Chất xám là thế mạnh của cộng đồng
![]() Thứ trưởng, Chủ nhiệm UBNVNONN Nguyễn Phú Bình
với các nhà khoa học Việt kiều tham dự "Gặp gỡ Việt Nam 2004" |
Hỏi: Thưa Thứ trưởng, xin ông đánh giá về vai trò kinh tế của cộng đồng người Việt
Ước tính hiện nay có gần 3 triệu người Việt Nam định cư ở hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có khoảng 300-400 ngàn người có trình độ đại học và sau đại học, nhiều người là chuyên gia hoạt động trên các lĩnh vực công nghệ cao. Theo con số không chính thức, thu nhập của cộng đồng người Việt
Đảng, Nhà nước ta luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận của cộng đồng dân tộc Việt Nam, chủ trương huy động tối đa tiềm năng tri thức, chất xám và tiềm năng kinh tế, tài chính của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, coi đó là một nguồn lực quí báu góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trả lời:
Chất xám chính là thế mạnh của cộng đồng, là một nguồn lực có thể góp phần tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Đội ngũ trí thức người Việt Nam ở nước ngoài có trình độ văn hoá, khoa học và công nghệ, quản lý kinh tế hiện đại, có thông tin, năng lực sáng tạo, kinh nghiệm và nhiều người giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan, cơ sở nghiên cứu, đào tạo, làm việc tại các công ty tập đoàn và tổ chức quốc tế.
Với những ưu thế đó, các chuyên gia trí thức kiều bào có thể tham gia vào tư vấn chính sách phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế thế giới, kinh nghiệm các nước trong quá trình phát triển; tạo dựng các mối quan hệ giữa Việt Nam với các cơ sở kinh tế khoa học ở nước sở tại; giúp các ngành, đia phương, các cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất với tư cách chuyên gia hoặc tham gia vào các dự án phát triển; hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trên các lĩnh vực mà Việt Nam đang ưu tiên đặc biệt những ngành, sản phẩm có hàm lượng chất xám cao; tham gia các chương trình hợp tác quốc tế của Việt Nam...
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có tiềm lực kinh tế nhất định, có mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nước ngoài và quốc tế, có khả năng phát triển các mối quan hệ kinh tế trực tiếp với trong nước; đồng thời, phát huy vai trò cầu nối với kinh tế nước sở tại, giúp tìm kiếm đối tác, thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp trong nước.
Về thương mại, người Việt Nam ở nước ngoài có thể lập các mối quan hệ buôn bán, xuất nhập khẩu trực tiếp với các công ty tại Việt Nam, tạo mạng lưới tiêu thụ hàng hoá Việt Nam ở những nước này.
do Thứ trưởng, Chủ nhiệm Nguyễn Phú Bình dẫn đầu
thăm một doanh nghiệp của Việt kiều ở Canada
Về đầu tư, hầu hết doanh nghiệp kiều bào chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào Việt Nam thông qua những hình thức không chính thức, âm thầm, ở qui mô nhỏ, hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực công nghiệp nhẹ, xây dựng, khách sạn, công nghệ thực phẩm, du lịch và dịch vụ... chưa tập trung vào những ngành kinh tế chủ yếu mà trong nước cần như tin học, điện tử, viễn thông, cơ khí chế tạo, vật liệu mới, y học, vật liệu cômposit, giáo dục-đào tạo, tài chính-kế toán, ngân hàng, xây dựng, công nghệ in, chế biến và bảo quản thực phẩm, giống cây, nuôi trồng thuỷ sản, xử lý chất thải công nghiệp... Và nếu lượng kiều hối được tập trung vào đầu tư sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp tư nhân được thành lập, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, góp phần cải thiện đời sống cho một bộ phận dân cư, góp phần vào tăng trưởng của nền kinh tế chung.
Vai trò cầu nối, vị trí vừa có kiến thức thị trường nước ngoài, vừa am hiểu tình hình, phong tục, tập quán trong nước và có lợi thế về ngôn ngữ, kiều bào có thể phát huy vai trò môi giới, xúc tiến đầu tư, thương mại đưa các công ty, các hãng lớn của nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam, tạo dựng các mối quan hệ buôn bán, giúp thiết lập quan hệ hợp đồng giữa các công ty nước ngoài với các công ty của Việt Nam. Đáng chú ý là hiện có trên 100 công ty và văn phòng đại diện của kiều bào đang tham gia hợp tác, kinh doanh dịch vụ tại Việt Nam về các lĩnh vực xuất nhập khẩu, cung cấp thiết bị cho các cơ quan trong nước, gia công hàng may mặc, dịch vụ y tế, kiều hối... Nhiều trưởng đại diện các công ty nước ngoài tại Việt
Trước hết là khơi dậy trong cộng đồng lòng tự tôn dân tộc, tình cảm đối với quê hương đất
nước, bởi lẽ dù sống ở bất cứ đâu trên thế giới, bà con đều hướng về cội nguồn với tình cảm sâu nặng và mong muốn góp phần phát triển, làm vẻ vang đất nước. Đây là nguyện vọng chính đáng của bà con. Muốn vậy, chúng ta phải làm tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc, dỡ bỏ các rào cản, tạo thuận lợi để bà con gắn bó nhiều hơn đối với đất nước thông qua các hoạt động kinh tế, văn hoá, giáo dục, nhân đạo, thăm thân, du lịch,...
Tiếp đến là phải quan tâm đúng mức, theo nguyên tắc “ích nước lợi nhà” đối với những đối tượng trí thức, doanh nhân kiều bào có tấm lòng, có đóng góp đối với quê hương đất nước. Chính sách ưu đãi, tạo thuận lợi là cần thiết, nhưng khuôn khổ pháp lí ổn định tạo sự bình đẳng giữa người Việt trong và ngoài nước mới là cơ bản lâu dài.
Và cuối cùng, môi trường sống, làm việc, đầu tư kinh doanh trong nước ngày càng được cải thiện, quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước ngày càng phát triển là những yếu tố quan trọng động viên khích lệ kiều bào góp sức người, sức của vào
Các tin liên quan:
- Tạo thuận lợi hơn nữa cho kiều bào về nước đầu tư, kinh doanh (30-01-2007)
- Một số hình ảnh hoạt động tại Hội nghị Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài 2006 (30-01-2007)
- Danh sách các doanh nghiệp, doanh nhân Việt kiều được khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh và góp phần xây dựng quê hương, đất nước (27-10-2006)
- Phát biểu của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Phú Bình tại Hội nghị “Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài với sự nghiệp xây dựng, phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam” (29-09-2006)
- Đầu tư của người Việt Nam ở nước ngoài tại Việt Nam (27-09-2006)
- Chất xám là thế mạnh của cộng đồng (21-09-2006)
- Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời, một nguồn lực trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam (21-09-2006)
- Hội nghị doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (15-09-2006)
- Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời, một nguồn lực trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam (15-09-2006)
- Phát huy tiềm năng chất xám của kiều bào trong công cuộc phát triển đất nước (15-09-2006)
Cập nhật 15-09-2006