Công cụ làm việc cá nhân
Trang chủ | Liên hệ | Fonts | Sitemap | Tìm kiếm
Thứ bẩy, 26/04/2025 21:21

Chúng ta phải làm gì để Việt Nam đuổi kịp và hoà nhập với nền kinh tế của các nước tiên tiến khu vực và thế giới hiện đại?


Phần một:

A/ Phân tích những thành tựu kinh tế, xã hội và những nghiên cứu về tình trạng nông nghiệp của nước ta trong những năm gần đây và những ưu, nhược điểm:

Theo thống kê mới nhất thì kinh tế xã hội Việt Nam 6 tháng đầu năm 2005 tiếp tục phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn 6 tháng đầu năm trước và tăng trưởng của quý II tăng cao hơn so với quý I.

Tuy chưa đạt được theo kế hoạch đặt ra nhưng tốc độ tăng 7,6%. Xuất khẩu tăng hơn so với kế hoạch, bình quân là 2,4 tỷ USD/tháng. Thu ngân sách đạt 50% so với kế hoạch. Trong nông nghiệp, sản lượng lương thực hạt hai vụ Đông Xuân ước đạt 19,1 triệu tấn, tăng 29,5 vạn tấn (+1,6%), trong đó lúa tăng 1,3%, ngô tăng 4,5%, sản lượng một số cây công nghiệp hàng năm và rau đậu đều tăng khá: đậu tương tăng 34,9%, lạc tăng 2,9%, rau đậu tăng 6,3%.

Chăn nuôi gia súc có xu hướng tăng do nhu cầu thực phẩm tăng sau dịch cúm gia cầm, tính đến ngày 1/4/2005 cả nước có 26 triệu con lợn, tăng 4,9%, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 7%, đàn gia cầm được khôi phục và tăng 8% so với cùng kì năm ngoái.

Trong ngành giáo dục đào tạo, thi tốt nghiệp phổ thông năm 2004-2005 cả nước có 1,56 triệu học sinh dự thi tốt nghiệp trung học cơ sở tăng 11,7% so với năm học trước và 820,1 nghìn học sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông tăng 16,1%. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 96,4%, trung học phổ thông 89,2%. Phổ cập giáo dục cả nước có 24/64 tỉnh thành cả nước đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, trong đó cả 11 tỉnh đồng bằng sông Hồng đều đạt chuẩn, có 26 tỉnh đạt chuẩn trung học cơ sở. Đăng kí dự thi đại học và cao đẳng tính đến ngày 11/5/2005 đăng kí thi năm học 2005-2006 là 1,54 triệu lượt thí sinh (Chưa tính đến các thí sinh đăng kí vào các trường quân đội, công an, dạy nghề và các trường cao đẳng địa phương. ) giảm 1,8% so với năm trước, trong đó dự thi đại học 1,12 triệu người tăng 2%, cao đẳng 417 nghìn giảm 12%.

Thu nhập bình quân tính theo tháng ở mức hiện hành là 284 nghìn đồng (2003-2004), tăng 36% (so với 2001-2002). Thu nhập ở khu vực thành thị và nông thôn năm 2003-2004 đều tăng. Thành thị đạt 795 nghìn đồng tăng 27,8%, nông thôn là 377 nghìn đồng tăng 36,9% so với năm 2001-2002. Mức tăng khác: ở miền Bắc (+42,5%), Tây Bắc (+37,1%), Tây Nguyên (+60,1%). Vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất 2003-2004 là ở Đông Nam Bộ gấp 3,04 lần vùng có thu nhấp đầu người thấp nhất là Tây Bắc, tỉ lệ này năm 2001-2002 là 2,5 lần. Do thu nhập bình quân đầu người tăng khá, nên đời sống dân cư ở các vùng (đặc biệt là các hộ thuộc diện nghèo) được cải thiện đáng kể. Theo chuẩn nghèo về lương thực thực phẩm tính theo thu nhập bình quân đầu người/tháng của các hộ gia đình được biểu diễn qua bảng số liệu sau: (tỉ lệ hộ nghèo tính theo %)

 

2001-2002

2003-2004

Cả nước

9,9

7,8

Thành thị

3,9

3,5

Nông thôn

11,9

8,9

Đồng Bằng sông Hồng

6,5

4,3

Đông Bắc

14,1

10,6

Tây Bắc

28,1

25,4

Bắc Trung Bộ

17,3

12,0

Duyên hải Nam Trung Bộ

10,7

7,3

Tây Nguyên

17,0

14,9

Đông Nam Bộ

3,2

2,7

Đồng bằng sông Cửu Long

7,6

5,1

Mức sống tiếp tục có chuyển biến tích cực thông qua số liệu gồm chỉ tiêu lượng thực phẩm và phí lương thực phẩm. Theo chỉ tiêu khảo sát mức sống thì các hộ gia đình đã giảm từ 28,9% (2001-2002) xuống còn 24,1% (2003-2004). Và đây là bảng số liệu về tỉ lệ hộ nghèo chung trên cả nước (tính bằng %):

 

1997-1998

2001-2002

2003-2004

Đồng bằng sông Hồng

37,4

28,9

24,1

Đông Bắc

28,7

22,6

21,1

Tây Bắc

58,6

38,6

31,7

Bắc Trung Bộ

48,1

68,7

54,4

Duyên hải Nam Trung Bộ

35,2

44,4

41,4

Tây Nguyên

52,4

25,2

21,3

Đông Nam Bộ

7,6

51,8

32,7

Đồng bằng sông Cửu Long

36,9

10,7

6,7

Sự chênh lệch giàu nghèo có thể so sánh bằng chỉ số so sánh giữa 10%số hộ có mức thu nhập cao nhất với 10% số hộ có mức thu nhập thấp nhất thì hệ số này năm 2003-2004 là 13,5%lần (năm 1996 là 10,6 lần, năm 1999 là 12 lần, năm 2001-2002 là 12,5 lần. ). Ở một số vùng có sự chênh lệch cao như Đông Nam Bộ là 14,4 lần, đồng bằng sông Hồng là 11,3 lần, Đông Bắc là 10,4 lần.

Tiêu chuẩn 40% của Ngân hàng thế giới đưa ra nhằm đánh giá sự phân bố dân cư, tỉ trọng này nếu như nhỏ hơn 12% thì có nghĩa là sự bất bình đẳng cao, 12-17% bất bình đẳng vừa, còn trên 17% là tương đối bình đẳng.  Tỉ lệ này theo số hộ ở nước ta là 18,7% (1999), 17,98% (2001-2002), 17,8% (2003-2004). Với những số liệu này là tương đối bình đẳng nhưng đang có xu hướng tới bất bình đẳng.

Nguyên nhân của tăng thu nhập là sản lượng cây trồng tăng, tăng giá nông sản do chất lượng trong nông nghiệp cho đến nay 80% diện tích lúa, 60% diện tích trồng ngô được giống cao sản mới với kỹ thuật canh tác tiên tiến. ở các vùng trung du và núi nhỏ áp dụng công nghệ mo hom nhân nhanh các giống cây có năng suất cao và làm nguyên liệu cho sản xuất giấy, ván gỗ nhân tạo đã nâng cao năng suất lên gấp 3 lần một chu kì sản xuất, và các hộ nông dân trong vùng đã có lãi trong kinh tế. Trong thuỷ sản, công nghệ khoa học đã đóng góp đáng kể trong việc làm ra hơn 2 tỷ USD nhờ xuất khẩu thuỷ hải sản trong năm. Khoạ hoc và giáo dục đã thực nghiệm cải cách rút ngắn thời gian giữa nghiên cứu và sản xuất. Thời gian thực hiện một đề tài, sản xuất thử nghiệm chỉ còn từ 24-36 tháng. Số doanh nghiệp chủ trì các dự án sản xuất thử nghiệm và nghiên cứu khoa học công nghệ ngày càng nhiều. Theo thống kê, số lượng đề tài, dự án do các viện nghiên cứu chủ trì là lớn nhất, gấp 4,5 lần so với các trường đại học và gấp 3,5 lần so với các doanh nghiệp. Dưới đây là bảng chi tiết tính theo tỉ lệ % 

Mã số

Tổng số

Đại học

Viện nghiên cứu

Doanh nghiệp

KC1

30      

7

23,3     

19

63,3     

4

13,4

KC2

28      

8

21         

27

71       

3

8

KC3

29      

6

20,69    

16

55,17    

7

24,14

KC4

47      

6

12,77    

38

80,85    

3

6,38

KC5

43      

6

13,95    

23

53,49    

14

32,56

KC6

80      

5

6,25       

57

71,25    

18

22,5

KC7

28      

5

17,86    

16

57,14     

7

25

KC10

47      

7

14,89    

31

69,69     

9

19,15

Tổng số

342    

50

14,62    

50

66,37    

65

19,01

Số lượng các sản phẩm do các chương trình tạo ra và số kết quả đạt được áp dụng sản xuất theo bảng sau: 

số

Số lượng
đề tài

Số sản phẩm tạo ra

Số kết quả
áp
dụng

KC1

30

7

4

KC2

38

40

7

KC3

29

120

20

KC4

47

178

112

KC5

43

60

25

KC6

80

522

80

KC7

28

127

60

KC10

47

10

17

Tổng số

342

1064

325

Số lượng cán bộ có trình độ tiến sĩ được đào tạo thông qua các chương trình khoa học: 

Mã số

KC1

KC2

KC3

KC4

KC5

KC6

KC7

KC10

Tổng số

Tiến sĩ

5

5

7

36

8

1

10

17

89

Thạc sĩ

10

12

20

112

45

4

16

39

258

Hàng trăm kĩ sư, tiến sĩ chuyên ngành đã được đào tạo bổ sung nguồn cán bộ khoa học các doanh nghiệp thuộc các bộ và các địa phương. Thông qua một số nhiệm vụ nghiên cứu do các trường đại học và nghiên cứu chủ trì các sinh viên có điều kiện tiếp cận với những công nghệ mới, giúp sinh viên nâng cao kiến thức và kinh nghiệm để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế. Thành tựu của chúng ta rất nhiều, nhưng để đuổi kịp và hoà nhập vào nền kinh tế tiên tiến ở các nước trong khu vực và trên thế giới quả là điều cần phải suy nghĩ nhiều và nhiều việc cần phải làm, nhất là khâu nông nghiệp. Nước ta xuất khẩu gạo nhất nhì trên thế giới, nhưng đó chỉ là về lượng, về giá trị xuất khẩu thì nước ta luôn kém gạo của Thái Lan, ví dụ: Cùng một loại thực phẩm tù 20-30 $/tấn sản phẩm gây thiệt hại cho nhà nước khoảng 50-60 triệu USD hàng năm trong khâu sản xuất. Giá trị gạo của ta thấp bởi chất lượng gạo của ta không ổn định ngay cả trong cùng một giống và theo mùa, tỉ lệ lan giống còn cao, tỉ lệ đá sạn, hạt rạn gãy, hạt có màu còn cao. Đối với rau quả, ta có 400. 000 ha trồng rau, sản lượng 6 triệu tấn/năm, trồng cây ăn quả 600. 000 ha, sản lượng 4 triệu tấn/năm. Rau quả còn phân tán, chất lượng không đồng đều, mang nặng tính chất thời vụ, vẫn còn ở quy mô gia đình, ít trang trại chuyên canh, quy mô lớn, phần lớn hoa quả sử dụng lúc đang còn ở dạng tươi, sống. Năng lực chế biến mới được 200. 000 tấn/năm (2% sản lượng), chủ yếu chế biến thành rau, quả đóng hộp, đóng lon. Hiện tại, ta đang phải phấn đấu xuất khẩu rau quả đạt 220 triệu USD trong năm 2005 tăng hơn năm 2004 là 23%, nhưng đến nay ta vẫn chưa thoả thuận được với những bạn hàng lớn như Nhật Bản, Trung Quốc về kiểm dịch thực vật. Đối với thị trường Châu Âu thì họ rất cần đến rau quả tươi, trung bình giá trị rau quả tươi ở khối EU là 16% giá trị tổng sản lượng về nông nghiệp, đối với các nước đang xin gia nhập EU thì tỉ lệ này lên đến 1/4 giá trị sản phẩm nông nghiệp. Trong khi đó đất đai trồng trọt ở Châu Âu bị huỷ hoại, thoái hoá đến 16% còn các nước sắp ra nhập khối EU tỉ lệ này lên tới 1/3 đất trồng trọt do chế độ canh tác kiểu công nghiệp, ô nhiễm môi trường nước, thuốc trừ sâu, phân bón hoá học. Tuy vậy, các tiêu chuẩn về dịch bệnh của họ rất nghiêm ngặt, đối với từng loại đều rất cụ thể. Ví dụ: ở rau tươi, hàm lượng Nitrat hạn chế từ 2-4,5 g/kg, thức ăn cho trẻ em làm từ ngũ cốc 0,2 g/kg, microtoxin trong gạo không được quá 5 mg/g, ngoài ra còn có các chỉ tiêu điôxin, kim loại nặng, kí sinh trùng gây bệnh, pestidi va các loại thuốc trừ sâu khác. Với canh tác thủ công chỉ biết lợi trước mắt, không quan tâm tới chất lượng mà chỉ biết cạnh tranh về sản lượng và các trận hạn hán, thiên tai lụt lội, cháy rừng mà ta khó có thể tránh khỏi nguy cơ nhiễm chất độc hại này. Chúng ta cần phải tìm hiểu, điều tra kỹ những nhược điểm, ưu điểm của nền kinh tế hiện nay, nhất là trong các vấn đề giáo dục, nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học để có thể đề ra những chiến lược lâu dài, tích cực. Trên cơ sở đó ta có thể chủ động tìm ra những biện pháp chiến lược cụ thể cho từng ngành, nhất là đối với những ngành mới, nhưng rất cấp thiết cho đời sống hàng ngày của người dân Viêt Nam là ngành chế biến, bảo quản nông sản thực phẩm sau thu hoạch, khi mà hàng năm ta vẫn phải mất đi hơn 25% sau thu hoạch đối với quả, 30% đối với rau và 15-20% đối với lương thực, làm mất đi cho nhà nước trong khu vực sản xuất khoảng 3000 tỉ đồng/năm.

Chính vì những bức xúc đó, tôi đã làm một số công trình sau:

B/ Các ý kiến đề xuất

1.1 Nghiên cứu trạng thái của các giống lúa đại trà và những giống lúa có triển vọng ở Việt Nam.

Qua quá trình điều tra và nghiên cứu có những kết luận sau:

- Do điều kiện vị trí địa lí và khí hậu Việt Nam nên có thể gieo trồng lúa ở đây quanh năm, phổ biến là 2-3 vụ/năm. Hiện nay, do chuyển đổi cơ cấu canh tác không chỉ trồng lúa mà còn trồng các loại cây trái khác, để có hiệu suất kinh tế cao hơn, khẩu hiệu bây giờ la 40 triệu đồng/ha.

- Chính vì có quá nhiều vụ xen nhau nên không quản lí chặt chẽ được giống, tình trạng lẫn giống ở Việt Nam rất lớn, đến từng hộ gia đình, làng và xã.

- Do đó cần phải cấp bách định kì điều tra, nghiên cứu sự ổn định của các giống đại trà và có triển vọng, định hướng cho sự phối hợp công tác giữa các nhà nghiên cứu chọn giống, sản xuất và quản lý giống.

1. 2 Ảnh hưởng của khí hậu đến tỷ lệ thu hồi và những đặc tính chất lượng gạo:

- Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng rõ đến khả năng tích luỹ Prôtêin, những tính chất hoá học và thành phần Acid Amin của các chất đạm có trong gạo và thóc.

- Những giống lúa có nhiệt độ hoá học thấp có những tinh chất công nghệ và nấu ăn thấp. Để đảm bảo, nâng cao chất lượng của chúng nên gieo trồng chúng ở những vùng có nhiệt độ thấp trong thời kì ra đông hoặc ở mùa thu đông nhưng phải cày trước 1-2 tuần so với thường lệ.

1. 3 Ảnh hưởng của vị trí địa lí vùng gieo trồng lên chất lượng thóc.

- Vị trí địa lý thổ nhưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến những đặc tính và những tính chất nấu ăn của gạo, đặc biệt ở những giống lúa đặc sản như Tám thơm.

- Có mối quan hệ thuận giữa kích thước hình học của hạt thóc với địa lí gieo trồng lúa theo hướng Bắc- Nam, Đông-Tây; giữa chiều dài hạt thóc và hàm lượng trấu; giữa chiều rộng hạt và khối lượng 1000 hạt.

- Những dòng của giống lúa Tám thơm có những đặc tính công nghệ ổn định ở tất cả các vị trí gieo trồng, nhưng lại nhạt cơm ở tính chất nấu ăn và tính chất lí học.

- Những dòng của giống lúa Tám thơm đặc trưng với hàm lượng Amiloza trung bình nhiệt độ hoà tinh bột thấp, hạt cơm chắc, gần chất lượng giống IR 36, IR 61 được viện nghiên cứu Quốc tế nghiên cứu giống lúa IRRI công nhận là những giống lúa có tiêu chuẩn Quốc tế về chất lượng nấu ăn.

- Ưu điểm về chất lượng những giống lúa Tám thơm có năng suất thấp, nên các nhà nghiên cứu giống, sản xuất giống và các nhà công nghệ cần thăm dò, nghiên cứu tạo nên các tiểu vùng địa lí thổ nhưỡng để tạo ra những dòng mới của gam giống lúa Tám thơm này, giữ được chất lượng công nghệ và nấu ăn, nhưng có sản lượng cao.

1. 4 Xác định những tính chất lí học, công nghệ và nấu ăn của những giống lúa đại trà và triển vọng ở Việt Nam.

- Khối lượng 1000 hạt của các giống lúa Việt Nam có ở cả 3 cấp: nhẹ, trung bình và nặng. Có mối quan hệ thuận khối lượng 1000 hạt với hình dạng và kích thước hạt.

- Độ trong suốt của gạo ở Việt Nam nằm ở dải đất rộng 0,1 bal (gần trong suốt) đến 9,0 (bạc bụng). Các giống lúa ở miền Nam có tỉ lệ trong suốt cao và tương đối đồng đều. Các giống lúa ở miền Bắc chủ yếu có độ trong suốt trung bình đến bạc bụng (1-9). Các giống lúa gieo trồng mùa hè thường có độ trong suốt thấp hơn so với các loại lúa gieo trồng trong vụ thu, đông, xuân.

- Tỉ lệ rạn nứt các giống lúa của Việt Nam còn ở phạm vi khá rộng (2,8-45%), có mối quan hệ thuận với độ to nhỏ của hạt.

- Hàm lượng trấu của lúa ở dải rộng (18,28- 26,9%). Các giống lúa ở miền Nam gieo trong mùa hạ- thu có hàm lượng trấu gần như nhau. Các giống lúa gieo trong mùa xuân- hạ là có hàm lượng trấu cao nhất.

- Có mối quan hệ thuận giữa chiều dài hạt thóc và hàm lượng trấu của các loại giống trong cung một năm.

- Hàm lượng Prôtêin của các giống lúa ở Việt Nam tương đối cao, đặc biệt ở các giống lúa cổ truyền. Nó có mối quan hệ tỉ lệ thuận với độ cứng của hạt Y= 1, (3)x - 1,86 và tỉ lệ nghịch với khối lượng 1000 hạt Y= - 4x + 54,36.

- Hàm lượng Amiloza các giống lúa Việt Nam tương đối cao, các giống lúa ở miền Nam có hàm lượng cao hơn miền Bắc.

- Nhiệt độ ho hoa tinh bột ở các giống lúa miền Nam ở mức trung bình còn ở miền Bắc lại dải tương đối rộng, thấp, trung bình cao và chiều hướng như vậy ở chỉ tiêu độ bền vững gel.

- Hệ số trương, nở của các giống lúa Việt Nam đại trà tương đối thấp. Nó có quan hệ thuận yếu với hàm lượng Amiloza Yv= 0,032 Xam + 2,76; quan hệ nghịch với hàm lượng Prôtêin Yv= - 0,29Xpr+ 5,84.

 Hệ số hút nước kg của các giống lúa ở Việt Nam thấp, quan hệ tỉ lệ thuận với Prôtêin Yt= 5,15Xpr - 23,2; quan hệ tỉ lệ nghịch với hàm lượng Amiloza Yt= -,57 Xam + 31,11.

- Qua các kết quả nghiên cứu ta thấy các giống lúa ở Việt Nam có những tinh chất công nghệ ở dải rộng, phụ thuộc vào mùa gieo trồng, những điều kiện vị trí thổ nhưỡng và từng loại giống.

- Những giống có triển vọng: đều có triển vọng, chất lượng tốt và có năng suất cao, cần phải nhân rộng.

- Để có thể tận dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, và những khả năng tiềm năng của cây lúa, cần phải định kì đánh giá chất lượng công nghệ và nấu ăn cho các giống lúa đại trà và triển vọng, từ đó chọn lọc những giống lúa ổn định và xác định những giống lúa cần loại bỏ và xác định vùng tốt nhất và mùa tốt nhất để gieo trồng giống lúa tương ứng.

- Tổng hợp các số lượng nghiên cứu, đề nghị các nhà nghiên cứu chọn giống cần tạo ra các loại giống có:

* Hạt hình tròn.

* Độ trong suốt cao.

* Hàm lượng Amiloza trung bình.

* Hàm lượng Prôtêin cao.

* Nhiệt độ hồ hoa tinh bột thấp.

* mùi, vị, đặc trưng, phù hợp với người tiêu dùng.

1. 5 Tình trạng lẫn giống ở Việt Nam và phương án giải quyết.

Qua thống kê đo đạc cho chúng ta thấy:

- Sự lẫn giống ở Việt Nam lớn, cần định kì nghiên cứu sự phân lập giữa các giống để xác định phương pháp để có thể tách hạt chưa bóc vỏ lức và gạo thành phẩm, hạn chế tối đa thóc lẫn vào gạo thành phẩm.

- Qua tính toán ta thấy rằng: Dựa vào chiều dày và chiều rộng không thể tách hạt thóc và gạo do đó việc phân tách chúng bằng sàng phân loại có mặt sàng hình tròn và hình chữ nhật như Việt Nam sử dụng không có hiệu quả.

- Theo đại lượng chiều dài hạt - thóc và gạo có khả năng lớn để phân loại, tuy nhiên vẫn tồn tại một vùng khó tách với kích thước 6,2-7,0 mm.

- Từ những lý do trên, nên thay thế những loại sàng đang tồn tại ở Việt Nam bằng sàng phân loại ống trụ với đường kính lo r=6,2 -7,0 mm và các thiết bị sàng này phải lắp nối tiếp hoặc song song hai hoặc ba lần tuỳ theo tình trạng lẫn.

1. 6 Xác định ảnh hưởng độ đồng đều kích thước hạt trong lô sản xuất đến tính công nghệ chế biến:

Từ những số liệu nghiên cứu ta rút ra những kết luận và kiến nghị:

- Phân lô chế biến hạt theo độ đồng đều kích thước ở từng loại giống có những tác động công nghệ khác nhau; ở giống Mộc Tuyền khi tăng kích thước hạt, chất lượng công nghệ hơn; nhưng ở những giống lúa khác tốt nhất là ở những lô có kích thước trung bình.

- Những lô có kích thước nhỏ thì hạt xanh cao làm giảm chất lượng thành phẩm; trong xay xát thì chất lượng hạt xanh cao, hạt bị bệnh.

 - Kết quả chế biến lô được phân loại theo kích thước có chất lượng tốt hơn nhiều so với lô không phân loại.

- Đối với điều kiện Việt Nam nên phân loại:

* Loại to trên sàng r= 2,5 mm.

* Loại trung bình trên sàng r= 2,0 mm.

* Loại nhỏ trên sàng r= 1 mm.

Trên cơ sở phân loại kích thước để định giá

1. 7 Nghiên cứu ảnh hưởng của lẫn giống lên chất lượng công nghệ khi lắp các lô sản xuất:

 Qua thống kê và nghiên cứu chúng ta rút ra được những kết luận sau:

- Lẫn giống ở Việt Nam là điều không tránh khỏi với tỉ lệ giống thành phần, với giống chủ đạo từ 5- 25%.

- Tỉ lệ lẫn giống có thể chấp nhận được là 10%, khi tỉ lệ này vượt qua mức trên thì sẽ làm giảm mức gạo thành phẩm, nhất là ở các chỉ tiêu, tỉ lệ thu hồi hạt nguyên và tỉ lệ thóc lẫn trong gạo thành phẩm.

- Những tính chất lý học của các giống thành phần trong hỗn hợp giống có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công nghệ; khi trong lô có sự khác nhau lớn về chiều dài hạt, thì tăng tỉ lệ gãy, vỡ, chiều rộng khác nhau thì tăng tỉ lệ thóc lẫn trong gạo.

- Trong chế biến không nên để tỉ lệ lẫn giống hơn 10%, trường hợp cao quá 10% nên tìm cách để làm đồng đều về kích thước hạt.

1. 8 Tối ưu hoá một số chỉ tiêu chất lượng cơ bản và ý nghĩa của chúng trong công nghiệp chế biến thóc gạo:

Tối ưu hoá và xác định những giá trị hợp lí của các chỉ tiêu phản ảnh chất lượng công nghệ chế biến thóc gạo, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Với mục đích này tôi đã chọn theo dõi ảnh hưởng của những chỉ tiêu cơ bản:

- Độ ẩm.

- Độ lẫn giống.

- Độ đồng đều hạt, đến những tính chất công nghệ chế biến thóc gạo như: Tỉ lệ thu hồi hạt gạo lức nguyên, gạo thành phẩm nguyên, tỉ lệ thu hồi hạt vỡ, tỉ lệ thóc lẫn gạo trong chế biến hỗn hợp ở một vài loại thóc phổ biến.

 Bằng phép thống kê, tổng hợp và tính toán, tôi đã lập được công thức toán học tổng quát qua những dạng phương trình sau:

 Ở công đoạn xay thóc:

 (1) Y1 = 63- 7,4x2 - 1,424x2 - 4,358x3 - 4,057x1x3

 (2) Y2 = 4 -1,44x1 + 0,62x2

 (3) Y3 = 11,99 + 8,31x1 + 4x3 + 4,14x1x3

 ở công đoạn xát gạo:

 (4) Y`1 = 58,32 - 9,445x1 - 1,257x2 - 4,73x3 - 5,34x1x3

 (5) Y`2 = 8,3 + 1,085x2 + n1,507x3

 (6) Y`3 = 9,721 + 6,386x1 + 2,688x3 + 2,8x1x3

- Từ (1), (4) ta thấy sự chọn lựa mức độ quan sát những yếu tố đúng (thoả mãn) và nó có những ảnh hưởng đáng kể đến chỉ tiêu chất lượng cơ bản trong quá trình xay xát thóc gạo.

- Chỉ tiêu hạt nguyên- ảnh hưởng đó được thể hiện như sau:Những yếu tố độ ẩm và sự đồng đều kích thước hạt có ảnh hưởng (-). ở đây yếu tố độ ẩm đóng vai trò lớn hơn, ảnh hưởng tương hỗ giữa hai yếu tố cùng (-) nhưng ý nghĩa nó nhỏ hơn so với từng yếu tố riêng rẽ; trong trường hợp hỗn hợp có độ ẩm cao hơn, hạt nhỏ hơn hoặc lô hạt khô hơn, hạt to hơn thì ảnh hưởng (+). ảnh hưởng của độ lẫn giống ở đây thấp nhất.

- Từ (2) hàm lượng hạt gãy, vỡ ảnh hưởng tương đối lớn và (-) bởi độ ẩm, ảnh hưởng thấp hơn nhưng (+) của độ lẫn giống to do đồng đều hạt, ảnh hưởng trung bình là tác động tương hỗ giữa hai yếu tố và cùng (+), ảnh hưởng này có thể âm khi mà có độ ẩm cao, hoăc nhỏ hơn hoặc khô hơn nhưng hạt to hơn (3), (3).

- Từ (5) ta thấy rằng trong công đoạn xay, yếu tố độ ẩm không có ý nghĩa lớn lắm đối với chỉ tiêu hạt gãy, ảnh hưởng lớn ở đây và (+) là tỉ lệ lẫn giống và độ đồng đều hạt, ở đây độ lẫn giống có ý nghĩa hơn.

- Qua tính toán, độ ẩm tối ưu xay thóc là 14%, cho phép có độ ẩm cao hơn nếu như hạt nhỏ, khô hơn nếu hạt to, nhưng cần phải điều chỉnh chế độ làm việc của thiết bị để không làm tăng tỉ lệ thóc lẫn trong gạo.

- Với tình hình hiện tại ở Việt Nam trước khi đưa thóc vào xay nên phân loại theo kích thước, trường hợp nhiều loại phân thành ba dòng sản xuất (kích thước sàng r = 1,2 và 3 mm) đồng đều hơn hai dòng (r = 2 và 3mm).

1. 9 Thực nghiệm về sản xuất ảnh hưởng của một vài chỉ tiêu đến tỉ lệ thu hồi và chất lượng gạo thành phẩm ở các loại hình sản xuất thông dụng ở Việt Nam.

Ở Việt Nam hiện nay, đang tồn tại song song hai hệ thống chế biến lúa gạo, (bây giờ có thể đã khác, nhất là ở miền Nam). Loại công suất nhỏ có dây chuyền công nghệ đơn giản do các cấp địa phương quản lí, loại công suất lớn, thiết bị tương đối hoàn chỉnh, do trung ương quản lí. Tôi thực nghiệm hai loại giống phổ biến và cũng chưa ngã ngũ về hiệu quả trên hai dây chuyền này: JA và Xuân 2.

- Ở dây chuyền công nghệ đơn giản, giống JA có chỉ tiêu hạt lức nguyên, gạo thành phẩm cao, kể cả khi nó là giống thành phần cũng như là dòng chủ đạo trong hỗn hợp lò sản xuất.

- Khi chế biến dây chuyền đơn giản, nên xay xát hai lần để nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Không nên chế biến các loại giống có chất lượng công nghệ thấp như Xuân 2 trên dây chuyền công nghệ đơn giản.

- Giống JA có chất lượng rất tốt trên dây chuyền công nghệ trên nhà máy lớn kể cả ở giống thành phần hay giống chủ đạo. Giống Xuân 2 chỉ đạt yêu cầu trên dây chuyền này khi nó là giống chủ đạo.

- So sánh tỉ lệ thu hồi gạo, tỉ lệ thu hồi Prôtêin và năng suất lúa của hai loại giống ta thấy giống lúa JA có năng suất thấp (3,9 tấn/ha) có các chỉ tiêu công nghệ dinh dưỡng và kinh tế lớn hơn giống Xuân 2, có năng suất cao hơn (4,2 tấn/ha); do đó các nhà chọn giống, sản xuất giống cần phải so sánh như vậy trước khi đại trà giống.

- Khi xem xét hiệu quả các giống đại trà và giống lúa triển vọng nên tính theo năng suất gạo (tấn/ha), hàm lượng prôtêin (tấn/ha) thay thế chỉ tiêu năng suất thóc (tấn/ha) như hiện nay thường làm.

Ngoài ra tôi còn tham dự vào các đề tài:

1. 0 Đánh giá kết quả khảo nghiệm chứng nhận chất lượng sản phẩm mới, dây chuyền chế biến thóc gạo theo công nghệ Nhật Bản.

1. 1 Những vấn đề gạo vàng

1. 2 Dùng phương pháp tỉ trọng để phân loại sạn, đất lẫn trong gạo thành phẩm.

1. 3 Nguyên lí dùng phương pháp ma sát để tách thóc ra khỏi gạo.

1. 4 Tính toán dùng khí nén để khử bụi trong các nhà máy chế biến ngũ cốc và thức ăn gia súc.

1. 5 Thiết kế xây dựng nhà máy xay bột mì cao cấp.

1. 6 Quy trình khảo nghiệm chất lượng thức ăn gia súc cho lợn choai.

1. 7 Phương pháp đánh giá chất lượng và cấp dấu chất lượng nhà nước cho sản phẩm thức ăn gia súc cho lợn choai.

1. 8 Phương pháp đánh giá cảm quan cho một số loại nông sản thực phẩm.

2. 2 Tham dự biên soạn:

1. Những nguyên lí bảo quản để giữ màu sắc, mùi vị và độ tươi cho nông sản thực phẩm.

2. Những nguyên lí sản xuất bao bì tự huỷ cho vận chuyển và chế biến thực phẩm.

3. Tóm tắt nguyên lí bảo quản sản phẩm quả tươi.

4. Những khảo sát và đánh giá ban đầu về công tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong thời gian của nền kinh tế mở cửa và hội nhập ở Việt Nam.

5. Những khái quát sơ bộ về đầu tư và những vấn đề còn tồn tại ở một vài địa phương trong quá trình xây dựng cơ sở cho kinh tế thị trường.

6. Tình hình đổi mới công nghệ ở Bungaria trong thập niên những năm đầu thế kỉ 21.

7. Tình hình đào tạo, nghiên cứu của trường đại học tổng hợp về công nghệ chế biến lương thực thực phẩm Plovdiv- Bungaria trong 5 năm gần đây.

8. Môt số vấn dề trong nghiên cứu bao bì tự huỷ.

2. 3 Dịch:

1. Chiến lược khao học giáo dục của Đảng XHCN Bungaria.

2. Chiến lược thức ăn sạch.

3. Sữa chua Bungaria.

4. Một số thông tin về công nghệ mới.

5. Tóm tắt hội nghị đổi mới công nghệ tại Châu Âu, họp tại Sôphia- bungaria vào 5/2005.

Phần ba: Những khả năng có thể phát huy:

Hiện nay tôi thấy mình có thể đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước, thiết thực nhất trong các lĩnh vực sau:

- Thông tin và chuyển giao công nghệ mới.

- Môi giới xúc tiến đầu tư của nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam và nguồn vốn trong nước sang Bungaria (có thể là cả ở vùng Nam Âu, Thổ Nhĩ Kì)

Trong một thời gian khá dài phối hợp cùng với một số cơ quan ở Việt Nam nhưng cho đến nay, chưa một công trình nào được triển khai mà luôn chỉ nhận được những câu hỏi mang tính chất thăm dò thông tin, tư liệu.

Bây giờ tôi xin phân tích những hiệu quả của chuyển giao công nghệ trong những lĩnh vực trên:

1. Theo tôi, đây là những công trình mang tính chất cấp thiết trong nền kinh tế nước ta hiện nay và cả trong tương lai mà ta chưa nghiên cứu có hiệu quả.

2. Những nhà khoa học, tác giả của những công trình trên, đều là những người đầu ngành có kinh nghiệm trong thực tiễn và uyên bác trong chuyên môn.

3. Phần lớn họ là những người nhiều tuổi, lương hưu ít ỏi nhưng đòi hỏi ít và thân thiện với Việt Nam; do đó thời gian là cấp thiết và kinh phí không lớn.

4. Họ là những người có uy tín trong khoa học, có trách nhiệm trong nghề nghiệp, nên khi trao đổi trong vấn đề chuyển giao, họ muốn công trình phải thực sự thành công, nên tôi nghĩ điều có lợi ích nhất là họ chuyển giao công nghệ ngay tại Việt Nam để họ có điều kiện thực nghiệm điều chỉnh các chỉ số kĩ thuật ở điều kiện Việt Nam; đồng thời ta có thể học được kinh nghiệm xử lí cũng như học tập được những bí quyết công nghệ của họ.

5. Những nhà khoa học này phần lớn ở các nước XHCN cũ, mức sống xã hội chưa cao, quản lí khoa học kĩ thuật chưa chặt chẽ nên mua bán công nghệ của họ là kinh tế nhất so với các nước khác ở phương Tây, Mỹ và Nhật, nhất là họ lại hiểu biết nhiều và có cảm tình với nước ta.

6. Trong vấn đề đầu tư, họ sẵn sàng tiến hành càng sớm càng tốt, nhưng ta phải cho họ thấy thật rõ ràng là ta quyết tâm làm và những nhu cầu khả năng tiêu thụ, khả năng khai thác, sản xuất, cơ chế đầu tư vì họ chưa hiểu thực tế của ta hiện nay và đó cũng là luận chứng kinh tế đầu tư cho ngân hàng và các cơ quan hữu quan của họ.

7. Trong vấn đề vốn: Nếu phía Việt Nam đưa ra được những chương trình về xoá đói giảm nghèo, ở đâu, quy mô ra sao thì chúng tôi có thể phối hợp với một số cơ quan có uy tín để xin được vốn vay hoặc viện trợ không hoàn lại.

Bức xúc vì không hiểu nguyên nhân gì và thực tế mắc mứu ở đâu, mới đây, mặc dù khó khăn về tài chính, tôi đã tranh thủ về Việt Nam. Qua một thời gian tìm hiểu tại chỗ, tôi có những nhận xét sau:

1. Vấn đề môi trường ở Việt Nam chưa được đặc biệt chú ý, các cơ sở kinh tế chỉ chú ý đến lợi ích trong sản xuất kinh doanh.

2. Chưa có đầu tư hiệu quả trong xử lí chất thải rắn trong công nghiệp (bao bì, vỏ café, trấu) nước thải công nghiệp, bụi công nghiệp chỉ trông chờ bị động vào các dự án bên ngoài.

3. Hiện nay trào lưu phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt rất lớn ở các địa phương nhưng các cơ quan hữu quan chỉ quan tâm đến khâu giống bò mua và phát triển theo đầu con mà chưa tính toán làm sao giữ được những đặc tính tốt của các giống quý tốt, nhập ngoại đó, bằng hàm lượng thức ăn dinh dưỡng gia súc theo từng lứa tuổi, từng loại chủ yếu cho ăn bằng thức ăn thô, rơm cỏ, thân ngô, cũng có địa phương bổ sung thêm một số loại thức ăn gia súc hỗn hợp rẻ tiền trên thị trường. Bò sữa thì không chú trọng đến lượng sữa một ngày của con bò, chất lượng sữa của chúng ra sao do không có phòng thí nghiệm, có thể vì bên mua không yêu cầu để được giá hạ; tình trạng bò thịt cũng tương tự, không theo dõi tăng trọng của từng con bò và chất lượng thịt ra sao, hệ thống thú y vệ sinh chuồng trại chưa đảm bảo theo yêu cầu đặc trưng của từng loại giống.

4. Tiết kiệm điện trong tiêu dùng cũng là vấn đề bức xúc, chúng tôi đã tìm được đối tác sẵn sàng đầu tư, sản xuất kinh doanh loại hình thiết bị bản quyền của họ ở Việt Nam - BƠM NHIệT. Sử dụng nhiệt năng từ không khí, khí thải đời sống và công nghiệp, nước ngầm để vừa đun nước nóng cho sinh hoạt, vừa làm điều hoà không khí trong phòng, sấy khô vật liệu ẩm ướt. Ưu điểm là dễ sử dụng, lắp ráp đơn giản và nhất là tiết kiệm năng lượng điện đến 75%. Nhưng cho đến nay vẫn chưa được các cơ quan thực sự quan tâm.

5. Sữa chua Bungaria nổi tiếng trên thế giới, nhờ nó một nhà khoa học Nga Ilia Mechnikov đã được nhận giải thưởng Nôben. Hiện nay, sữa chua Bun và sản xuất theo bản quyền Bun đã được phát triển rộng rãi khắp Châu Âu với các hãng độc quyền nổi tiếng như: Danon của Pháp, của Đức, Thuỵ Điển, áo, Nhật, Nga . Tôi đã liên hệ đến tận nơi nghiên cứu sản xuất giống và đề nghị hợp tác và sản xuất với điều kiện nóng ở Việt Nam, họ đã nhất trí nhưng đến bây giờ vẫn chưa được cơ sở Việt Nam nào đáp ứng.

6. Sản xuất, khai thác, điều trị bằng nước khoáng thiên nhiên là một ưu thế của nước Bungaria, bé nhỏ nhưng có trên 400 nguồn nước khoáng thiên nhiên và trạm điều dưỡng nước khoáng, nổi tiếng ở Hyxaria, Devin Một số đơn vị muốn sẵn sàng hợp tác với Việt Nam nhưng phía ta lại không trả lời cho họ được bằng một số chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật để họ làm luận chứng cho đầu tư, thiết kế, tính toán, vay vốn ngân hàng.

7. Nước Bungaria có một tổ hợp sản xuất thức ăn chức năng và thức ăn gia súc, liên doanh với Pháp, Đức, Hà Lan chuyên sản xuất những loại thức ăn đặc hiệu muốn quan hệ, hợp tác đầu tư sản xuất với ta trong các lĩnh vực sau:

- Sản xuất các loại thức ăn đặc trưng từ gạo, đậu tương.

- Thức ăn gia súc bổ sung Enzim cho tất cả các loại gia cầm, gia súc, chim cảnh, chuột cảnh, ốc sên, đà điểu .

- Xuất khẩu bột cá, đậu tương, khô dầu, tinh bột sắn.

 Chúng tôi đã mang mẫu, cataloge về Việt Nam nhưng cũng chưa được một câu trả lời chính thức nào.

8. Văn phòng đóng ở Sôphia của một tập đoàn kinh tế rất mạnh ở Bun liên doanh với Mỹ, Nga, Canada, chuyên về xây dựng thiết bị lương thực thực phẩm, tài chính ngân hàng, luật, năng lượng. Họ sẵn sàng đầu tư vào sản xuất nước khoáng, đầu tư vốn cho vay và không hoàn lại cho những chương trình cho xoá đói giảm nghèo nhưng phía ta phải lập được luận chứng kinh tế, kĩ thuật cụ thể; cho đến nay chúng tôi chưa nhận được câu trả lời nào của bất cứ một cơ quan của Việt Nam.

Phần 4: Tình hình trí thức Việt kiều

Do điều kiện sống, công tác ở nước ngoài nhiều năm, tôi đã có cơ hội tiếp xúc, tâm sự với kiều bào ta ở các nước Liên Xô cũ, Tiệp, Hungari, Đức, Rumani, Pháp, Bun, Mỹ. Nên tôi đã hiểu kiều bào Việt Nam đã sớm biết hoà nhập vào nền kinh tế xã hội- kinh tế thị trường- ở nước sở tại, nơi họ cư trú. Tuy họ không phải là chủ của những công ty lớn, trường đại học hay những viện nghiên cứu, các tổ chức Quốc tế nhưng họ lại giữ những vai trò hết sức quan trọng và có uy tín về chuyên môn, qua trao đổi, tâm sự với bất kì ai, dù ở hoàn cảnh nào đi chăng nữa nhưng đều có những bức xức, mong muốn quay về đất nước. Nhưng làm gì? Và sẽ sống như thế nào? Là những câu hỏi lúc nào cũng canh cánh bên họ. Dù trình độ chuyên môn có cao, được bạn bè đồng nghiệp nể nang, có uy tín thế nào nhưng cả đời cũng chỉ là người làm thuê cho một đất nước xa lạ, vẫn luôn bị kì thị chủng tộc. Với họ, lẽ sống duy nhất là: “Hy sinh đời bố, củng cố đời con, vắt sức ra làm để tích luỹ của cải, xây dựng uy tín của mình để tạo dựng cho con cháu mai sau, kì vọng trở thành những ông chủ, bà chủ“.

 Để phân tích một cách rõ ràng xin tạm chia khối cộng đồng này thanh những nhóm sau:

4. 1 Nhóm trí thức được nhà nước cử đi đào tạo ở nước ngoài: Nhóm này có thể chia thành những tốp nhỏ hơn:

4. 1. 1 Nhóm những người được nhà nước cử sang đào tạo nay chuyển sang hoạt động kinh tế:

- Có ý thức rất rõ về thời cuộc, chính trị, kinh tế do có quan hệ ở cả Việt Nam và nước sở tại nên họ tương đối thành đạt trong kinh doanh. Với họ có rất ít thời gian, không quan tâm đến chính trị. Theo dõi diễn biến tình hình kinh tế chính trị xã hội ở cả hai đầu nhưng chỉ để phục vụ họ trong việc kinh doanh mà thôi. Con cháu của họ thường được đào tạo cơ bản, hoàn chỉnh, kết hợp được cả hai nền văn hoá. Có thể nói đây là nhóm người có thể mạnh dạn đầu tư tài chính về trong nước nhất.

- Tuy nhiên, trong tốp này cũng có một nhánh những người làm ăn thất bát do nhiều lí do, phải bươn trải kiếm sống vất vả nên có tâm trạng chán nản kiểu: “Nước chảy bèo trôi, không muốn về nước, dễ bị lôi kéo vào những việc làm không hay, miễn là có tiền. Dù vậy, họ vẫn là những người có ý thức chính trị rõ ràng nhưng gia đình và con cháu của họ thường không được hạnh phúc, chịu nhiều nỗi bất công trong cuộc đời

4. 1. 2 Những người đã được đào tạo nhưng không về nước: Phần lớn họ là những người có quan hệ mật thiết, tự hào về đất nước sở tại. Họ rất xa lạ với tình hình ở Việt Nam. Với họ Việt Nam vẫn là cái quá khứ nghèo nàn, lạc hậu, gò bó, lắm lệ, nhiều luật ở đây xin được chia thành hai nhánh nhỏ:

- Nhánh có khả năng tài chính: Muốn trở về Việt Nam đầu tư nhưng mang tính chất thăm dò vì bản thân chưa tin tưởng vào phương thức quản lí ở Việt Nam. Con cái của họ được đào tạo một cách cơ bản, học giỏi. Nhưng chúng không hiểu biết về văn hoá và ngôn ngữ Việt Nam.

- Nhánh không có khả năng tài chính: Luôn cố gắng bằng mọi cách để làm ăn, kiếm tiền, ổn định kinh tế và đời sống gia đình. Họ không quan tâm đến tình hình chính trị, xã hội nước nhà, rất dễ bị lôi kéo vào các hoạt động chính trị, tôn giáo ở nước bản địa.

4. 1. 3 Những người mới được cử sang đào tạo: Nhìn chung, họ là những người chịu khó học tập, biết tranh thủ thời gian và cơ hội để làm kinh tế. Về chuyên môn, do đã được thi tuyển chọn ở nhà nên tương đối vững, nhưng sự hiểu biết về các lĩnh vực khác như lịch sử, địa lí, văn hoá triết học của dân tộc cũng như trên thế giới không được toàn diện như những người được cử đi đào tạo trước những năm 1990. Họ ít tham gia những hoạt động thể thao văn hoá ở trường cũng như trong cộng đồng như các thế hệ trước.

4. 2 Nhóm trí thức tự bỏ tiền để được hưởng đào tạo: Tương tự, nhóm này cũng được chia làm hai tốp:

4. 2. 1 Những trí thức nhiều tuổi: Thường họ là những người có địa vị ở Việt Nam, mục đích của việc đi đào tạo này thường mang tính chính trị hơn là cho chuyên môn, bởi vậy chất lượng đào tạo mang nặng tính hình thức gây lãng phí tiền bạc, thời gian, thậm chí, ở đây còn có dư hưởng của yếu tố tiêu cực.

4. 2. 2 Những người lao động, sinh viên hoặc con cháu của họ tự bỏ tiền riêng ra để nâng cao trình độ: Họ là những người hiểu thực sự giá trị của tri thức, xác định rõ ràng mục đích của việc học tập. ở họ có đầu óc thực tiễn, biết học cái gì, học như thế nào. Họ là những người học giỏi, sẵn sàng về Việt Nam làm việc nếu có cơ hội.

4. 3 Những trí thức được đào tạo trong nước nhưng bỏ ra nước ngoài làm ăn, sinh sống: Đây là nhóm người phức tạp nhất. Họ ra đi bởi nhiều hoàn cảnh, có thể do hoàn cảnh gia đình, kinh tế, chính trị, bất mãn, tù đầy, trốn nợ, phạm pháp. Họ hiểu rất rõ những tiêu cực ở Việt Nam, Họ có nhiều mối quan hệ ở trong nước, dù lí do ra đi ra sao nhưng trong công việc, họ luôn có những phương hướng, định hướng rõ ràng.

4. 4 Những trí thức chế độ cũ sống ở nước ngoài cũng như những trí thức ra đi thời kì năm 1979-1980 ở Việt Nam: Cuộc sống ở nước ngoài của họ đàng hoàng, lịch sự, ít quan tâm đến chính trị thời cuộc trong nước. Thờ ơ với chính trị ở nước sở tại cũng như ở Việt Nam. Họ có địa vị ở nuớc bản địa, trình độ chuyên môn cao, sống tương đối biệt lập, con cái của họ được đào tạo hoàn chỉnh theo đúng mẫu mực của nước sở tại.

Tóm lại:

Thực tế, nền kinh tế nước ta hiện nay có trình độ công nghệ lạc hậu từ hai đến ba thế hệ. Chúng ta phải cố gắng rất nhiều để đuổi kịp và hoà nhập được với trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Muốn vậy, chính phủ phải đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho công nghệ, khoa học, giáo dục. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn khoa học ở trong và ngoài nước. Khoa học- giáo dục và ứng dụng của nó phải được gắn bó chặt chẽ với nhau, vì cho đến nay chỉ có 8% doanh nghiệp nước ta sử dụng công nghệ tiên tiến, còn 75% trở lại, các doanh nghiệp này vẫn sử dụng những công nghệ ở cấp trung bình và lạc hậu.

Có lẽ đất nước ta là một trong những số rất ít các nước XHCN cũ, hệ thống giáo dục được đầu tư không chỉ ở cấp nhà nước, mà còn được đầu tư bởi tư nhân trong và ngoài nước. Hệ thống giáo dục đặc biệt này đã tập hợp được những giáo viên giỏi ở trong nước và ngoài nước, điều kiện trang thiết bị học tập tương đối hiện đại - đó là điều đáng mừng. Nhưng những trường như vậy, do lí do về kinh tế nên số lượng còn rất hạn chế, chưa phổ cập rộng rãi và đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục chính thức chung của nước ta hiện nay.

Theo tôi, nhà nước cần có thêm những chính sách cởi mở hơn nữa, khuyến khích hơn nữa về vấn đề giáo dục để thu hút những trí thức có trình độ nhưng không có khả năng về kinh tế để kinh doanh, giảng dạy, quản lí và những người có khả năng tài chính đầu tư vào giáo dục, vì họ là những người hiểu rất rõ những ưu việt của hệ thống đào tạo ở nước ngoài. Họ cũng mong muốn con cháu của mình được đào tạo đạt trình độ cũng như ở nước ngoài nhưng được học tập ngay tại Việt Nam. Trong vấn đề nghiên cứu, song song với việc đầu tư cho những nghiên cứu trong nước, nhà nước cần phải phổ biến rộng rãi thông tin về khoa học kĩ thuật trong nước, thế giới, để hài hoà, hợp lí trong việc nghiên cứu và chuyển giao công nghệ hai chiều giữa trong và ngoài nước, tránh tốn kém kinh phí và thời gian cho việc mày mò nghiên cứu những đề tài mà trên thế giới đã thực hiện. Trong chuyển giao công nghệ, phải tính đến hiệu quả kinh tế trong ứng dụng ở Việt Nam và phải chi phí với nguồn kinh phí thấp nhất. Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích và tổ chức những mạng lưới tập hợp những trí thức hải ngoại để có thể đóng góp thiết thực trong vấn đề trên. Với tầng lớp trí thức hải ngoại, kinh tế chỉ là phương tiện, tri thức mới là mục đích và cuộc sống của họ. Dù sang hay hèn, đòi hỏi về vấn đề sách báo, thông tin trao đổi, hội đàm, những người có cùng chí hướng là vấn đề luôn cấp thiết. Đại sứ quán Việt Nam ở các nước sở tại và các cơ quan hữu quan trong nước nên quan tâm đến vấn đề này để tập hợp đông đảo giới trí thức và khơi dậy trong họ những tiềm năng, tình yêu khoa học và đất nước. Nhiều Việt kiều trí thức muốn cho con em họ về nước học tập, nhưng lại rất sợ kiểu học nhồi nhét, không có hiệu quả như giáo dục của ta hiện nay. Học nhiều, tốn tiền, tốn thời gian, không đảm bảo sức khoẻ học sinh. Kết quả chỉ chuyên sâu vào những môn học sinh chuẩn bị thi còn những hiểu biết khác rất mờ nhạt. Do đó, cần phải trao đổi, học hỏi thêm các nước tiên tiến, chắt lọc những tinh tuý của giáo dục truyền thống để sao cho nền giáo dục của ta đạt: Phổ thông- toàn diện- dân tộc- hiện đại- hiệu quả. Được như vậy kiều bào trí thức mới yên tâm về phục vụ tổ quốc. Chính phủ cần có những chính sách và chỉ thị cho các ban ngành thực hiện nghiêm túc việc bảo vệ, không để nguồn chất xám trong nước bị chảy máu ra nước ngoài cũng như kéo được nguồn chất xám ở nước ngoài về nước. Học tập chính sách kêu gọi và khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực khoa học- công nghệ ở các nước tiên tiến là không chỉ giới hạn từ nguồn ngân sách nhà nước mà còn từ các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. Vì vậy chính phủ tạo điều kiện để giới trí thức hải ngoại có điều kiện tiếp xúc, tham quan thực địa, trao đổi, hội đàm với khối doanh nghiệp trong nước để từ đó tìm ra được những nhu cầu thực tế mà các doanh nghiệp quan tâm và bỏ tiền đầu tư, cải tiến công nghệ cho ngành nghề của mình. Chính điều này có hiệu quả thiết thực hơn là các cuộc hội thảo chỉ ở các viện nghiên cứu và các cơ quan quản lí khác, mặc dù đó là yếu tố cần thiết va không thể thiếu. Nhà nước nên mở thêm chuyên mục chính thức về các lĩnh vực thông tin văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật và các vấn đề khác giữa giới trí thức hải ngoại và trong nước trên kênh VTV4; Mở thêm một tạp chí, chuyên luận làm cầu nối, thông tin chặt chẽ và cập nhật giữa trong nước và nước ngoài. Đó vừa là phương tiện nhưng đồng thời là công cụ cho công tác tập hợp, đoàn kết khối đại đoàn kết dân tộc. Trong thời đại hiện nay, đào tạo, khoa học và thông tin đã và đang trở thành những vấn đề then chốt, không chỉ giải quyết những vấn đề chính trị-xã hội. Đúng như nhận định của đại hội quốc tế các Đảng XHCN toàn thế giới có nêu ra “Trước kia sự bất bình đẳng và không công bằng là ở chỗ sở hữu ruộng đất và quản lý công nghiệp, ngày nay sự bất bình đẳng và không công bằng là ở chỗ sở hữu trí tuệ và điều khiển thông tin” - Theo tôi, chúng ta nên theo phương châm đó để xây dựng một kế hoạch dài hạn cho khoa học kỹ thuật nước nhà.

TS. KS. Ngô Quốc Trung

Tạo bởi admin
Cập nhật 07-09-2006
Tạp chí Quê Hương trên Internet
Kênh thông tin của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
Tổng biên tập Hoàng Bình
Toà soạn: Số 7B Ngõ Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tel: (84-4) 9.33.39.23, 9.33.39.24
Fax: (84-4) 8.25.92.11 - E-mail: info@quehuong.org.vn - quehuong@hn.vnn.vn
Giấy phép 399/GP-BVHTT ngày 26/12/2000 của Bộ Văn hoá - Thông Tin