Công cụ làm việc cá nhân
Trang chủ | Liên hệ | Fonts | Sitemap | Tìm kiếm
Thứ bẩy, 26/04/2025 21:55

Một ngày cho đại học Việt Nam


Song song với con số người Việt ở nước ngoài về thăm quê hương ngày càng gia tăng thì số người trí thức ghé về Việt Nam hàng năm quả là không nhỏ. Nói chung thì họ trở về quê nhà trước hết là để thăm gia đình, bạn bè, viếng những danh lam thắng cảnh rồi sau đó lẳng lặng ra đi như những du khách nước ngoài. Tuy nhiên khác với những du khách này, trong thâm tâm họ, không ít thì nhiều, ai cũng muốn đóng góp chút gì cho quê hương. Vấn đề là không mấy ai biết phải bắt đầu từ đâu, phải làm gì và sẽ đóng góp như thế nào v.v…

Một mặt khác, với con số sinh viên và các trường đại học trong nước ngày càng tăng mạnh, người trong nước cũng muốn tìm cách vươn ra để nối kết với những nguồn trí thức người Việt ở nước ngoài hầu có thể học hỏi, trao đổi thông tin và tiếp cận kiến thức mới. Tuy nhiên vấn đề khó khăn với họ cũng tương tự, nghĩa là không mấy ai biết phải bắt đầu từ đâu, làm sao hoặc nhờ ai giúp để tìm gặp những đối tác nước ngoài này.

Trong phạm vi bài tham luận ngắn này, tôi xin gợi ý về một chương trình tương đối giản dị mà Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài (Ủy ban) có thể thực hiện để đạt những mục tiêu trên. Tôi tạm gọi tên chương trình này là “MỘT NGÀY CHO ĐẠI HỌC VIỆT NAM” (Chương trình) và xin đề nghị vắn tắt các điểm chính như sau:

1. Chương trình: Một trí thức người Việt ở nước ngoài (Đối tác) tham gia Chương trình, khi về Việt Nam sẽ chỉ cần dành ra MỘT ngày để ghé đến thăm MỘT trường Đại học mà họ chọn. Chương trình đại khái gồm: Buổi sáng được mời đi tham quan, nghe giới thiệu về trường, giao lưu với các sinh viên và ăn trưa trong trường. Buổi chiều họp với các giáo sư chuyên ngành, thuyết trình, trao đổi thông tin, sách vở và ăn tối cùng với họ.

2. Đại học: Các trường Đại học muốn tham gia Chương trình sẽ liên lạc với Ủy ban, cung cấp đầy đủ các chi tiết cần thiết, và nhất là phải cho biết tên người đại diện liên lạc (Đại diện) của trường. Điểm này rất quan trọng vì trước khi về nước, Đối tác sẽ liên lạc nhiều lần với Đại học thông qua người Đại diện này vì sẽ có nhiều câu hỏi cần được giải đáp. Người Đại diện do đó cần có khả năng giao thiệp để biết khéo léo hướng dẫn và giúp đỡ đối tác qua email. Đồng thời Đại học cũng cần tìm hiểu thêm về Đối tác trước khi chính thức chuyển lời mời.

3. Ủy ban: Vai trò của Ủy ban cũng không khác gì “người mai mối” mà các Đại học là “đàng trai” và các Đối tác là “đàng gái”! Các chức năng chính là:

* Tổ chức một “database” các trường Đại học tham gia Chương trình. Tạo một website cung cấp đầy đủ thông tin để các Đối tác có thể truy cập. Dựa vào những thông tin này mà Đối tác sẽ quyết định chọn trường Đại học nào để viếng thăm khi về Việt Nam. Về việc tổ chức website thì Ủy Ban có thể nhờ các cơ quan khác như các báo điện tử có khả năng và kinh nghiệm để giúp thiết lập web và cập nhật. Website cần ghi rõ tên và địa chỉ email của những Đại diện để các Đối tác tiện liên lạc trực tiếp.

* Chọn Đối tác: Đây là một việc rất quan trọng và phần lớn sẽ do các Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài đảm trách. Ngoài việc tiếp xúc với những Đối tác qua các danh sách người Việt sẵn có, Đại sứ quán còn có thể tìm thêm những người mới bằng cách đòi hỏi phải ghi thêm trong tờ Đơn xin Chiếu khán các thông tin như:

a) Trình độ học vấn

b) Ngành nghề chuyên môn

c) Địa chỉ email

Từ đó Sứ quán có thể chọn lọc và gửi điện thư mời họ tham gia Chương trình ngay sau khi vừa cấp visa, giới thiệu cho họ biết về website của Chương trình với đầy đủ thông tin về các trường Đại học, lịch thăm viếng tiêu biểu của một ngày làm việc, cùng địa chỉ email của những người bạn đã tham dự Chương trình để họ có thể tham khảo ý kiến.

* Quản lý: Ủy ban sẽ liên tục cập nhật website, thu thập thông tin để cải tiến Chương trình, đánh giá thành quả đạt được v.v…

4. Đối tác: Chọn một trường Đại học nào để thăm viếng là quyết định của Đối tác sau khi tiếp xúc với các Đại diện, và sự thành công của Chương trình tùy thuộc hoàn toàn vào mỗi trường Đại học. Ủy ban có thể tập hợp các kinh nghiệm thu thập được rồi chuyển cho tất cả các trường Đại học để giúp tăng hiệu quả hoạt động như cách giúp Đối tác chuẩn bị cho chuyến đi, chọn đề tài chuyên môn để trình bày, gửi bài tham luận về trước, và giúp trường Đại học duy trì mối liên hệ sau đó v.v…

5. Chuyên gia: Những Đối tác đã từng cộng tác một lần trong Chương trình sẽ trở thành “Chuyên gia” và chính họ sẽ là những người, không những sẽ tiếp tục trở lại mà còn sẽ tự nguyện giới thiệu những bạn trí thức khác trở về. Tuy gọi là chương trình “Một ngày”, nhưng khi du lịch từ Bắc chí Nam, chắc hẳn sẽ có nhiều Đối tác cũng sẽ tổ chức ghé thăm các trường Đại học ở những nơi họ đi qua, mỗi nơi một ngày, hoặc có thể lưu lại làm việc với một trường Đại học nào đó trong nhiều ngày hơn.

6. Những thành viên tham dự cuộc hội thảo năm nay có thể là những người đầu tiên tham gia và như thế chúng ta có thể khởi động ngay Chương trình “Một Ngày Cho Đại Học Việt Nam”. Xin xem mẫu đăng ký đề nghị đính kèm.

Th.S Võ Tá Hân (Singapore)

MẪU ĐĂNG KÝ

Kính gửi: Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài 

MỘT NGÀY CHO ĐẠI HỌC VIỆT NAM 

Tôi xin tham gia vào chương trình Một Ngày Cho Đại Học Việt Nam và sẽ dành thời gian trong những chuyến về thăm quê nhà kế tiếp của tôi để viếng thăm một trường Đại học trong nước.

 

Họ và Tên

 

Rời Việt Nam năm:

Ngày và nơi sinh

 

Hiện sống tại quốc gia:

 

Địa chỉ hiện tại:

 

Điện thoại

Fax

Email

 

HỌC VẤN

Bằng cấp

1.

 

2.

 

3.

 

Đại Học

Năm

 

 

 

 KINH NGHIỆM – Xin ghi những nơi đã làm việc trong thời gian qua

 

Công ty/Cơ Quan/Đại học

1.

 

2.

 

3.

 

4.

 

Chức vụ

Từ năm … đến năm

 

 

 

 

 

NHỮNG LĨNH VỰC CÓ THỂ ĐÓNG GÓP

1.

 

2.

 

3.

 

NHỮNG YÊU CẦU KHÁC  

¨   Có thể thăm 1 Đại học trong 1 ngày

¨ Gửi cho tôi danh sách các Đại học

¨   Có thể thăm 1 Đại học trong nhiều ngày

¨ Gửi tên tôi đến các Đại học

¨   Có thể thăm nhiều Đại học trong một chuyến đi

¨ Muốn thăm Đại học …………………………

 

Làm tại / Ngày

Ký tên

 

 

Tạo bởi admin
Cập nhật 19-07-2006
Tạp chí Quê Hương trên Internet
Kênh thông tin của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
Tổng biên tập Hoàng Bình
Toà soạn: Số 7B Ngõ Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tel: (84-4) 9.33.39.23, 9.33.39.24
Fax: (84-4) 8.25.92.11 - E-mail: info@quehuong.org.vn - quehuong@hn.vnn.vn
Giấy phép 399/GP-BVHTT ngày 26/12/2000 của Bộ Văn hoá - Thông Tin