (India)

Á

2.000

¯

260

44. 

Cốt đivoa (Vot d’lvoire)

Phi

-

-

253

45. 

Bêlarút (Belarus)

Âu

-

-

250

46. 

Lítva (Lithuania)

Âu

400

¯

250

47. 

Anbani (Albania)

Âu

2.000

¯

200

48. 

Gaiane thuộc Pháp (French Guiana)

Mỹ

-

-

200

49. 

Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey)

Á

2.000

¯

200

50. 

Mêhicô (Mexico)

Mỹ

2.000

¯

200

51. 

Triều Tiên (Korea, PDR)

Á

2.000

¯

200

52. 

Xingapo (Singapore)

Á

2.000

¯

160

53. 

Inđônêxia (Indonesia)

Á

5.000

¯

160

54. 

Angiêri (Algeria)

Phi

1.000

¯

110

55. 

Lucxămbua (Luxembourg)

Âu

500

¯

100

56. 

Mônđôva (Moldova)

Âu

-

-

100

57. 

Udơbêkixtan (Uzbekistan)

Á

-

-

100

58. 

Braxin (Brazil)

Mỹ

1.000

¯

100

59. 

Bồ Đào Nha (Portugal)

Âu

1.000

¯

100

60. 

Marốc (Morocco)

Phi

500

¯

100

61. 

Irắc (Iraq)

Á

1.000

¯

100

62. 

Mađagaxca (Madagascar)

Phi

-

-

100

63. 

Nam Tư (Yugoslavia)

Âu

1.000

¯

100

64. 

Mianma (Myanmar)

Á

500

¯

80

65. 

Áchentina (Argentina)

Mỹ

500

¯

80

66. 

Ảrập Xếut (Saudi Arabia)

Á

1.000

¯

57

67. 

Iran (Iran)

Á

1.000

¯

53

68. 

Kênia (Kenya)

Phi

200

¯

51

69. 

Chilê (Chile)

Mỹ

500

¯

50

70. 

Cadắcxtan (Kazakhstan)

Á

-

-

50

71. 

Banglađét (Bangladesk)

Á

500

¯

50

72. 

Pêru (Peru)

Mỹ

500

¯

50

73. 

Libăng (Lebanon)

Á

-

-

40

74. 

Ixraren (Israel)

Á

200

¯

40

75. 

Tuốcmênixtan (Turkmenistan)

Á

-

-

39

76. 

Mông Cổ (Mongolia)

Á

500

¯

35

77. 

Vaticăng (Vaticano)

Âu

50

¯

30

78. 

Etxtônia (Estonia)

Âu

300

¯

30

79. 

Pocpua Niu Ghinê

(Papua New Guinea)

Đại dương

300

¯

30

80. 

Cuba (Cuba)

Mỹ

2.000

¯

25

81. 

Nam Phi (South Frica)

Phi

-

-

23

82. 

Hy Lạp (Greece)

Âu

700

¯

20

83. 

Giócđani (Jordan)

Á

200

¯

20

84. 

Cưrơgưxtan (Kyrgyzstan)

Á

-

-

20

85. 

Látvia (Latvia)

Âu

100

¯

20

86. 

Lixtenstâyin (Liechtenstein)

Âu

100

¯

20

87. 

Pakixtan (Pakistan)

Á

1.000

¯

20

88. 

Xan Mario (San Mario)

Âu

100

¯

20

89. 

Xênêgan (Senegal)

Phi

-

-

20

90. 

Paragoay (Paraguay)

Mỹ

-

-

16

91. 

Haiti (Haiti)

Mỹ

-

-

15

92. 

Guam (Guam)

Đại dương

-

-

15

93. 

Brunây (Brunei)

Á

-

-

12

94. 

Mônaco (Monaco)

Âu

100

¯

10

95. 

Libi (Libya)

Phi

100

¯

10

96. 

Côlômbia (Colombia)

Mỹ

500

¯

10

97. 

Anđôra (Andorra)

Âu

100

¯

10

98. 

Yêmen (Yemen)

Á

-

-

10

99. 

Ai Cập (Egypt)

Phi

1.000

¯

10

100.             

Nêpan (Nepal)

Á

100

¯

10

101.             

Công Gô (Congo)

Phi

-

-

10

102.             

Cộng Hòa Trung Phi

(Central African Republic)

Phi

-

-

10

103.             

Tandania

Phi

-

-

10

104.             

Êcuađo (Ecuador)

Mỹ

-

-

8

105.             

Côoét (Kuwait)

Á

100

¯

7

106.             

Xyri (Syria)

Á

-

-

5

107.             

Manta (Malta)

Âu

-

-

5

108.             

Panama  (Panama)

Mỹ

-

-

3

 

Tổng cộng

 

2.643.650

 

3.078.143

 

 

(còn nữa)

 

Tiến sĩ Trần Trọng Đăng Đàn

(Nhà nghiên cứu Khoa học xã hội)

 

 

Created by admin
Last modified 21-03-2006
Tạp chí Quê Hương trên Internet
Kênh thông tin của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
Tổng biên tập Hoàng Bình
Toà soạn: Số 7B Ngõ Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tel: (84-4) 9.33.39.23, 9.33.39.24
Fax: (84-4) 8.25.92.11 - E-mail: info@quehuong.org.vn - quehuong@hn.vnn.vn
Giấy phép 399/GP-BVHTT ngày 26/12/2000 của Bộ Văn hoá - Thông Tin