Tết Việt nơi xa xứ
Đối với người Việt
Kiều bào Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc, nhất là trong những ngày Tết cổ truyền dân tộc thì tình cảm nhớ quê Cha, đất Mẹ càng trở nên dào dạt sâu lắng hơn bao giờ hết.
Vì thế, cứ mỗi dịp “Tết đến, Xuân về”, những người con xa xứ lại hướng về quê nhà đón Tết trong niềm vui mừng và đầy xúc động. Và giờ đây trong không khí rộn ràng, háo hức đón Xuân ở khắp mọi miền đất nước, kiều bào Việt
Tết không thể thiếu chiếc bánh chưng xanh
Xa Sài Gòn năm 18 tuổi, giờ đã 34 nhưng mỗi độ Xuân về lòng vẫn rộ lên niềm rộn ràng - niềm “rộn ràng” đó như một giấc mơ, cuộn tròn, núp sâu trong tâm hồn, chỉ rộ lên vào mỗi độ Xuân về. Và giấc mơ, cứ lặp đi, lặp lại mỗi năm. Là giấc-mơ-cũ mà dường như rất mới, mới như thể lần đầu ý thức được “tết “ là gì - Một kiều bào ở Mỹ tâm sự.
Cách Việt
Không biết những dân tộc xa quê khác đón mừng “tết” ra sao, chứ người Việt tuy xa quê hương mấy mươi năm nhưng tục lệ vẫn đâu ra đó. Vẫn hội chợ, bánh chưng, bánh tét, dưa món, thủy tiên, mai, đào, cúc, trúc với nhưng trò chơi truyền thống đông người tham gia như: thả thơ, đoán chữ, kéo dây, bò cua cá cọp cùng những chương trình ca nhạc mừng Xuân đặc sắc.
Dù lần đầu tiên hay đã nhiều năm xa quê, các gia đình cũng đều tổ chức đón Tết sum vầy tại gia. Bà con dòng họ tề tựu tại nhà anh để cúng ông bà, lì xì cho con cháu và sau đó là tiệc tùng. Với những người bà con ở xa không về chung vui cùng gia đình được thì mọi người gọi điện thoại để chúc Tết. Còn anh Nguyễn Ngọc (
Tết xứ người...
Chị Vũ Trần Bảo Kim, Việt kiều tại Edgbaston,
Cộng đồng người Việt ở Anh chọn ngày ăn Tết tùy theo từng khu vực dân cư. Các gia đình Việt
Ngày Tết truyền thống Việt
bánh tét, giò chả...
Một kiều bào Việt
Chương trình Tết kéo dài 1 ngày. 11 giờ sáng thì hội chợ tết bắt đầu mở. Hội chợ gồm các gian hàng trò chơi có giải thưởng như bàn tay ngọc, thỏ chạy vào hang… và các gian hàng ẩm thực như bánh chưng, bánh tết, bánh ít, bánh bao, xôi khúc, chả giò, sữa đậu nành…
Đến 3 giờ chiều thì mọi người sẽ tụ tập trong phòng và nghi thức cúng vái tổ tiên, hoài niệm về quê hương được cử hành. Rồi đại diện các đoàn thể lên chúc Tết. Sau đó tổ chức múa lân, lì xì cho thiếu nhi và văn nghệ mừng Xuân. Có những bài nhạc Xuân, những điệu múa quê hương xen lẫn với các điệu nhảy phương Tây. Sân khấu Tết luôn có cành đào và 2 câu đối đỏ. Trên bàn thờ tổ tiên có lư hương, dưa hấu và bánh chưng. Ngày Tết truyền thống Việt
Tết xa quê đã dần dần không còn thuần tuý, nhưng những người Việt
Ý thức về bản sắc dân tộc…
Tại Ba Lan, chị Việt Nga đã viết những dòng cảm xúc chân thành, cảm động về cái tết xa xứ: Ở đây không có hoa đào nhưng vẫn có bánh chưng và nồi canh măng. Thậm chí có cả con lợn sữa đặt tại nhà hàng trên Warszawa. Các cô gái Ba Lan thì tự tay nướng bánh đến. Có một điều rất hay là các cô cũng mặc áo dài như chúng tôi.
Thường những người Việt ở đây rất có ý thức về bản sắc dân tộc của mình. Ở những công ty của người Việt hay những gia đình có vợ chồng Tây luôn mong muốn để mọi thành viên cùng ý thức được về điều đó. Công ty Tân Việt tổ chức gói bánh chưng cho nhân viên. Gạo, đỗ, lá bánh được đặt từ trên Wars. Cũng tài làm sao là các anh gói được bánh chưng chỉ bằng hai chiếc lá. Thế vẫn là sung túc lắm vì bánh chưng ở đây thường chỉ được gói bằng một chiếc lá nhỏ để tạo màu xanh, còn bên ngoài được bọc bằng giấy bạc. Nồi bánh chưng to được đặt lên bếp ga trong nhà thay vì nổi lửa giữa trời vì thời tiết quá lạnh. Người lớn, trẻ con chạy ra, chạy vào quanh nồi bánh chưng. Thỉnh thoảng bọn trẻ con được người lớn nhấc lên nhòm vào nồi bánh, líu ríu tiếng Ba Lan hỏi chừng nào bánh chín. Chỉ riêng cảm giác chờ đợi đã đủ thấy ấm áp, thiêng liêng.
Có bánh chưng, măng là thấy hương vị tết Việt
Một bạn ở miền Bắc Thụy Điển tâm sự: Tôi ở miền Bắc của Thuỵ Điển, cách Stockholm hơn 600 km về phía Bắc. Xứ Bắc Âu thì nổi tiếng vì lạnh, tôi ở miền Bắc nên lại càng lạnh lẽo, 6 tháng quanh năm tuyết phủ trắng xoá, trời lúc nào cũng một màu xám xịt. Chính vì thời tiết khắc nghiệt cho nên chỗ tôi rất ít người nhập cư, đồ ăn châu Á nói chung là khó tìm. Người Việt mình sống chủ yếu ở miền
Tổng cộng người Việt chỗ tôi chưa tới 20 người, chủ yếu là du học sinh sang đây theo chương trình exchange student của trường đại học. Một số là Việt kiều, một số nữa có chồng/vợ là người Thuỵ Điển. Thường Tết Việt Nam rơi vào ngày đi làm nên bọn tôi đón Tết vào cuối tuần, lúc đó thì thuận lợi và thoải mái cho tất cả mọi người, nhà tôi là gia đình duy nhất có trẻ con, ở căn hộ gia đình nên là nơi tụ họp. Ai có gì góp nấy, nấu ăn chung. Những món thường có là măng khô hầm gà, chả giò (nem- theo cách gọi của người Bắc), xôi lạp xường mọi người mang từ Việt
Người Việt tụ tập ăn Tết nhắc tới gia đình, bạn bè, món ăn ngày Tết ở Việt Nam, năm nào cũng ngồi với nhau tới 2,3 giờ sáng ngày hôm sau, nói chung là vui và tình cảm. Ở miền
"Net là cứu tinh!"
bên trái), cùng các lưu học sinh
Việt Nam tại Đức
Anh Vũ Việt Dũng, sinh viên trường đại học Stuttgart, Đức nói như vậy. "Đối với sinh viên du học như chúng tôi thì mạng Internet là thứ không thể thiếu, là cứu tinh duy nhất trong những ngày Tết xa nhà này", anh Vũ Việt Dũng, sinh viên trường Đại học Stuttgart, Đức nói.
Sau các buổi tiệc đón mừng năm mới cùng cộng đồng Việt kiều, các gia đình trở về nhà và theo dõi không khí Tết quê nhà qua truyền hình vệ tinh VTV4 hoặc các kênh truyền hình Internet như: VietnamNet TV , vnntelevision.net , VTC Online,... Đối với sinh viên thì Internet với các trang báo điện tử, các diễn đàn trực tuyến, nhắn tin, chát chít càng trở nên thân thuộc hơn.
Tại Đức, chương trình đón Tết của Hội Việt kiều và Hội Sinh viên Việt Nam ở các thành phố Dresden và Stuttgart được thông báo từ sớm đến các thành viên, bằng email và thông qua diễn đàn trực tuyến của Hội. Tết ở đây được các bạn sinh viên tổ chức quy mô, chu đáo, với các thông báo phân công và chia việc rất rõ ràng. Phương châm của các bạn là: "Vui nhất là được chuẩn bị Tết", vì vậy, các nhóm công việc chuẩn bị "Lễ hội Tết cổ truyền của du học sinh Việt" được các bạn phân chia khá cụ thể: nhóm Dẫn chương trình, nhóm Văn nghệ, nhóm Trò chơi, nhóm Ẩm thực, nhóm Phông nền,... và một nhóm đặc biệt đáng yêu nữa là nhóm "Cửu vạn" với thành viên yêu cầu là nam, có sức khỏe để khuân vác, sai bảo.
Trên diễn đàn văn hoá ẩm thực Việt Nam, các thành viên còn tổ chức một cuộc thi "Viết về Tết", những kỷ niệm về Tết và hương vị Tết quê nhà, với nhiều chùm bài viết như: "Ký ức Tết - chút nhớ chút thương", "Làng bánh chưng ở Hà Nội", "Nôn nao ngày Tết",... Anh Hòa, đang sống ở Úc, một thành viên của diễn đàn tâm sự: "Viết về Tết là cũng là cách để những người xa quê như chúng tôi vợi đi nỗi nhớ nhà hơn".
bánh kẹo, mứt phục vụ Tết
Chị Lan Mỹ, đang sống tại thành phố Bergen, Na Uy thì kể, thành phố của chị có khoảng 2.000 người Việt sống. Tết năm nào, cộng đồng người Việt ở đây cũng tổ chức một ngày hội rất lớn, gồm: tiệc, ca múa nhạc, hội chợ triển lãm với đầy đủ các gian hàng thực phẩm như: giò, chả, bánh chưng, bánh Tét, bánh ít, bánh bao, bánh khúc,... Chị Đàm Việt Phương, Việt kiều tại Pháp cũng kể, đón Tết ở khu vực chị ở có bà con người Việt và rất nhiều sinh viên VN du học. Bà con ở đây cũng sắm sửa được đủ các món ăn truyền thống, và đặc biệt hơn, đón Tết ở đây, bà con có thêm pháo để đốt. Chị Phương kể đã tải trên mạng Internet về rất nhiều tranh ảnh và câu đối Tết, in ra giấy và trang trí nhà trong những ngày Tết, "cho giống với không khí Tết ở quê nhà", chị nói.
Đón Tết tại
Minh Anh (
Dù công việc bận rộn, chúng tôi tranh thủ mua sắm vài thứ chuẩn bị Tết. Đây là khu phố bán đồ Tết tại thành phố
Tôi tranh thủ giờ nghỉ trưa dạo một vòng quanh khu phố này. Tại đây, có khá nhiều người Việt
Hồng Vân (Tổng hợp)
Các tin liên quan:
- Nuôi dạy con ở hải ngoại (07-01-2009)
- Du học sinh Việt Nam tại Paris ăn mừng chiến thắng (30-12-2008)
- Việt kiều đổ về nước làm ăn (29-12-2008)
- Tết mùa lạm phát của người Việt ở Nga (29-12-2008)
- Cuối tuần đi “chợ Đồng Xuân” ở Berlin (26-12-2008)
- Người Việt tại Nhật có thể được nhận tiền từ gói kích cầu (23-12-2008)
- Học tiếng Việt ở Úc (19-12-2008)
- “Người phụ nữ hoàn hảo” của Le Trung (17-12-2008)
- Món Việt ở xứ sở của “chú lính chì” (11-12-2008)
- Ảnh hưởng chính trị của người Mỹ gốc Việt ngày càng gia tăng ở quận Cam (Mỹ) (08-12-2008)
Cập nhật 27-01-2006