Huy động tiềm lực kiều bào
Mặt rộng của việc huy động tiềm lực kiều bào:
Kiều bào làm cầu nối doanh nghiệp:
gửi ngoại tệ về nước
đưa hàng hoá xâm nhập thị trường thế giới
đầu tư vào các ngành kinh tế đang triển khai trong lĩnh vực xuất khẩu
giới thiệu và thúc đẩy doanh nghiệp nước ngoài đầu tư
Đây là việc để có mẫu số chung trong nhiều thành phần đa dạng của kiều bào và nên tiếp tục phát triển thành phong trào quần chúng rộng rãi hướng về đất nước
Tuy nhiên còn cần chú ý chiều sâu, tránh nhầm lẫn việc đóng góp Khoa học kỹ thuật (KHKT) với các việc liên doanh thương mại, đánh giá hiệu suất qua con số tài chính đầu tư vốn liếng. Những người làm việc KHKT thường là những người ít có vốn tài chính
nhiều mà vốn tích lũy được là kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp và những mối liên hệ với các công ty sản xuất hay nghiên cứu, giảng dạy trong nhiều năm làm việc thực tế.
Đóng góp KHKT như thế nào và cụ thể là những việc gì có thể tham gia được?
- Tổ chức trong nước khuyến khích và hỗ trợ kiều bào vận động chuyển giao kiến thức, công nghệ từ những công ty, cơ sở đang làm việc cũng như những đồng nghiệp người nước ngoài. Chuyên gia có tâm huyết ủng hộ Việt
Ở Đức số chuyên gia đang ở tuổi gần 60 rất đông và có những vị trí quan trọng trong tất cả các ngành nghề, họ lại có cảm tình đặc biệt dành cho Việt
Chuyên gia nước ngoài, thí dụ chuyên gia Đức lại sẽ làm việc hợp ý, hiệu quả với chuyên gia Việt kiều. Đó là điều cần thiết cho họ. Nhà nước cần đặt ra cơ quan, giới thiệu, tổ chức quản lý có qui định qui chế về các công trình nghiên cứu KH hay các đề án kỹ thuật để hai đối tượng nói trên có cơ hội làm việc chung với đối tác đúng, chuyên gia trong nước.
Tránh vướng mắc về quan điểm đánh giá, đối xử với chuyên gia Việt kiều như là người chỉ đóng vai trò làm môi giới, trung gian nhất thời.
Làm những việc gì?
Theo đánh giá và phân tích chính thức về hiện trạng giáo dục tại Việt Nam:
- Tình thế học kỹ thuật trong nước đang yếu kém. Trường Đại học và số người đi học và muốn học Đại học rất đông, trong khi chương trình học hầu như không đáp ứng được thực tế đang cần.
- Trường nghề, kỹ thuật của toàn xã hội thì vừa ít vừa yếu về trang bị, chương trình giảng dạy cũng không sát với thực hành.
- Các khu công nghiệp hay các tổng công ty lớn cũng chưa đầu tư hữu hiệu cho công nhân, kỹ thuật lành nghề.
- Tâm lý người học còn theo thời, theo mốt, cho nên học không theo sở thích, miễn là có nhiều bằng cấp càng tốt.
- Người trí thức Việt kiều (VK) là những chuyên gia về những ngành nghề mà họ đã học và hành nghề liên tục nhiều năm tại các nước tiên tiến về công nghiệp. Chuyên gia có kinh nghiệm tay nghề, vững vàng với kiến thức hiện đại được tích luỹ tự nhiên.
- Truyền nghề lại cho thế hệ trẻ là hoài bão và việc làm tự nhiên mà bản thân chuyên viên VK cũng đang làm ở ngoài nước.
Cho nên
- Tham gia vào việc giảng dạy, tập huấn, thao tác công nghệ cho chính người Việt của mình là thế rất mạnh, là động lực có sẵn, đề nghị cần được khuyến khích, phát huy.
- Việc huy động chuyên viên VK đóng góp vào giáo dục thực hành, dạy nghề, dạy kỹ thuật và quản lý phải chăng là lời giải rất khả thi cho bài toán khó về nhân lực trong nước hiện nay.
- Đề nghị nhà nước đứng ra tổ chức thành những khu trung tâm dạy nghề đặc biệt dành cho chuyên viên VK đặc trách giảng dạy. Chuyên viên VK có thể vừa tham gia dạy thao tác nghề nghiệp dài hạn đến khi học viên tốt nghiệp hoặc vừa ngắn hạn bằng những hình thức seminar chuyên môn
để nâng cao tay nghề cho các chuyên viên kỹ thuật có sẳn.
- Ngay từ đầu VK có thể tham gia vào việc xây dựng đề án các trung tâm đó, cũng như cho phép họ tham gia góp cổ phần cho trung tâm hình thành xây dựng trung tâm vừa có trang bị máy móc, phương tiện kỹ thuật hiện đại, vừa đi thẳng vào chương trình dạy nghề đạt đẳng cấp quốc tế.
Ngoài ra thành công của Trung tâm còn đem đến hiệu quả:
- Thu hút chuyên viên VK ngày càng đông tham gia vào việc đóng góp cụ thể.
- Thu hút học sinh VN ở lại học tại chỗ, không cần đi học nước ngoài.
- Hỗ trợ các khu công nghiệp, các doanh nghiệp trong việc đầu tư nhân sự có khả năng thực tế trong quản lý và bảo hành kỹ thuật, tránh lãng phí.
Bài toán khó và mâu thuẫn là đầu tư máy móc hiện đại, mà con người sử dụng thì còn thiếu thốn, non nghề cần nhanh chóng có lời giải. Hậu quả lãng phí trong đầu tư sẽ trầm trọng và làm kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế chung.
Đề nghị chú ý và huy động lực lượng chuyên viên Viều kiều đang sẵn sàng.
KS. Lê Duy Nhẫn (CHLB Đức)
Cập nhật 19-07-2006