Thăm lại nơi cứu sống mình
Họ đã nhận ra nhau
Anh thợ cắt tóc trở thành tỉ phú
Người thứ nhất tôi gặp trong đoàn Câu lạc bộ đồng hương Việt kiều Xiêng Khoảng tại Viêng Chăn là Thoong Phị La Vông - một người Lào gốc Việt sống bằng nghề làm vườn mà lại có được tài sản gần 100 triệu đô la Mỹ.
Chỉ trong thời gian hơn 8 năm, ông đã biến những người dân lâu nay được gọi là "lâm tặc", chỉ biết lấy của rừng trở thành những người trồng và bảo vệ rừng, vì thế mà chính phủ Lào và tỉnh Viêng Chăn đã bán và giao cho ông trông giữ gần 10.000 héc ta rừng. Tại nơi này ông đã xây dựng một đại trang trại quy mô lớn chưa từng có với mức đầu tư hàng chục triệu đô la. Trong đó, ông trồng hơn 600.000 cây Gió bầu (ta hay gọi là Trầm hương) và 400 héc ta cây Bạch đàn gần 7 năm tuổi. Chắn dòng suối Huồi Cốc Tên thành hồ cá 50 héc ta và nuôi hàng ngàn con gia súc, giải quyết việc làm cho hàng trăm nông dân bản Nỏng Bua, huyện Phôn Hông tỉnh Viêng Chăn. Để giữ rừng tốt, ông mở hàng chục km đường ô tô liên vùng để vừa có giao thông, vừa tạo đường băng cản lửa. Trên các đỉnh đèo lại xây hàng trăm bể chứa nước mỗi bể có thể tích 40m3 để phục vụ tưới. Đối với cây Gió bầu, ông liên kết với đối tác Malaixia xây dựng hệ thống 40 lò chưng cất tinh dầu và bao tiêu sản phẩm cho người trồng cây Gió bầu trên toàn lãnh thổ Lào. Ông còn liên kết với Đài Loan chế biến búp lộc lá thành trà Trầm xuất khẩu. Theo ông, cây Gió Bầu là loại cây đặc biệt quý hiếm, cho giá trị kinh tế rất cao nhưng đầu tư lại đơn giản: Từ vườn và nông dân. Cuối năm 2008 này, ông sẽ cho xây thêm khoảng 100 lò chưng cất với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Được biết, giá một lít tinh dầu cây Gió bầu loại tốt nhất được bán tại thị trường Lào là 18 ngàn đô la Mỹ. Loại kém phẩm nhất cũng đã là 7-8 ngàn đô. Còn trên thế giới được chào bán với giá từ 50 đến 70 ngàn đô la một lít...
Thoong Phị La Vông có tên Việt Nam là Hoàng Diệu, sinh 1952 tại tỉnh Khỏn Kèn (Thái Lan), quê ở Nam Định, trước những năm 1990 ông làm nghề cắt tóc rồi kết hợp làm thuê đủ nghề. Riêng cắt tóc, ông từng là địa chỉ quen thuộc của các vị nguyên thủ quốc gia Lào, vì vậy ông đã quen biết nhiều và tận dụng được cơ hội làm ăn. Khi được hỏi, bí quyết nào giúp ông thành đạt ở xứ người? Ông cho biết có 2 cú hích, đó là: không nơi nương tựa và bị coi khinh vì quá nghèo. Vì thế ông quyết chí làm giầu.
Đại trang trại của ông nay mang tên Công ty Phát triển Nông Lâm nghiệp tỉnh Viêng Chăn, đã đón hàng nghìn lượt khách trong và ngoài nước đến thăm quan, học tập. Cơ ngơi bề thế và quy mô từ đôi bàn tay và khối óc này đã đem đến cho ông những nguồn lợi chính đáng, không chỉ làm lợi cho mình, mà còn giúp được cho nhiều người. Hiện ông nhận cung cấp lương thực cho cả bản 500 người với mức 15 kg gạo tháng/người, 200 ngàn kíp mỗi hộ, 120 lít nước sạch và tạo công ăn việc làm thường xuyên cho họ. Từ chỗ năm 1999 cả bản người Lào Thơng 60 hộ này chỉ có nhà tranh vách nát nay được ngói hoá xi măng trị giá mỗi ngôi nhà 7 ngàn đô la. Rồi từ đó bà con có điều kiện mua sắm xe cộ phương tiện, gồm 14 xe công nông, 60 xe máy, ti vi tủ lạnh, được học hành, chữa bệnh... Với những đóng góp xóa đói giảm nghèo, tháng 5 năm 2008, ông được nhà nước Lào tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất...
Dù ở hoàn cảnh nào vẫn hướng về quê hương
Có lẽ nhiều người biết đến khách sạn Cha Lơn Xay ở trung tâm thủ đô Viêng Chăn hơn là công ty Cha Lơn Xay của ông Khăm Chăn Sỉ Phăn Thoong. Ngoài dịch vụ kinh doanh khách sạn, công ty còn có chức năng đấu thầu xây dựng các công trình và phát triển nông lâm. Với chỉ hơn 100 người và chủ yếu với lao động thời vụ thông qua các hình thức, hiện ông nắm giữ tài khoản hơn 5 triệu đô.
Khăm Chăn Sỉ Phăn Thoong có một chuỗi đời cũng hết sức thăng trầm. Sinh tại tỉnh Xiêng Khoảng năm 1950, năm 1966 học Cao đẳng Sư phạm Hải Hưng rồi về dạy tại Trường lưu học sinh Lào T78 ở Hà Bắc và Phú Thọ, sau đó về dạy học ở thủ đô Viêng Chăn mãi đến năm 1990, nay lại chuyển sang làm kinh tế. Thời ông đi học, đế quốc Mỹ tiến hành chiến dịch Ku Kiệt, dồn dân lập ấp chiến lược. Gia đình ông ly tán chạy giặc sang Bản Xằng. Phải một thời gian dài mất liên lạc với gia đình do chiến tranh, mẹ và các anh em nhờ bộ đội Việt
thăm lại con suối Xẳn Ti Phạp
Ông cho biết trong đoàn về lại Bản Xằng hôm nay có nhiều người là "đại gia" như ông Kiên Vi Lay Mit Pa Xổng - Chủ doanh nghiệp may mặc có 1.200 công nhân và ông Minh Châu cũng là doanh nghiệp thứ 2 về may mặc có khoảng gần 1000 công nhân. Có La Ni (còn gọi là Nguyễn Kim Loan) còn quản lý một hệ thống cửa hàng trang sức trị giá hàng trăm triệu đô tại Cali – Mỹ. Nhiều người trong đoàn là đại gia nhưng cũng có rất nhiều người còn lam lũ cực nhọc với miếng cơm manh áo nơi chợ Tạ lạt Xạu (Chợ sáng), Tạ lạt Khua Đin (Chợ cầu đất) tại thủ đô Viêng Chăn. Giầu hay nghèo, hoàn cảnh khác nhau nhưng họ đều có xuất phát điểm đồng nhất đó là gốc Việt, sinh ra và lớn lên tại tỉnh Xiêng Khoảng của Lào, năm 1969 cùng nhau chạy giặc về nương nhờ bà con Bản Xằng đến năm 1972 mới trở lại Xiêng Khoảng.
Chị Lê Thị Thuận, tên Lào là Bua Von, quê gốc Ninh Bình, về Bản Xằng được hơn một năm thì quân đội Lào tuyển mộ vào Trung đoàn nữ bảo vệ Xiêng Khoảng, chị đã tình nguyện lên đường năm mới 14 tuổi.
Ông Xổm Chăn (tên Việt là Phạm Ngọc Anh) hôm đến Bản Xằng đã lội khắp bản tìm lại nơi ngày xưa đi trồng sắn, cuốc ruộng. Ông đi dọc theo con suối Huồi Mọi hơn tiếng đồng hồ dưới nắng chang chang. Ông nói, ngày ấy không nhớ tên suối là gì nên mọi người gọi đây là Huối Xẳn Ti Phạp (theo tiếng Lào cho dễ nhớ) và nhằm cầu mong đất Lào sớm ngày độc lập tự do. Sau này dời về Viêng Chăn rồi, ông được tín nhiệm bầu làm Trưởng Bản Đông Pa Lan đã mấy chục năm nay. Cùng về thăm lại nơi xưa có chị Hồng - vợ ông, hai vợ chồng đã tìm được nhà người cưu mang mình năm ấy để tặng quà.
cũng có mặt trong ngày họp mặt
Có 2 người rất đặc biệt được các đồng hương Xiêng Khoảng tìm mời đó là 2 người thầy của họ trong những năm sơ tán ở Bản Xằng: thầy Phạm Khắc Hiếu và thầy Nguyễn Đình Cần. Riêng thầy Cần sang Lào từ năm 1963 dạy bổ túc văn hóa cho Việt kiều. Năm 1968 sang lại để dạy thì năm 1969 đã tản cư theo các trò của mình về Bản Xằng và tiếp tục dạy học.
Đồng hương Xiêng Khoảng, mỗi người một cuộc đời và hoàn cảnh, nhưng ở nơi xa ấy, họ vẫn luôn hướng về tổ quốc. Đó là các bà Nguyễn Thị Minh (Nang) làm nghề bán vải, Phạm Thị Ngọc Hiếu (Ma Ni Von) buôn bán nhỏ, rồi chị Thu Hương, Thanh Hoa, Trịnh Thị Đào, Trịnh Thị Lan, Nguyễn Doãn Thọ đều làm nghề buôn bán tạp hóa… Riêng Nguyễn Doãn Thọ đến nay vẫn chưa chịu nhập quốc tịch Lào!
Hôm biết có cuộc trở về này, ông Cảnh, Hội trưởng Việt kiều tỉnh Xiêng Khoảng đang đưa vợ đi điều trị ở Hà Nội cũng "bay" về cho kịp chuyến đi Bản Xằng để sáng hôm sau lại ra chăm vợ. Cả 4 anh em ông Cảnh gồm cả Hương, Hạnh, Hảo đều có mặt trong cuộc hội ngộ hiếm có này sau gần 40 năm.
Anh chị em Việt kiều đồng ca bài "Ca ngợi Đảng"
Câu lạc bộ đồng hương Việt kiều Xiêng Khoảng tại Viêng Chăn thành lập mới gần 3 năm, sinh hoạt mỗi tuần một lần vào tối thứ sáu nhưng lúc nào cũng tràn ngập tiếng hát tiếng cười và mọi sự cảm thông. Tại đây họ thường nói bằng tiếng Việt, dạy chữ Việt cho con cháu và ca vang những bài ca cách mạng, ca ngợi Đảng và Bác Hồ kính yêu, ca ngợi quê hương đất nước và mối tình đoàn kết Việt-Lào thủy chung. Vì thế trở về Bản Xằng lần này, cả 60 thành viên đều tham gia vào dàn hợp xướng “Ca ngợi Đảng cộng sản Việt Nam”, “Đêm Trường Sơn nhớ Bác”, “Tình hữu nghị Việt Lào" một cách hoành tráng và nhuần nhuyễn, bài bản, giống như những ca sĩ chuyên nghiệp vậy.
Trong chuyến hành hương về nơi từng cứu sống mình, bà con đã tặng quà UBND tỉnh Nghệ An, huyện Con Cuông, Khu Di tích Kim Liên, Di tích Ngã Ba Đồng Lộc, bà con Bản Xằng, trường Tiểu học Dạ và bản Yên Thành cùng trường Trung học cơ sở Lục Dạ với tổng trị giá quà và tiền hơn 4.500 đô la Mỹ.
Một điều đáng ghi nhận là bà con dù đã mang quốc tịch nước khác nhưng tâm hồn và tình cảm luôn hướng về quê hương, một lòng kính yêu Bác Hồ và trân trọng đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta.
Lang Quốc Khánh
Các tin liên quan:
- Những ma lực trên đường gia nhập WTO (22-06-2006)
- Phát triển võ đạo Việt Nam tại Pháp (20-06-2006)
- 60 năm hoạt động không ngừng của Ban Thiếu nhi Việt Nam tại Pháp (15-06-2006)
- Chuyện Việt kiều xem World Cup (15-06-2006)
- Làng báo Việt ở CHLB Đức (13-06-2006)
- Chợ Việt ở Nam Australia (07-06-2006)
- Mỹ: Vụ thảm sát gia đình người Việt chấn động dư luận (02-06-2006)
- Doanh nghiệp Việt kiều đón thời cơ Việt Nam gia nhập WTO (01-06-2006)
- Đức : Đại hội lần thứ V Hội người Việt Nam tại Leipzig (30-05-2006)
- Đi lên từ cát sỏi (26-05-2006)
Cập nhật 15-07-2008