Tôi đến với nước Nga trong tuyệt vọng và trở về Việt Nam trong niềm hạnh phúc
Tôi phải đeo kính cận thị từ năm ba tuổi. Độ cận tăng lên vùn vụt, từ năm độ, lên 7 độ và cho đến điểm cực đại là 18 độ. Cặp kính cận của tôi nặng trịch, mắt kính dày như một chiếc gạt tàn thuốc lá, làm cho đôi tai và sống mũi của tôi lúc nào cũng như mang hai thỏi sắt, khiến đầu tôi lúc nào cũng phải cúi xuống Tôi đi lại hoàn toàn mất tự tin, trước mặt là những khối sáng vào ban ngày, còn ban đêm, dĩ nhiên là một màn đen kịt. Cơ cực nhất là những lúc lên xuống cầu thang, hay đi qua đường, lúc đó, tôi như một cụ già thực thụ, phải nhờ người dắt theo giữa dòng xe cuồn cuộn.
Những người thân đến chơi, khi được giới thiệu, tôi khó lòng nhìn thấy họ, cứ luôn hình dung ra nét mờ hình khối và tưởng tượng. Lúc đó, tôi rất tủi thân và thương thân mình khi nhớ những câu thơ của nhà thơ Xuân Diệu viết về một bà cụ mù lòa…Tuổi già, nay sáu mươi đông - Biết bao năm chẳng được trông mặt trời… Sáng trời chẳng thấy mặt người thân yêu - Tay già thương cháu nâng niu - Chỉ nghe thấy tiếng sớm chiều mà thôi.
Tôi rất ngại tiếp xúc với bè bạn vì trong lòng đầy mặc cảm và luôn sống trong sự
Bố mẹ tôi rất thương tôi, qua những tiếng thở dài và sự chăm sóc ưu ái dành cho tôi, tôi cảm nhận ra điều đó. Còn bà con, nhiều người thương xót và ái ngại cho tôi có một số phận hẩm hiu.
Bố mẹ tôi đã đưa tôi qua hàng chục bệnh viện mắt trong nước, tốn kém không biết bao nhiêu tiền, nhưng sau khi khám xong, các bác sĩ đều chỉ đưa ra những lời khuyên và cho đơn liệt kê những loại thuốc dài dằng dặc.
Những người ruột thịt đã bằng mọi cách giúp tiền cho tôi sang chữa ở Singapore theo những lời quảng cáo về các phương pháp tối tân, cực kỳ hấp dẫn. Tôi cùng gia đình ra đi mang theo một số tiền lớn với bao niềm hy vọng. Nhờ có tiền, tôi được bố trí ăn, nghỉ rất tốt, được hỏi han và chăm sóc. Nhưng sau nhiều lần kiểm tra thực trạng của tôi, Bệnh viện mắt lớn nhất của Singapore cũng không hề đưa ra được một phác đồ chữa trị nào.
Tôi xót xa cho số tiền của bố mẹ bỏ ra, ngậm ngùi cho số phận nghiệt ngã của mình và im lặng trở về Hà Nội trong nỗi buồn vô hạn.
Tôi đã là vậy,
Hầu như không có bệnh viện, cơ sở mắt có tiếng nào trong nước là gia đình cậu không đưa em đến, và cũng như trường hợp của tôi, cậu thu nhận được rất nhiều lời khuyên và giả định, còn việc phẫu thuật thì không ai dám gật đầu .
Nhân chuyến đi công tác tại Pháp của ông ngoại, trợ lý của Tổng thống Pháp Mittrand lúc bấy giờ đã giới thiệu
Cả đại gia đình tôi sống trong một nỗi buồn triền miên và lặng lẽ, tôi nghe mọi người vẫn nói nhỏ với nhau là, đã gắng hết sức rồi, đã đến cả hai nơi uy tín nhất, có nền y học hiện đại nhất vẫn không ăn thua gì, thì cam phận vậy.
Sự việc tưởng dừng tại đó, tức là tôi và em họ sẽ mang theo mình bóng tối đến suốt cả cuộc đời, thì bỗng một ngày cuối hè 200, cậu tôi quyết định đưa hai anh em tôi sang Nga chữa trị, vì sau khi tiếp xúc với một số người và nghe một số thông tin, dù bán tin, bán nghi, cậu tôi hé ra một chút hy vọng. Khi đó, không ít người lắc đầu, “Ôi dào, Pháp chẳng ăn thua thì cái anh Nga ngố phỏng có ích gì, chỉ tổ tốn tiền thôi!”. Nhưng cậu tôi quyết tâm xin nghỉ phép và buộc mẹ tôi cũng xin nghỉ để theo sang với tư tưởng “còn nước, còn tát”. Trước khi đi sang Nga, mẹ tôi cho tôi vào Thành phố Hồ Chí Minh để tôi được nhìn bà con lần cuối khi mắt còn phân biệt được, vì sợ nhỡ ra không chữa được, tôi bị mù hẳn thì mẹ lại ân hận suốt đời.
Tôi lên máy bay trong một tâm trạng hoàn toàn tuyệt vọng.
Sang Nga, tôi và em tôi được đưa và Bệnh viện Mắt mang tên Phêđôrôv, Bác sĩ nhãn khoa nổi tiếng toàn thế giới. Ở đây không như ở Singapore, nghĩa là người ta không vồn vã chào đón, cũng không tỏ ra quan trọng hóa vấn đề, cũng không phải cứ đưa tiền ra là được ưu tiên, xếp chỗ. Tất cả đều tuân theo quy định nghiêm ngặt của bệnh viện. Được tiếp xúc với các Giáo sư, Bác sĩ của bệnh viện, ngay từ đầu, cậu tôi đã tin tưởng lắm.
Sau khi khám và hội chẩn, các Bác sĩ cho rằng, việc chữa trị mắt tôi rất phức tạp vì cả hai mắt đều bị long võng mạc, do đó phải mất một thời gian gia cố lại võng mạc, rồi mới giải quyết. Nghe nói thế, tôi lại càng hoang mang và cho rằng tình trạng này là vô phương cứu chữa, mặc dù họ hết lòng động viên tôi.
Còn em tôi, ngay từ đầu, bệnh viện đã cho vào ở nội trú và đưa ra một phác đồ điều trị cụ thể.
Trong bệnh viện còn có hàng chục bệnh nhân đến từ Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Trung Quốc và châu Phi.
Một tuần sau, khi khẳng định võng mạc của tôi đã ổn, chuẩn bị cho việc phẫu thuật, thì cả mẹ và cậu tôi rụt rè đề nghị là chỉ phẫu thuật một con mắt. Để trả lời cho sự ngạc nhiên tột cùng của các bác sĩ, cô phiên dịch truyền đạt lại sự nghi ngờ của cậu tôi là ,”đề phòng một mắt cháu bị hỏng, thì còn có một mắt để làm người”.
Các bác sĩ cười vang và nói rằng gia đình cứ yên tâm và cháu sẽ được làm một người hoàn hảo hơn!
Ca mổ của tôi tốt đẹp ngoài tưởng tượng, chỉ sau chưa đầy nửa tiếng, thị lực của tôi từ cận 18 độ, giảm xuống, chỉ còn cận 6 độ .
Tôi đã nhìn rõ những người xung quanh, thấy đồ đạc trong căn phòng và thấy ngoài cửa sổ là những cánh rừng mùa thu bát ngát của thành phố Matxcơva. Mọi người đều khóc, từ mẹ tôi, cậu tôi và cô phiên dịch, chỉ trừ các bác sĩ là họ vẫn thản nhiên như không. Sau này, tôi mới biết rằng, với bệnh viện Phêđôrôp, việc phẫu thuật những trường hợp như tôi, chưa phải là nan giải. Tuy nhiên, họ vẫn đến chúc mừng tôi, chúc gia đình tôi những lời chân thành nhất.
Còn em tôi, kết quả khá hơn nhiều, không ai có thể tin nổi trước khi phẫu thuật, em là một cô bé bị khiếm thị nặng nề.
Theo kế hoạch, trưa ngày thứ năm 13-9-2007, cô phiên dịch đưa tôi lên Bệnh viện để lấy kết quả làm thủ tục về nước, vào buổi chiều gia đình tôi sẽ liên hoan chia tay cùng bè bạn tại nhà hàng Hương Giang ở phố Xusoovxki Val. Những người bạn thân của cậu tôi tụ tập ở nhà hàng từ chiều, nhưng đợi mãi vẫn không thấy tôi và cô phiên dịch đến, vì một lý do xẩy ra ngoài dự kiến.
Sự việc bất ngờ đối với tôi, là khi kiêm tra lần cuối để lấy giấy ra viện và lấy bản chỉ định sử dụng thuốc sau phẫu thuật, bác sĩ cho biết với thể trạng mắt tôi bây giờ, họ sẽ cố gắng nâng cao thị lực lên hơn nữa. Cô phiên dịch không cần phải đi hỏi ý kiến gia đình tôi, hối hả chạy hết các phòng xin thủ tục để tôi được phẫu thuật lại miễn phí. Và ngay trong chiều thứ năm, với ca phẫu thuật tuyệt vời, tôi từ chỗ một người cận thị 6 độ, trở thành cậu sinh viên cận thị 3,5 độ. Ngay trong buổi chiều đó, tôi đã có thể xem tivi, bấm điện thoại di động không cần đeo kính.
Tôi chỉ ở nước Nga mới tròn một tháng, nhưng sự thực trong lòng tôi và gia đình tôi, nước Nga đã trở thành quê hương thứ hai của tôi. Tôi kính trọng những trí thức Nga, kính trọng nền Y học Nga vĩ đại, kính trọng nhân dân Nga. Cuộc đời của tôi rồi sẽ ra sao, nếu không có nền khoa học Nga cứu giúp?
Sang Nga, tôi càng hiểu thêm tấm lòng của những người Việt Nam xa xứ. Cô phiên dịch cho tôi, đã theo giúp cả gia đình tôi một cách tận tình trong suốt quá trình cả tháng tôi chạy chữa. Về sau, gia đình tôi mới biết rằng ở nước Nga này, cô phải gánh chịu một nỗi đau rất lớn, nhưng vẫn âm thầm chịu đựng để giúp đỡ biết bao người trong cộng đồng người Việt.
Gia đình tôi nhận được sự quan tâm hết lòng và sự sẻ chia của biết bao người Việt đã giúp cho xe đưa đi, đưa lại hết nơi này đến nơi khác trong suốt cả tháng trời; giúp nơi ăn, chốn ở cho chúng tôi trong một thành phố đắt đỏ nhất thế giới, để tôi được nhìn lại ánh sáng mặt trời.
Tôi sang nước Nga trong buổi chiều hè ảm đạm và tuyệt vọng, và cùng gia đình trở về Việt Nam trong niềm hạnh phúc vô biên.
Matxcơva 9/2008
Nguyễn Thao
(Ghi theo lời kể của bệnh nhân, cháu ruột của một người đáng kính ở VN)
Các tin liên quan:
- Nuôi dạy con ở hải ngoại (07-01-2009)
- Du học sinh Việt Nam tại Paris ăn mừng chiến thắng (30-12-2008)
- Việt kiều đổ về nước làm ăn (29-12-2008)
- Tết mùa lạm phát của người Việt ở Nga (29-12-2008)
- Cuối tuần đi “chợ Đồng Xuân” ở Berlin (26-12-2008)
- Người Việt tại Nhật có thể được nhận tiền từ gói kích cầu (23-12-2008)
- Học tiếng Việt ở Úc (19-12-2008)
- “Người phụ nữ hoàn hảo” của Le Trung (17-12-2008)
- Món Việt ở xứ sở của “chú lính chì” (11-12-2008)
- Ảnh hưởng chính trị của người Mỹ gốc Việt ngày càng gia tăng ở quận Cam (Mỹ) (08-12-2008)
Cập nhật 21-11-2008