Chuyện thi vào quốc tịch Úc
ĐH Curtin, ngày
Anh P. thân mến,
Cách đây khoảng hai thập niên, bà con người Việt mình ở Úc ít có ai nghĩ đến chuyện nhập tịch. Bởi chỉ cần được cấp thẻ “thường trú nhân” là xem như ổn, người có thẻ này hưởng quyền lợi “y chang” người có quốc tịch, từ chuyện mượn tiền mua nhà, cho đến dịch vụ y tế, an sinh xã hội…
Đôi khi không vào quốc tịch còn được cho là… có lợi hơn, vì khỏi phải đi bầu cử (ở Úc, nếu một công dân Úc không đi bỏ phiếu sẽ bị phạt tiền). Một chuyện tế nhị khác là dân mình không muốn không còn là… người Việt.
Vào thời điểm ấy, chính phủ Úc mặc tình “năn nỉ” di dân hãy nhanh nhanh mà trở thành công dân Úc. Lời “chiêu mộ” được đăng khắp nơi, trên báo chí của Úc, trên báo chí của các cộng đồng di dân (đủ thứ tiếng của tất cả những sắc dân hiện diện ở Úc). Đáp lại lời kêu gọi này là một thái độ thờ ơ của những thường trú nhân.
Hai thập niên sau, tình hình đã thay đổi. Vào ngày 30-5 năm ngoái, cựu Bộ trưởng Di trú và Công dân Úc Kevin Andrews chính thức đề nghị Quốc hội thông qua Dự luật Sửa đổi vấn đề quốc tịch Úc 2007, còn được gọi là dự luật về Kỳ thi trắc nghiệm quốc tịch. Chiếu theo luật này thì hầu hết ứng viên phải đậu kỳ thi trắc nghiệm quốc tịch trước khi được nộp đơn xin nhập quốc tịch Úc.
Bài thi trắc nghiệm gồm những phần sau: Giá trị và nguyên tắc của xã hội Úc, địa lý Úc, biểu tượng quốc gia Úc, hệ thống chính quyền Úc, trách nhiệm và quyền lợi của công dân Úc, luật pháp Úc. Kỳ thi dài 45 phút, người dự thi trả lời 20 câu hỏi trắc nghiệm (được rút ngẫu nhiên từ 200 câu được soạn sẵn), đặc biệt phải trả lời đúng cả ba câu hỏi về các giá trị nền tảng của quốc gia Úc. Số câu đáp trúng phải đạt 60% trở lên, nếu không thì phải… hẹn ngày thi lại.
Không cần chờ đợi lâu, chỉ đến
Vì sao người ta lại mong trở thành công dân Úc? Đây là một chuỵện dài nhiều tập. Nguyên nhân cốt lõi là làn sóng di dân vào Úc quá ồ ạt, khiến mọi chính sách ưu tiên của chính quyền đều dành cho người Úc, chẳng hạn chỉ có những công dân Úc mới được nợ học phí, ra trường tìm được việc làm thích hợp với mức thu nhập kha khá mới phải trả nợ (trong khi thường trú nhân phải è cổ ra đóng ngay).
Nhiều bà con người Việt mới qua, lo “hy sinh đời bố, củng cố đời con” nên “cày” kiếm tiền nuôi con ăn học. Nay con cái đã ổn định, một số họ lại muốn cắp sách tới trường, vì vậy, họ rất cần trở thành công dân Úc để nhẹ đi phần học phí.
Một lý do khác là một số bà con người Việt mình làm ăn khấm khá, khi tuổi xế chiều muốn vui hưởng tuổi già bằng cách du lịch đây đó. Với tấm hộ chiếu Úc, họ có thể đến bất kỳ quốc gia nào. Vào Mỹ khó khăn là thế, vậy mà muốn tới nước này chơi trong vòng ba tháng, người giữ hộ chiếu Úc chỉ cần mua vé máy bay, không cần bất cứ một thủ tục giấy tờ nào khác.
Khi hồ sơ nhập tịch Úc được “duyệt”, những công dân Úc mới sẽ được mời tham gia một buổi lễ tuyên thệ tại hội đồng địa phương nơi mình sinh sống, ở đó họ phải thề trung thành với nước Úc, sẵn sàng thực hiện mọi nghĩa vụ công dân khi được yêu cầu, chẳng hạn như tham gia bảo vệ nước Úc khi có chiến tranh, tham gia vào bồi thẩm đoàn khi được tòa án đề nghị…
Trong một buổi lễ tuyên thệ như vậy, một bác trai tuổi ngoại lục tuần rưng rưng cho biết: “Qua” mới trở thành người Úc, mừng lắm vì đã vượt qua một kỳ thi hơi quá sức. Quốc tịch Úc là cái vé đi lại ở nước Úc, còn trong lòng “qua” thì dòng máu Việt vẫn tràn đầy...
Kể anh nghe câu chuyện này làm quà năm mới, hẹn anh thư sau.
Theo Huy Cường
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
Các tin liên quan:
- "Ngày Nhà Giáo Việt Nam" ở Magdeburg (28-11-2006)
- Trường tiếng Việt tại Ba Lan kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11-2006 (27-11-2006)
- Hướng đi nào cho các trung tâm thương mại Việt Nam ở Đông Âu (24-11-2006)
- Siêu thị Việt phát triển tại Cộng hòa Séc (23-11-2006)
- Lấy chồng xa xứ (20-11-2006)
- Việt kiều Thụy Sĩ hãnh diện vì Việt Nam gia nhập WTO (07-11-2006)
- Trung tâm thương mại đầu tiên của người Việt ở Hungary (02-11-2006)
- Chuyện học tiếng mẹ đẻ của học sinh người Việt ở Phần Lan (13-10-2006)
- Mở nhà máy robot Việt trên đất Canada (10-10-2006)
- Chứng khoán VN: Thời cơ vàng cho các nhà đầu tư Việt kiều (04-10-2006)
Cập nhật 23-01-2008