Chuyện Việt kiều xem World Cup
Người Việt dù ở đâu cũng đều mê bóng đá. Nhưng do hoàn cảnh sinh kế khác nhau nên không phải ai cũng giữ được niềm mê say khi trái bóng lăn.
Tại Pháp, nhà dân tộc học Nguyễn Tùng vốn rất mê bóng đá cho biết, do phải đến sở làm việc nên chỉ ngày thứ bảy và chủ nhật anh mới có thể dán mắt vào ti vi như bao fan Pháp xem đủ 6 trận bóng. Nói là xem, nhưng giữa trận hay sau đó phải tranh thủ lái xe đi chợ giúp vợ...
Trong khi đó, tại Mỹ, anh bạn N.V.K ở California cho biết các trận đấu ở Đức diễn ra từ 9 giờ sáng đến 14h, nên công chức Việt ở đây chỉ còn cách cài máy ghi các trận đấu để tối về xem lại. Hoặc giả vào sở thỉnh thoảng lại lén vào internet xem chừng kết quả. Nhưng kiểu gì cũng không sướng bằng xem trực tiếp. Những tư thương, lao động tự do thì rủ nhau vào các restaurant vừa uống cà phê sáng, vừa xem các trận đấu và cũng la hét ỏm tỏi.
Tại Sydney (Úc), nhà thơ trẻ Dennis Mai nói rằng dù đội tuyển Úc tham dự vòng chung kết nhưng do bóng đá không phải là môn thể thao truyền thống của dân bản xứ nên ít thấy không khí náo nhiệt. Là công chức nhà nước nên Dennis cũng chỉ cố theo dõi kết quả trên internet. "Rất khó có được không khí cuồng nhiệt như ở Việt
Hồ Thu
(Thanh niên)
Related news:
- Hà Nội trong nỗi nhớ người xa xứ (30-11-2006)
- "Ngày Nhà Giáo Việt Nam" ở Magdeburg (28-11-2006)
- Trường tiếng Việt tại Ba Lan kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11-2006 (27-11-2006)
- Hướng đi nào cho các trung tâm thương mại Việt Nam ở Đông Âu (24-11-2006)
- Siêu thị Việt phát triển tại Cộng hòa Séc (23-11-2006)
- Lấy chồng xa xứ (20-11-2006)
- Việt kiều Thụy Sĩ hãnh diện vì Việt Nam gia nhập WTO (07-11-2006)
- Trung tâm thương mại đầu tiên của người Việt ở Hungary (02-11-2006)
- Chuyện học tiếng mẹ đẻ của học sinh người Việt ở Phần Lan (13-10-2006)
- Mở nhà máy robot Việt trên đất Canada (10-10-2006)
Last modified 15-06-2006