Dải lụa trong hội Dâu
“Cổ Châu Phật bản hạnh”, một tác phẩm viết về sự tích đức Phật chùa Dâu, biên soạn cách đây khoảng 400-500 năm kể rằng vào năm Giáp Tý “Tự nhiên nổi trận hắc phong/ Mưa gió đùng đùng khắp hết gần xa”. Cây dung thụ mang bé gái, con của Man Nương bị đổ. Theo dòng sông Thiên Đức, cây trôi vào sông Dâu đến bên thành Luy Lâu thì dừng lại. Thái thú Sĩ Nhiếp được tin báo ra xem sai người kéo lên: “Lực sĩ vâng lệnh thánh cung/ Chẳng hề chuyển động đùng đùng ngã xô!”
.
Trong khi các lực sĩ “càng lôi càng chẳng chuyển rời” thì mỗi lần bà Man Nương ra sông giặt giũ, cây gỗ cứ dập dềnh trôi đến gần khác nào “Con mừng thấy mẹ!”. Được Sĩ Nhiếp nhờ, bà chỉ làm một động tác nhẹ nhàng “dải yếm buộc lấy động rời cây cao!” vớt cây lên bờ rất dễ dàng. Dải yếm hay tình mẹ con ở đây quả có sức mạnh khôn tả!
Cũng trong “Cổ Châu Phật bản hạnh” còn có đoạn nữa nhắc đến cái yếm. Đó là đoạn nói về sự khao thưởng hàng năm ở Hội Dâu:
Tiền khao thời xã Kẻ Mèn
Công Hà vén yếm thưởng tiền một biêu
Công Hà thuộc Mãn Xá (Kẻ Mèn), nơi thờ Phật mẫu Man Nương, mẹ của Tứ Pháp. Vén yếm chứ không phải cởi yếm. Cởi yếm là nói sự tắm giặt. Còn vén yếm là cái cách bà mẹ Việt
Chiếc yếm gần như là trang phục riêng có của phụ nữ Việt. Vậy nên cái yếm, dải yếm và những dải lụa cách điệu trong Hội Dâu chẳng những biểu hiện nữ tính của Phật mà còn mang dấu ấn dân tộc thuần Việt.
(Theo Báo Bắc Ninh)
Các tin liên quan:
- Tết nhớ về tranh Hàng Trống (31-12-2008)
- Tứ quý trong tranh dân gian Đông Hồ (24-12-2008)
- Bánh khúc làng Diềm - Món quà quê đượm tình Quan họ (24-12-2008)
- Không gian xứ Huế (15-12-2008)
- Hội Chen (15-12-2008)
- Tục lệ ăn trầu - nét văn hóa dân tộc (12-12-2008)
- Chốn quê (09-12-2008)
- Gốm Cậy (08-10-2008)
- Làng gốm ven Sông Cầu (01-10-2008)
- Làng gốm Bát Tràng (24-09-2008)
Cập nhật 24-12-2008