Giải đáp thắc mắc về vấn đề thừa kế
Trước hết, cần phải xác định rằng, cả ba người phụ nữ chúng sống với ông A đều không được pháp luật thừa nhận. Bởi lẽ, bà M và bà N đều không có đăng ký kết hôn với ông M. Còn bà H và ông M được Thủ trưởng cơ quan chấp thuận cho kết hôn cũng không có giá trị pháp lý về mặt thủ tục. Theo quy định tại Điều 11 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1960 thì: “Việc kết hôn phải được Uỷ ban hành chính cơ sở nơi trú quán của bên người con trai hoặc bên người con gái công nhận và ghi vào sổ kết hôn. Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị về mặt pháp luật”.
Tuy nhiên, tại Phần II, điểm 1 của Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, quy định: “Thừa kế trong trường hợp chưa có đăng ký kết hôn được giải quyết như sau: quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987, nếu có một bên chết trước, thì bên vợ hoặc chồng còn sống được hưởng di sản của bên chết để lại theo quy định của pháp luật về thừa kế”.
Như vậy, đối với trường hợp nêu trên, khối tài sản thừa kế của ông A sẽ được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế, có hiệu lực vào thời điểm người được hưởng thừa kế yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia thừa kế. Trong trường hợp này, ba người phụ nữ và bốn người con thuộc hàng thừa kế thứ nhất, và đều được hưởng di sản thừa kế của ông M với các phần bằng nhau.
Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sự
Số 8, ngõ 7, phố Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Các tin liên quan:
- Hỏi: Vận động viên và chuyên gia thể thao là người Việt Nam ở nước ngoài có thể tham gia các hoạt động thể dục thể thao trong nước và tham gia đoàn thể thao Việt Nam đi thi đấu ở nước ngoài không? (08-07-2005)
- Hỏi: Tại sao có trường hợp người Việt Nam ở nước ngoài lại được coi là người nước ngoài và có trường hợp được coi là công dân Việt Nam nhưng không được hưởng đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ như người Việt Nam ở trong nước ví dụ như xuất nhập cảnh phải xin visa, không được mua nhà, đăng kí xe...? (17-06-2005)
- Hỏi: Tôi là người Việt Nam định cư tại Đức, mang hộ chiếu Việt Nam. Tôi muốn mở một sổ tiết kiệm tại ngân hàng Việt Nam và sau đó uỷ quyền cho người thân tại Việt Nam được rút lãi. Ngân hàng có chấp nhận không? Nếu được thì phải làm như thế nào? (27-05-2005)
- Hỏi: Cha mẹ là người Việt Nam định cư tại Đức. Con sinh ra tại Đức đã được phía Đức cấp giấy khai sinh thì có cần xin khai sinh Việt Nam nữa không? Nếu có thì phải làm thủ tục gì và ở đâu? Có phải trả lệ phí không? (20-05-2005)
Cập nhật 30-01-2008