Chỉ những cơ sở làm ăn hợp pháp mới có quyền hoạt động và tồn tại
Sáng 23/12/2008, một tốp chín người gồm Cảnh sát thuế vụ và nhân viên Nhập cư Liên bang FMS ( LB Nga) dưới sự chỉ huy của Cục trưởng Cục chống tội phạm người nước ngoài Matxcơva bất ngờ kiểm tra xưởng may của Công ty Moshion thuộc Tập đoàn Grriphon Group ở khu vực ngoại ô thành phố. Đoàn kiểm tra đi trên một xe buýt, hai xe Gazen bán tải dành cho việc bắt giữ người và hàng bất hợp pháp.
.jpg)
Công nhân trong xưởng may Công ty Mosion
Sau khi kiểm tra giấy tờ tùy thân gồm hộ chiếu, đăng ký hộ khẩu, quyền lao động, bảo hiểm y tế của từng công nhân đang may mặc và có mặt trong địa bàn, cảnh sát tiến hành kiểm tra toàn bộ giấy tờ của Công ty Moshion từ giấy sở hữu nhà xưởng, giấy phép sản xuất, bảng lương, tiền thuế và hàng xuất kho, nhập kho. Môt bộ phận chuyên môn kiểm tra giấy phép và thiết bị phòng hỏa, vệ sinh dịch tễ, an toàn lao động.
Nếu cảnh sát phát hiện công nhân đang làm việc không có giấy tờ tùy thân, chủ thuê người lao động sẽ phải nộp tiền phạt cho mỗi công nhân theo luật định là 820 000 rúp tương đương 28500 đôla Mỹ. Còn nếu kiểm tra phát hiện ra việc công ty lậu thuế hoặc may mặc hàng trái phép, không có đăng ký thương hiệu và chất lượng sẽ bị phạt nặng hoặc bị truy tố.
Anh Trần Văn Thắng, Tổng giám đốc Công ty cho biết, hơn hai giờ kiểm tra kỹ lưỡng, lực lượng cảnh sát chuyên ngành không phát hiện ra sai trái nào của Công ty. Toàn bộ số công nhân đang làm việc đều có giấy tờ hợp pháp. Còn Công ty từ lâu đã thực hiện nghiêm chỉnh, đáp ứng mọi yêu cầu về luật pháp của chính quyền sở tại.
Anh Thắng còn cho biết thêm, ngày 9/1/2008 vừa rồi, anh phải quyết định cho 40 công nhân về nước vì Sở Ngoại kiều chưa cấp kịp quyền lao động, anh không thể gia hạn tiếp tục hộ khẩu cho số công nhân đó. Nếu anh cố tình để 40 người ở lại trong tình trạng hết hạn hộ khẩu, thì lần kiểm tra này, Sở Nhập cư Liên bang sẽ phạt anh một khoản tiền khổng lồ và đóng cửa xưởng may.
Việc anh đả thông tư tưởng cho 40 công nhân, chi tiền vé gần một ngàn đôla một người về nước, là một hành động quyết đoán. Công nhân sẽ được về quê ăn Tết, sau đó, chừng hai tháng, hoàn tất quyền Lao động, giấy mời, họ sẽ làm visa trở lại Nga làm việc. Số công nhân đang làm việc trong xưởng càng yên tâm và thấy rõ hơn việc cần thiết phải có giấy tờ hợp lệ ở Nga.
Sau buổi kiểm tra, ông Cục trưởng chống tội phạm người nước ngoài đã chúc Tết và đánh giá cao những nỗ lực hợp pháp hóa của công ty Moshion. Ông cho rằng, đã đến lúc ở Nga chỉ có những cơ sở làm ăn hợp pháp mới có quyền hoạt động và tồn tại.
Nguyễn Thảo Nguyên (LB Nga)
Các tin liên quan:
- Con “đường tắt" để hội nhập (09-01-2009)
- Cao, người Việt Nam đầu tiên có mặt trong Quốc Hội Hoa Kỳ (10-12-2008)
- Tác động cuộc đảo lộn kinh tế và tiền tệ tại Pháp và Việt Nam (19-11-2008)
- Ảnh hưởng lá phiếu cử tri Việt như thế nào (18-11-2008)
- Ý kiến kiều bào: Cần có bộ môn giảng dạy “Americanology” (11-11-2008)
- Câu Chuyện Thầy Lang: Trung Tâm Chăm Sóc Ban Ngày (09-10-2008)
- Câu chuyện Thầy Lang: Hậu quả của “Hâm Nóng Toàn Cầu” (25-09-2008)
- Câu Chuyện Thầy Lang: Đau Tim, Tức Ngực (12-09-2008)
- Cơ hội và phương hướng hợp tác các doanh nghiệp Việt kiều Châu Âu (12-09-2008)
- Đêm Việt Nam ở Frankfurt (03-09-2008)
Cập nhật 25-12-2008