Yết Kiêu và Dã Tượng
Thời Trần, tất cả các quý tộc và quan lại đều có gia nô, thậm chí có quý tộc gia nô đông đến hàng ngàn người. Đã là gia nô thì phải suốt đời phục dịch cho chủ, và trong xã hội, không ai có địa vị thấp hèn như họ cả. Thường thì họ bị chủ khắc dấu vào thân thể, kể như vật sở hữu riêng. Khi chủ chết, có khi họ còn bị đem đi hoả thiêu hoặc chôn sống theo chủ.
Thân phận tuy khổ nhục như vậy, nhưng khi vận nước lâm nguy, chính họ lại có những cống hiến xuất sắc. Thời ấy, Yết Kiêu, Dã Tượng, Nguyễn Địa Lô…. Là những đại biểu nổi bật nhất của họ.
Năm 1285, quân Nguyên ào ạt kéo sang xâm lược nước ta lần thứ 2. Trong trận Bãi Tân (một địa điểm trên sông Lục
Lời bàn:
Chó ngắn mõm thì gọi là Yết Kiêu, voi rừng thì gọi là Dã Tượng. Lấy tên thú đặt cho gia nô, không bàn cũng đủ biết thân phận gia nô thấp hèn như thế nào. Song, tận trung vì đại nghĩa cứu nước, ai dám bảo Yết Kiêu và Dã Tượng không thể sánh ngang hàng với các bậc hào kiệt khác. Đúng như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn nói, sở dĩ có được các bậc anh hùng cái thế như chính Trần Quốc Tuấn, tất trước phải có sự trợ thủ đắc lực của những người như Dã Tượng, Yết Kiêu. (Theo “Việt sử giai thoại” của Nguyễn Khắc Thuần – NXB Giáo Dục).
Các tin liên quan:
- Chuyện Trần Nhật Duật (08-01-2009)
- Khiêng cáng cưới vợ con quan (06-01-2009)
- Chuyện xưa (25-12-2008)
- Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu (17-12-2008)
- Giai thoại thánh Tản Viên (17-12-2008)
- An Tư vì nước quên thân (10-12-2008)
- Sự tích thánh Tản Viên (09-10-2008)
- Vì sao người Việt cổ có tục xăm mình? (03-10-2008)
- Nước Văn Lang đã ra đời như thế nào? (22-09-2008)
- Thái Tử Lý Long Xưởng bị phế (15-09-2008)
Cập nhật 09-07-2008