Tết là những ngày quan trọng và đầy ý nghĩa
Đối với người Việt
Tuy chúng tôi đã xa quê hương rất nhiều năm, nhưng hễ đến gần ngày Tết là cảm thấy lòng bồi hồi xúc động lạ thường. Một nỗi buồn xâm chiếm tâm hồn và những kỷ niệm thân yêu đầm ấm từ hồi còn bé lại hiện lên chập chờn trong trí óc.
Các bạn có biết không? Cho dù xa quê, xa mảnh đất Việt Nam thân yêu, nhưng những người Việt được gọi là Việt kiều vẫn nhớ đến cái Tết. Tuy đã sắm sửa những gì để đón một năm mới sắp đến tạm gọi là đầy đủ... nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy còn thiếu nhiều thứ như: đưa ông Táo về Trời ngày 23 Tết, cúng Giao-Thừa đêm 30 Tết và nghe tiếng pháo nổ ran, đi hái lộc, cây nêu, câu đối đỏ, tranh Tết dân gian. Mồng Một Tết đi chúc Tết bà con, mồng Hai Tết đi chúc bạn bè, mồng Ba Tết ở nhà tiếp khách và vui chơi cùng con cháu trong nhà...
Gọi là bánh chưng là vậy! Nhưng bánh chưng ở đây khác xa với bánh chưng ở quê ta. Phần nhiều bánh được gói bằng giấy bạc thay vì lá chuối hay lá dong. Cho nên bánh chưng thiếu màu xanh của lá, thiếu hương thơm của lá chuối hay lá dong nên đã có người phải dùng thuốc nhuộm để có được màu xanh bất đắc dĩ. Bên ngoài lại buộc bằng sợi chỉ thay vì sợi lạt tre nhuộm màu hồng hay màu đỏ làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc bánh!
Nhớ lại những cái Tết đã đi qua hồi thơ ấu bên lũy tre làng, đàn trâu cùng tiếng sáo diều với bao kỷ niệm đằm thắm, với những ngọn cau cao chót vót biểu tượng cho tục lệ ăn trầu của người Việt
Không có gì lý thú cho bằng gần 30 Tết, ngoài trời rét mướt, mấy anh em chúng tôi ngồi quây quần bên bếp lửa bập bùng để sưởi ấm và nghe chuyện cổ tích do ông bác kể. Ông bác còn phân công cho chúng tôi, đứa thì đi lấy củi chụm thêm vào bếp lửa; đứa thì múc nước ở thùng nước sôi bên cạnh đổ thêm vào nồi bánh; đứa thì khuân củi ở sau hè đến chất ở gần nồi bánh chưng.
Không có gì thiêng liêng cho bằng trên bàn thờ khói hương nghi ngút, hai cây nến cháy đỏ rực cùng mâm ngũ quả, gói trà, chai rượu, bánh chưng, kẹo... bày biện để cúng tổ tiên. Và đại gia đình ai nấy quần áo tề chỉnh, sắp hàng tề tựu đứng trước bàn thờ thắp hương lạy tạ, khấn vái chân thành.
Không có gì nghiêm trang cho bằng những đứa bé chắp tay trước ngực nói lời chúc tụng đối với người lớn.
Không có gì sung sướng cho bằng những đứa trẻ như chúng tôi được mặc quần áo mới, được tiền mừng tuổi. Và rồi, ngày Mồng Một Tết và có tiếng xu hào nghe leng keng trong túi quần, túi áo!
Trái lại, ở nơi đất khách quê người bây giờ kiếm đâu ra hương vị Tết , không có gì khổ bằng ba ngày Tết lại không nhằm vào ngày cuối tuần được nghỉ việc nên Mồng Một, Mồng Hai và Mồng Ba Tết vẫn phải đi làm kéo cày. Như vậy, Tết xem ra nhạt nhẽo và mất đi cái truyền thống văn hóa cổ truyền của người dân Việt! Cho dù vòng quay của trái đất, sự sống đã diễn ra, mấy chục cái Tết đã qua đi nơi đất khách quê người, nhưng quê hương và người thân vẫn mãi là nỗi ám ảnh khôn nguôi!
Nhưng kể từ ngày Đất Nước đổi mới, Tết đến với chúng tôi có ý nghĩa hơn, chúng tôi có cơ hội được trở về cố quốc ăn Tết. Đi đến đâu cũng thấy cảnh buôn bán sầm uất và mọi người nô nức sắm Tết; khác hẳn ngày xưa. Vòng quanh chợ Bến Thành, những gian hàng Tết bày la liệt đủ thứ bánh, mứt, kẹo, hồng. Chợ hoa với những chậu cúc vàng óng ánh, với những cành đào đỏ rực như tô thêm sắc thắm cho màu cờ đỏ. Rồi nào với những chậu Lan để biểu tượng cho mùa Xuân. Không những vậy, chúng tôi còn được thưởng thức hoa người, với bóng dáng thướt tha của những tà áo dài với nhiều màu sắc đang tung bay trước gió như muốn ganh đua cùng những chậu cúc màu vàng, với những đóa hoa hồng, và không thể kể hết vẻ đẹp của người đi sắm Tết và của hoa được bày biện với hàng trăm cánh hoa như nép sát vào nhau như những hạt ngọc lung linh.
Đặc biệt, không có gì quý bằng mừng mừng, tủi tủi gặp được anh chị em, họ hàng sau bao năm xa cách. Được đi thăm mộ ông bà. Được đi chúc Tết họ hàng. Đúng là bây giờ nhân dân ta được ăn Tết hòa bình, được hưởng được những ngày Xuân rộn rịp có ý nghĩa và đầy thú vị. Tưởng trên đời này không có gì lý thú cho bằng được ăn một cái Tết thanh bình trên quê hương Việt
Vì vậy mà mỗi lần Tết sắp đến Xuân về là mỗi lần Việt kiều ở các nơi trên khắp thế giới lại rộn rịp, đổ xô về quê hương ăn Tết, có năm có đến hơn 200.000 người. Quê hương Việt
Năm nay, Việt
Nhân dịp Tết Bính Tuất sắp đến, kiểm điểm lại, chúng ta thấy Việt
Hoài Việt (Hoa Kỳ)
Các tin liên quan:
- Giữ chữ Việt ở Savanakhet (10-04-2006)
- Những cô dâu Việt ở Israel (31-03-2006)
- Maggie Q. - ngôi sao gốc Việt đóng cặp với Tom Cruise (28-03-2006)
- Camille Huyền - Huế luôn trong trái tim tôi (24-03-2006)
- Tư liệu tham khảo: Người Việt Nam ở nước ngoài đầu thế kỷ XXI: số liệu và bình luận (21-03-2006)
- Những Việt kiều xóa cầu khỉ (15-03-2006)
- Nỗi trăn trở và lời giải đáp (10-03-2006)
- Tiến sĩ Võ Tòng Xuân: "Hãy dành một chỗ cho người trở về" (22-02-2006)
- Những sinh viên mang “Nụ cười Việt Nam” đến với bạn bè nước Anh (21-02-2006)
- Bonjour Vietnam, khúc tự tình dân tộc (10-02-2006)
Cập nhật 27-01-2006