Personal tools
Home | Contact | Fonts | Sitemap | Search
Saturday, 26/04/2025 20:59

Trí thức Việt kiều và chính sách phát triển đất nước

Chính sách cơ bản trong chuyển đổi công nghệ cao: thành lập một Viện Công nghệ Quốc gia (VCNQG) trình độ quốc tế.

Nước Việt Nam đang đổi mới trên đường phát triển, hội nhập. Cần phải kế hoạch chương trình thúc đẩy công nghệ hóa phát triển đất nước. Cần huy động nguồn nhân lực trong nước, Việt kiều dưới nhiều dạng khác nhau nước ngoài cùng đầu để một sức mạnh đột phá về đào tạo, nghiên cứu chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp. Sức mạnh đó phải tập trung về công nghệ mũi nhọn để hiện đại hóa giúp nền kinh tế dựa trên hiểu biết (trí thức) của Việt Nam cất cánh.

Theo báo chí bình luận, giáo dục đại học trong nước chưa đạt được tiêu chuẩn cao, mặt khác, Việt Nam những trí thức KHKT và Việt kiều xuất sắc, thành công, ta phải làm thế nào để khai thác được nguồn nhân lực ấy hiệu quả để đào tạo một thế hệ trẻ KHKT đạt được chất lượng quốc tế số lượng khá cao để phát triển tiếp tục giữ bền vững tăng trưởng một nền kinh tế hiện đại.

một vài nước nền kinh tế phát triển tột bậc, chẳng hạn Thụy hay Hoa Kỳ, người ta nhận xét đào tạo, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, chuyển giao phát minh cho kỹ nghệ gắn chặt với nhau. Họ không ngừng đáp ứng đưa vào công trình nghiên cứu mới đào tạo công nghệ cao tiềm lực kinh tế quan trọng như sinh học nanotechnology.

I. Vài ý kiến lược về việc thành lập một Viện Công nghệ Quốc gia (VCNQG) trình độ quốc tế

Muốn được vào sân chơi để phát triển công nghệ hiện đại, ta cần một hình tổ chức đầu mạnh dạn. Tại đây tôi muốn đề cập vấn đề thành lập một Viện công nghệ quốc gia trình độ quốc tế. Tại sao lại phải đạt trình độ quốc tế? Khi hội nhập cạnh tranh, nước ta cần một đội ngũ KHKT đạt tiêu chuẩn thế giới mới thể sản xuất xuất ra những sản phẩm công nghệ hay dịch vụ hiện đại đem lại giá trị cao cho kinh tế thu hút công nghệ thế giới đầu vào trong nước. VCNQG phải đầu vào đầu ra đạt được tiêu chuẩn toàn cầu.

Cụ thể:

Đầu vào: Sinh viên trình độ cao thông thạo ngoại ngữ (tiếng Anh), được đào tạo theo chương trình KHKT của các Viện Công nghệ thuộc vào top 100 trên thế giới, ngôn ngữ chính: Việt, Anh, Pháp (nếu thành lập được), đào tạo sau ĐH, ngôn ngữ chính: Anh hoặc Pháp (nếu thành lập được); GS và cán bộ nghiên cứu cũng phải được tuyển chọn căn cứ trên tiêu chuẩn quốc tế.

Thông thạo ngoại ngữ cần cho công tác cạnh tranh trên toàn cầu.

Đầu ra: Sinh viên tốt nghiệp cử nhân, thạc tiến phải đạt trình độ quốc tế, những phát minh những sản phẩm nghiên cứu đăng trong các tạp chí thế giới, thành lập những công ty công nghệ hay dịch vụ cao trong nước.

Muốn đạt được kết quả trên trong tương lai, cần VCNQG mẫu mực trong đó đào tạo, nghiên cứu KHTN và KHCN mũi nhọn cùng chuyển giao công nghệ nằm cùng dưới một hệ thống quản .

Lương bổng của Giáo nhân viên nghiên cứu (đã đạt trình độ tiến sỹ) phải xứng đáng với công lao họ bỏ ra thể so sánh trong khu vực. Hạ tầng sở, thiết bị của VCNQG phải hiện đại. Thành viên của VCNQG có thể người trong nước, Việt kiều hay người nước ngoài, lựa chọn theo tiêu chuẩn khả năng chất lượng cao nhất.

Viện cũng cần một Quy chế đặc biệt quyền tự quyết định trong một khuôn khổ pháp .

Đầu ban đầu để thành lập VCNQG: một vùng đất hơn 100 hecta, 350 triệu USD để xây hạ tầng sở, thiết bị phòng thí nghiệm (gần 1/10 ngân sách Việt kiều gửi cho con hàng năm). Ngân quỹ điều hành hàng năm: 120 triệu USD cho VCNQG. Nếu thực hiện được VCNQG và quản một cách hiệu quả như một doanh nghiệp, tiền đầu thể rất lớn nhưng trong tương lai lợi ích kinh tế Viện đem lại thể lớn hơn rất nhiều: đất nước sẽ phát triển bền vững sau đó, những công ty công nghệ ra đời thành công sẽ đem lại giá trị cao cho nền kinh tế.

Thông tin cho biết trong năm 2004 Việt kiều nước ngoài đã đóng góp cho nền kinh tế nước nhà khoảng 3 tỷ USD giúp đỡ con trong nước. Việt kiều trí thức doanh nhân Việt kiều thể đóng góp cho quỹ xây dựng VCNQG, quỹ học bổng cho sinh viên nghèo hỗ trợ dự án nghiên cứu VCNQG. Họ thể một thành viên của VCNQG, thể giúp ngắn hạn một chương trình nghiên cứu, vấn hướng dẫn một đề tài nghiên cứu từ xa, tại xứ sở họ đang làm việc. Họ thể vấn cho quản lý, thanh tra VCNQG trong khuôn khổ pháp quy chế của Viện để giúp hoạt động hiệu quả. Họ thể giúp vấn thành lập công ty nhân ứng dụng KHKT mới tìm ra VCNQG, chính phủ thể tin cậy vào họ trong các vị trí trong ban chấp hành VCNQG để kiểm tra, giúp ý kiến định hướng đề nghị những biện pháp cải tổ thiết thực. Vấn đề tìm ra những nhà quản lý, những nhà khoa học chân chính những đóng góp tích cực trong quản trong nghiên cứu tác dụng trực tiếp đem lại thành tựu tốt đẹp cho VCNQG trong công cuộc hiện đại hóa đất nước.

II. hình Viện công nghệ quốc gia

Viện CNQG hoàn toàn mới, không lấy ghép nối từ Đại học hay trường Bách khoa hiện tại với hình giản dị như sau.

 

Đào tạo

Nghiên cứu

Chuyển giao công nghệ

Bộ máy hành chính

ĐH

Sau ĐH

KHTN

KHCN

 

 

cử nhân

thạc tiến

Toán (kể cả financial mathematic)

CN thông tin tuyến

Vườn công nghiệp (Scientific parks)

- Thư viện

- Địa ốc, sở

- Kế toán ngân quĩ

- Dân sự

- Dịch vụ thông tin tuyến

- Hạ tầng sở (thiết bị, phòng thí nghiệm)

 

 

Vật

CN sinh học

Hợp đồng thương mại với tổ chức khác

 

 

Hoá học

Material sciences (nanotechnology)

Bảo vệ phát minh (sở hữu trí tuệ)

 

 

Sinh học

Năng lực

Đào tạo, giúp thành lập doanh nghiệp

Ban điều hành:

- Giám đốc VCNQG

            - Giám đốc đào tạo
            - Giám đốc nghiên cứu KHKT
- Giám đốc nghiên cứu KHCN
- Giám đốc chuyển giao công nghệ

            Nhiệm kỳ 3 năm, chỉ được 2 nhiệm kỳ.

Đào tạo (3-4, 2, 3): Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến

Âu châu, bằng cử nhân: 3 năm; Hoa Kỳ: thường 4 năm, lý do:  tốt nghiệp THPT ở Hoa Kỳ tương đương 12 năm (lớp 12); Ở châu Âu thường lớp 13.

Ngôn ngữ: Việt, Anh, Pháp (nếu thể thành lập được)

Ngôn ngữ đào tạo cử nhân: tiếng Việt, tiếng Anh (tiếng Pháp nếu có)

Ngôn ngữ đào tạo sau ĐH: tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp nếu có)

Ý kiến: Chương trình 3 năm cử nhân

Chọn đầu vào sinh viên loại giỏi trở lên môn họ chọn phải thuộc thành phần xuất sắc trung học. Sinh viên, trước khi vào năm thứ hai phải bằng Anh văn, trình độ C1/6.5 (hoặc tương đương bằng tiếng Pháp nếu tiếng Pháp ngoại ngữ chính của họ).

Được vào học Thạc sĩ: sinh viên tốt nghiệp cử nhân loại khá trở lên.

Được vào học Tiến sĩ: Sinh viên tốt nghiệp Thạc loại khá trở lên.

Nghiên cứu:

KHTN: Giáo sư Chủ nhiệm ban toán (hay trưởng viện toán, hay trung tâm toán, ban vật lý, ban hóa học ban sinh học được nhiệm kỳ 3 năm. Họ những người được bầu làm Giám đốc nghiên cứu KHTN. Mọi chức hay trưởng ban đều giữ phần nghiên cứu chuyên môn của mình. Trong mỗi ban, những GS nghiên cứu chuyên môn, điều khiển nhân viên nghiên cứu (sau TS) sinh viên soạn TS. GS không dạy quá 5-6 giờ 1 tuần. Thời gian còn lại, trách nhiệm nghiên cứu, hội thảo trong lĩnh vực của mình.

Chương trình nghiên cứu của KHTN là nghiên cứu bản nhưng hiện đại để hỗ trợ cho KHCN. Cụ thể: trong toán học, những nghiên cứu về đề tài stochastic calculus áp dụng trong vật lý, hoá học, sinh học tài chánh.

Giờ dạy thuyết các giảng đường lớn cho sinh viên tương đối ít. Sinh viên thể theo dõi bằng phương tiện multimedia trong các phòng học. Giờ còn lại sinh viên chia từng tốp nhỏ, làm bài tập, thảo luận, tháo gỡ thắc mắc, giải quyết hoặc trong phòng thí nghiệm.

Học để tự học, giải quyết vấn đề suy nghĩ độc lập.

Sinh viên TS trợ giúp giảng dạy, được nhận lương bổng.

KHCN: Giống như KHTN nhưng tập trung vào những CN mũi nhọn. Nghiên cứu KHCN dựa trên nghiên cứu KHTN để ứng dụng thành tựu những kết quả.

Chuyển giao công nghệ:

Xin xem chú thích trong hình VCNQG. Một trong nhiệm vụ của khoa này khuyến khích GS/nhân viên nghiên cứu/SV tốt nghiệp thành lập công ty ứng dụng làm ông bầu cho họ (đào tạo giải quyết/giúp đỡ hành chính tài chính quản dự án cho đến khi công ty ra đời).

Hành chính: Dịch vụ nhân viên SV của viện, chứ không cai quản viện.

- Thư viện: Hiện đại máy tính, viễn thông là nơi nhân viên tham khảo tài liệu SV học tập.

- Địa ốc: ký túc xá, sân vận động, thể thao, khu cho nhân viên (căn hộ, biệt thự...). Cần dự trữ đất đai để đáp ứng phát triển sau này.

- Đất đai thể hơn 100 hecta.

- Kế toán: cần cost accounting để chẩn đoán chi tiêu hiệu quả của những dự án. Kiểm soát thường xuyên kế toán bởi thanh tra.

- Mạng tin học viễn thông cho VCNQG cần thật sự hiện đại, đường nối riêng, tốc độ cao không bị nghẽn.

III. Dự án VCNQG

Dự tính khi VCNQG hoạt động toàn diện:

Nhân sự:

Sinh viên: 7.000 (4.400 sinh viên cử nhân: 1.200 ra trường mỗi năm; 1.400 sinh viên thạc sĩ: 600 ra trường mỗi năm; 1.200 sinh viên tiến sĩ: 250 ra trường mỗi năm).

GS: 220 (từ trong nước, Việt kiều hay nước ngoài), quốc tế

Nhân viên nghiên cứu: 600 (đã có bằng TS)

Nhân viên hành chính và phục vụ: 1.500

Đầu tư:

Đất đai: hơn 100 hecta

Thực hiện hạ tầng cơ sở VCNQG: ước là 350 triệu USD (gần 1/10 ngân sách Việt kiều gửi cho bà con trong năm 2004).

Ngân quỹ điều hành hàng năm (không kể điện, nước, thuế…):

GS (lương bổng): 15 triệu USD

Nhân viên nghiên cứu: 15 triệu USD

Sinh viên TS, nhân viên hành chính và phục vụ: 12 triệu USD

Trùng tu cơ sở hạ tầng + xây thêm: 20 triệu USD

Hiện đại thiết bị/phòng thí nghiệm: 20 triệu USD

Chương trình trao đổi quốc tế GS/nhân viên nghiên cứu/sinh viên TS: 10 triệu USD

Dự bị cho chương trình nghiên cứu mới: 30 triệu USD

Tổng cộng: 122 triệu USD

Những tư duy cần thiết cho dự án:

- Định hướng: Đâu là những công nghệ nhọn ta muốn thành công? Đâu là thành phần trí thức Việt kiều hồi hương, đâu là thành phần Việt kiều hải ngoại có thể giúp đỡ, đâu là thành phần trí thức trong nước. Nếu thiếu nhân lực theo tiêu chuẩn cao trong một ngành chuyên môn, hợp đồng với trí thức KHKT nước ngoài?

- Pháp lý để thành lập quy chế cho VCNQG

- Quản lý VCNQG như một doanh nghiệp, trong đó nhân sự là thành phần quốc tế, thành quả nghiên cứu là hàng đầu cũng như đào tạo nhân lực tiêu chuẩn thế giới là ưu tiên. Làm sao ngăn chặn được những tiêu cực của một xã hội đang đổi mới và trên đường phát triển: thầu không đúng tiêu chuẩn, thiết bị giao không đúng, bằng cấp không trình độ, thực chất không bảo đảm công việc nhưng vì quen biết… vì những người làm KHKT là con người chân chính, đam mê thì VCNQG mới có kết quả và thành công.

Nhiệm kỳ ban quản lý: Để tránh tình trạng quan liêu, nhiệm kỳ 3 năm, gia hạn thêm một kỳ (trừ trường hợp đặc biệt) để tư duy mới, quản lý mới đột phá được đưa vào.

Quyền lợi nhân viên: Tốt được tặng thưởng đúng đắn. Thí dụ một phát minh được ứng dụng trong kỹ nghệ, phát minh đó là của viện. Viện nhận được lợi tức khi cho công nghiệp thuê quyền phát minh của mình, thì nhân viên tìm ra phát minh đó cũng được tặng thưởng theo giá trị đóng góp của họ. Hợp đồng với nhân viên theo pháp lý của doanh nghiệp tư nhân. Lương bổng hấp dẫn cho các nhà KHKT ở các nước phát triển hơn ta trong khu vực (Ấn Độ chẳng hạn). Quy chế 100% phục vụ cho viện.

- Đề nghị cải tổ hệ thống giáo dục THPT để cho học sinh khi học xong THPT có trình độ chuẩn, suy tư độc lập và thông thạo ngoại ngữ. Những học sinh này là đầu vào SV tương lai của VCNQG. Sự sáng tạo của họ sẽ góp phần cho tồn tại lâu bền và giữ giá trị của VCNQG.

Khả năng bành trướng dự án

Khi nhu cầu phát triển cao, có thể xây dựng thêm viện công nghệ theo trục TP. Hồ Chí Minh – Đà Nẵng – Hà Nội. Những viện này vừa cạnh tranh và hợp tác với nhau.

Đánh giá VCNQG: Trên những phát minh và những thành công nghiên cứu in trong tạp chí KHKT quốc tế (Patents and scientific publications as a mean of ínstitute output), những ứng dụng kỹ nghệ và những cống hiến của thế hệ trẻ được đào tạo ở đây trong sự nghiệp phát triển.

IV. Thành tựu kinh tế VCN

Đầu tư trong VCN đem lại những thành quả điển hình như sau:

1.       Hiện diện của University Berkeley, VCN Caltech, Stanford đem lại giàu có cho vùng Silicon Valley.

2.       Hiện diện của MIT/Harvard ở Boston: Novartis quyết định xây trung tâm nghiên cứu thế giới của họ ở vùng này để tận dụng nhân sự trí thức được đào tạo bởi các trường  ĐH kể trên.

3.       Viện ETH Zurich đã giúp công nghệ hóa Thụy Sĩ: sự ra đời của Ciba-Geigy, Sandoz (họp lại nay là Novartis), Roche đã đem lại kỹ nghệ dược phẩm hàng đầu thế giới. Không kể sự có mặt của ABB với những đập thủy điện trên thế giới trong giữa thế kỷ trước. Sự ra đời của viện CN Lausanne đã giúp phục hồi mạnh mẽ kỹ nghệ đồng hồ (cơ khí chính xác và chip điện tử) của Thụy Sĩ hầu như phá sản vào thập niên 1970. Công nghệ con chuột trên máy tính cũng ra đời tại đây vào đầu thập niên 1980.

      Cuối 1990 và đầu thế kỷ này, những vòng dây (thung lũng) CN sinh học mọc lên ở địa phương chung quanh hai viện CN Thụy Sĩ mà điều đáng chú ý là sự thành lập công ty CN sinh học Serono (thứ nhì thế giới, thứ nhất châu Âu) ở Genève, nằm trên vòng dây CN sinh học của một trong hai viện CN Thụy Sĩ.

V. Lợi ích chiến lược, kinh tế cùng rủi ro trong đầu tư vào VCN và đóng góp của VK – Chính sách cơ bản trong chuyển đổi công nghệ cao

Lợi ích chiến lược:

-          VCNQG là một dự án đầu tư, một chính sách để góp phần tích cực làm chủ sự nghiệp công nghệ hoá đất nước. Trong sự nghiệp này, đào tạo được chất lượng và số lượng (số lượng vì một con én không đem lại mùa xuân) con người KHKT mới là khó. Ta không thể nào trông chờ, trong hoàn cảnh toàn cầu hoá kinh tế và cạnh tranh khốc liệt, vào sự giúp đỡ nồng nhiệt của bạn bè để công nghệ hoá toàn diện và nhanh chóng đất nước về bề sâu bề dài mà phải nhận thức là đó cũng là miếng cơm manh áo của họ.

-          VCNQG là môi trường thu hút, sử dụng tài năng, đáp ứng hoài bảo và khát vọng của tuổi trẻ, biến đất nước nghèo nàn tụt hậu thành một nước lớn.

-          VCNQG là đầu tàu để biến đổi nền GD đất nước trong tương lai.

-          VCNQG đem chất xám và thu hút VK trí thức về phục vụ đất nước.

Lợi ích kinh tế

-          Nâng cao nền kinh tế  đất nước, đem năng lực sáng tạo vào đời sống, GDP sẽ gia tăng gấp nhiều lần do giá trị gia tăng lớn của sản phẩm xuất ra bởi công nghệ cao.

-          Đáp ứng nhu cầu nhân lực cho công nghệ hoá đất nước.

-          Tạo  điều kiện cho công nghệ thế  giới đầu tư, mở chi nhánh nghiên cứu ở VN vì họ có thể tuyển chuyên gia tại chỗ.

-          Giảm nhu cầu và kinh phí du học, tiết kiệm ngoại tệ.

Rủi ro trong đầu tư vào VCN

Tuy nhiên, rủi ro không phải là ít.

Trong đó rủi ro quản lí là quan trọng nhất, có thể không đem lại thành công cho đầu tư trong VCNQG như mong muốn. Những lí do khách quan như: thiếu hiểu biết và kinh nghiệm, thiếu linh động và quyết định trong ban quản lí của một doanh nghiệp như VCNQG có tầm vóc chiến lược cho đất nước và mong đợi của xã hội, nhưng cũng có những lí do chủ quan như: bệnh thành tích, lạm dụng quyền lực, để lợi ích cá nhân và gia đình trên lợi ích xã hội. Nếu không tìm ra người quản lí chân thành, nhìn xa và có tài năng, tại sao chúng ta không hợp đồng với một người GĐ nước ngoài? Nhật Bản đang dùng GĐ nước ngoài quản lí công ti Sony và Nissan. Trung Quốc cũng thế, để điều khiển một số công ti quốc danh lớn có hiệu quả hơn.

Rủi ro thứ hai nhỏ hơn: Nền GD của ta chưa thay đổi để cung ứng được số lượng đầu vào sinh viên cho viện trong đó tiêu chuẩn đào tạo quốc tế đòi hỏi cố gắng cá nhân và nổ lực tư duy trong sáng tạo và cạnh tranh.

Đóng góp của VK:

Đóng góp của VK đã được nói qua trong các phần trước. Tôi muốn bổ sung ở đây vài ý kiến cá nhân.

-          VK trí thức thành công sắp hay đã về hưu:  Họ có thể đóng góp nhiều cho viện dước hình thức khác nhau. Nếu là thành viên nghiên cứu của viện, họ nhận lương bổng như mọi người. Tuy nhiên, những VK này tài chánh rất ổn đnh nơi đất nước phát triển họ cư trú, họ có thể cống hiến một phần lương bổng cho viện, sự cống hiến đó cần được sử dụng minh bạch theo ý nguyện của người cho, thí dụ góp vào quỹ giúp SV nghèo hay đang khó khăng về kinh tế. Nếu họ trong ban chấp hành của viện, họ hiện diện thường xuyên ở VN, cống hiến thì giờ và sự hiểu biết của họ mà quan trọng hơn, ý kiến và tiếng nói của họ cần được kiệp thời có quyết định phù hợp.

-          VK trí thức thành công đang công tác nước ngoài: Cần để họ lựa chọn đóng góp, trực tiếp với viện và có thể quay lại nơi họ hành nghề trước đó, tư vấn từ xa, qua “video conference”.

-          VK trí thức doanh nhân: Giúp tư vấn thành lập công ty tư nhân để sản xuất công nghệ cao.

Vì thế, qui chế của viện cần được hiện đại, thoáng, minh bạch nhưng nghiêm túc để có sức thu hút nhân tài.

Chính sách cơ bản trong chuyển đổi công nghệ cao

Công nghệ cao ngày nay phát triển mau hơn xưa, phát triển toàn diện hơn xưa và đi quá xa hơn xưa nhiều. Khoảng đường chia cách các nền kinh tế tụt hậu với nền kinh tế trí thức càng ngày càng xa hơn. Lấy thí dụ của CN thông tin và vô tuyến thôi, quãng cách ấy mà người ta thường gọi là “digital divide” càng ngày càng xa.

Thế giới ngày nay cũng thay đổi quá nhiều, thị trường hoàn cầu hoá và cạnh tranh càng ngày càng khốc liệt. Muốn vươn lên, ta phải tự tìm đường đi lên. Ta phải có một chương trình thay đổi hẳn nền kinh tế quốc gia hiện tại. Ta phải có chương trình, chính sách quy mô, đột phá và tập trung lớn đầu tư trong công nghệ cao.

Dự án VCNQG là một chính sách cơ bản trong chương trình hướng về đào tạo, nghiên cứu và chuyn giao công nghệ cao.

Đặng Văn Ba (Thụy Sĩ)

Created by admin
Last modified 07-09-2006
Tạp chí Quê Hương trên Internet
Kênh thông tin của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
Tổng biên tập Hoàng Bình
Toà soạn: Số 7B Ngõ Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tel: (84-4) 9.33.39.23, 9.33.39.24
Fax: (84-4) 8.25.92.11 - E-mail: info@quehuong.org.vn - quehuong@hn.vnn.vn
Giấy phép 399/GP-BVHTT ngày 26/12/2000 của Bộ Văn hoá - Thông Tin