Bài 6: Phụ nữ
|
- Tôi muốn gửi bài đến báo Phụ nữ Thủ đô có được không hả chị? |
|
|
NOH: |
|
MAI: |
|
NOH: |
|
MAI: |
|
NOH: |
|
MAI: |
|
|
|
***
PHÓNG VIÊN: |
|
GIÁM ĐỐC: |
|
PHÓNG VIÊN: |
|
GIÁM ĐỐC: |
|
PHÓNG VIÊN: |
|
GIÁM ĐỐC: |
|
PHÓNG VIÊN: |
|
GIÁM ĐỐC: |
|
Bảng từ |
|
thảo luận |
vật chất |
II. Chú thích ngữ pháp:
1. Không những A mà còn B (nữa)
Đã A lại B (nữa)
Chẳng cứ A mà cả B (nữa)
Không chỉ A mà cả B (nữa)
Ý nghĩa chung: Đây là những cặp liên từ nối hai yếu tố có quan hệ bổ sung trong câu ghép. Sự khác biệt thể hiện ở cách dùng như sau:
a.
Không những + động từ1 / tính từ1 + mà còn + động từ2 / tính từ2 |
Ví dụ: |
- Anh ấy không những chỉ đường cho tôi về nhà mà còn cho tôi tiền nữa. |
|
- Cô ấy đã mua bia lại mua rượu nữa. |
|
- Nhà ấy đã cũ lại xấu nữa. |
* Chú ý:
Đã... lại càng (thêm) ... còn được dùng với hình thức lặp tính từ biểu thị mối quan hệ tăng tiến.
Ví dụ: |
- Chồng chị ấy bị ốm. Gia đình chị đã khó khăn lại càng thêm khó khăn. |
|
- Trong bộ váy dạ hội, trông cô ấy đã đẹp lại càng thêm đẹp. |
b.
Chẳng cứ (cứ gì) + danh từ1 + mà (mà cả) + danh từ2 Không chỉ |
Ví dụ: |
- Chẳng cứ nó mà em cũng làm được bài toán này trong ba phút. |
|
|
2. Thôi được, cũng được
Nhóm từ này biểu thị ý chấp nhận.
a. Thôi được biểu hiện sự chấp nhận một cách không thoải mái hoặc khi muốn kết thúc một vấn đề.
Ví dụ: |
|
b. Cũng được biểu hiện ý tùy thuộc vào chủ thể hành động, người nói không quan tâm lắm.
Ví dụ: |
|
|
|
3.
A miễn là B |
Miễn là liên kết hai vế câu biểu thị sự chấp nhận (A) nhưng có kèm theo điều kiện được nêu ra ở sau (B). Vì vậy, nó hay được dùng để nối tiếp những câu có cụm từ cũng được.
Ví dụ: |
- Con đi đâu cũng được, miễn là phải về nhà sớm nhé. |
|
|
4. Ít, nhiều, thiếu, đủ, thừa, đầy, vơi, đông, vắng
Đây là nhóm tính từ dùng để biểu thị số lượng chung chung tương đối của người hoặc sự vật nào đó. Khác với các tính từ khác, nhóm này thường có danh từ làm bổ ngữ.
Ví dụ: |
- Dạo này các quán cà phê đều vắng khách. |
|
|
III. Bài luyện
1. Dùng ''đã... lại (còn) '' và ''không những ... mà còn '' để liên kết các vị ngữ trong những câu sau:
Mẫu: - Em ấy đòi mua kem / đòi mua kẹo.
→ - Em ấy không những đòi mua kem, mà còn đòi mua kẹo.
→ - Em ấy đã đòi mua kem, lại còn đòi mua kẹo.
a. Bài thi hôm nay ngắn / dễ.
b. Không ai thích anh ấy vì anh ấy ích kỷ / khó tính.
c. Ông ấy uống bia / uống rượu.
d. Phụ nữ Việt Nam dịu dàng / đảm đang.
e. Ở nhà tôi phải giặt quần áo / nấu cơm.
f. Ăn ở hiệu ăn ấy đắt / chán.
g. Giám đốc công ty tôi không giỏi chuyên môn / hay hạch sách.
h. Bà ấy nói nhiều / nói dai.
2. Chuyển đổi các câu sau theo mẫu:
Mẫu: - Cuối năm vừa qua, cả tôi và anh ấy đều được khen thưởng.
→ - Cuối năm vừa qua, chẳng cứ tôi mà cả anh ấy cũng được khen thưởng.
a. Phụ nữ Việt Nam và phụ nữ Hàn Quốc đều dịu dàng.
b. Anh ấy và vợ anh ấy đều thích làm việc xã hội.
c. Tôi và chị tôi đều bị mẹ mắng.
d. Hôm qua và hôm nay tôi đều về muộn.
e. Quyển sách này và quyển sách kia đều là của tôi.
f. Tối nay, em và Hương được lên ti vi.
g. Hàng này và hàng kia đều có nhiều món ngon.
h. Trong Đại hội thể thao châu Á, anh Hùng và anh Nam đều giành được huy chương vàng.
3. Chọn kết cấu “không những ... mà còn" hoặc ''chẳng cứ ... mà cả” để viết một câu khác có ý nghĩa đối lập với các câu sau; dùng các từ gợi ý trong ngoặc:
Mẫu: - Mùa xuân chỉ ở miền Bắc mới có hoa đào. (miền Trung, miền Nam)
→ - Mùa xuân chẳng cứ ở miền Bắc mà ở miền Trung và miền Nam cũng có hoa đào.
a. Chỉ có báo Phụ nữ mới có nhiều tin về phụ nữ. (báo Thanh niên, báo Tiền phong)
b. Mùa hè năm nay tôi chỉ đi Đồ Sơn thôi. (Hạ Long, Sầm Sơn)
c. Ở trường đại học chỉ có các sinh viên xuất sắc mới được nhận học bổng. (những sinh viên học khá)
d. Tôi nghĩ rằng chỉ có anh Nam mới giải quyết được việc này. (anh Hùng)
e. Ông ấy chỉ nghiên cứu những vấn đề liên quan đến môi trường. (kinh tế - xã hội)
f. Chỉ ở Hàn Quốc mới có sâm tốt. (Trung Quốc)
g. Nó chỉ thích xem phim Mỹ thôi. (Pháp)
h. Chỉ phòng này mới có điều hòa nhiệt độ thôi. (phòng bên cạnh)
4. Chọn tính từ thích hợp để hoàn thành các câu sau:
a. Bia hơi hàng này không những ngon ...........................
b. Mùa hè Việt Nam ........................... lại ẩm.
c. Tôi rất thích bơi ở bể bơi Quân đội vì nước ở đó ..................... mà còn sạch.
d. Ông ấy đã hay ốm ...........................
e. Tổ chức đám cưới theo kiểu ấy ........................... lại tiết kiệm.
f. Người yêu cô ấy đã ........................... lại thông minh.
g. Nhận được tin này anh ấy không những thất vọng .....................
5. Dùng ''đã ... lại '' để chuyển đổi các câu sau theo mẫu:
Mẫu: - Ngài bộ trưởng đến làm cho không khí cuộc hội thảo thêm sôi nổi.
→ - Ngài bộ trưởng đến làm cho không khí cuộc hội thảo đã sôi nổi lại càng thêm sôi nổi.
a. Chồng bà ốm nặng làm cho gia đình bà càng nghèo hơn.
b. Một người khách rất xa về dự đám cưới làm cho cô ấy vui hơn.
c. Trời càng ngày càng mưa to làm cho tôi ướt thêm.
d. Anh ấy cho thêm đường làm cho cốc nước cam này ngọt thêm.
e. Dạo này chị ấy phải học thi nên càng gầy thêm.
f. Tôi vừa đi xa về mà bà ấy đã phàn nàn chuyện gia đình làm tôi mệt thêm.
6. Chọn một trong các tính từ chỉ lượng tương đối điền vào các câu sau sao cho hợp nghĩa:
a. Nếu đã ...................... người thì chúng ta bắt đầu họp.
b. Mùa này là mùa mưa nên các hồ ở Hà Nội ..................... nước
c. Ông Tư sưu tầm được rất ...................... đĩa nhạc cổ điển.
d. Anh ấy mới ra trường cách đây một năm nên tất nhiên vẫn còn .................. kinh nghiệm.
e. Tôi rất thích đi chơi vào lúc đêm khuya vì khi đó đường phố rất ...................... người.
f. Đến chỗ ...................... người tôi luôn cảm thấy khó thở.
g. Bài thi hôm qua em không làm hết vì ...................... thời gian.
h. Anh có ...................... bút không, cho tôi mượn một cái.
i. Em chưa lái xe thạo nên đến chỗ nào ...................... người anh
mới cho em lái xe.
k. Ông ấy giàu lắm. Ví ông ấy lúc nào cũng ...................... tiền.
l. Hôm nay là ngày gì mà nhà cậu ...................... người thế.
m. Học sinh luôn luôn muốn cô giáo cho ................... bài tập.
7. Tìm những từ trái nghĩa để thay thế vào các câu sau:
Mẫu: - Bài này có nhiều từ mới.
→ - Bài này có ít từ mới.
a. Hàng này vắng khách.
b. Anh Nam thiếu tiền mua xe máy.
c. Phòng này thừa ghế.
d. Tôi có ít ảnh.
e. Tủ lạnh nhà anh ấy đầy bia.
f. Hôm nay là ngày khai giảng nên ngoài đường rất đông sinh viên.
8. Dùng ''miễn là '' và một trong những từ gợi ý sau để viết tiếp các câu cho ở dưới.
Mẫu: - Mẹ cho con đi chơi cũng được. (về sớm)
→ - Mẹ cho con đi chơi cũng được miễn là phải về sớm.
a. nấu ngon |
e. đến đúng giờ |
a. Hôm nay chị nấu món gì cũng được .........................................
b. Anh có thể đi bằng bất cứ phương tiện gì .................................
c. Con thức khuya cũng được .......................................................
d. Tôi có thể làm bất cứ nghề gì ....................:...............................
e. Với tôi, thời tiết thế nào cũng được ...........................................
f. Em có thể ngắm quần áo thoải mái ...........................................
g. Con có thể làm theo ý mình ......................................................
9. Theo bạn, trong những tình huống sau người ta biểu hiện sự chấp nhận miễn cưỡng như thế nào?
Mẫu: - Một người muốn mượn tôi quyển sách mới mua. Tôi không muốn cho mượn nhưng anh ấy nói mãi. Tôi đành phải đồng ý. Tôi nói:
→ - Thôi được nhưng đọc xong anh phải trả ngay nhớ.
a. Hai bạn rủ nhau đi ăn phở, nhưng hàng phở ngon mà họ vẫn quen ăn hôm nay đóng cửa. Không tìm được món ăn gì khác, một người đề nghị ăn bánh mì kẹp thịt, người kia bắt buộc phải chấp nhận, anh ta nói:
- ............................
b. Ngày mai là ngày nghỉ nhưng ông giám đốc vẫn yêu cầu anh đi làm. Anh nói mãi và cuối cùng ông ấy đành đồng ý cho anh nghỉ. Ông ấy nói:
- ............................
c. Anh mua một cái băng video mới nhưng về nhà mới biết băng đó không thể xem được. Anh đến cửa hàng đổi. Người bán hàng nói:
- ............................
IV. Bài đọc
Phụ nữ nâng nửa bầu trời
Phương ngôn Trung Quốc có câu: ''Phụ nữ nâng nửa bầu trời''. Phụ nữ chiếm 1/2 dân số trên trái đất và đảm đương một nửa công việc của cả nhân loại nhưng thậm chí cho đến bây giờ, ở nhiều quốc gia trên thế giới, phụ nữ vẫn còn phải chịu nhiều bất công. Họ đang đấu tranh để đạt được sự bình đẳng hoàn toàn giữa nam và nữ.
Cơ quan Liên hợp quốc cho biết 90% các quốc gia trên thế giới đã có các tổ chức bênh vực quyền lợi của phụ nữ nhưng những tổ chức ấy chỉ có trên lý thuyết. Tính trung bình trên toàn thế giới, nếu làm một công việc như nhau thì phụ nữ chỉ được hưởng từ 40% - 60% lương so với nam giới. Đa số người thất nghiệp là phụ nữ, 60% số người không biết chữ là phụ nữ. Chẳng cứ gì ở các nước kém phát triển phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi, mà ở các nước phát triển, phụ nữ vẫn là những người vất vả hơn nhiều so với nam giới. Ở Italia, 85% bà mẹ có việc làm ngoài xã hội vẫn đảm đương hầu như toàn bộ công việc gia đình. Tại một số nước, phụ nữ thậm chí còn phải làm nhiều việc nặng nhọc hơn nam giới. Ở châu Phi, 80% công việc đồng ruộng là do phụ nữ làm.
Một vấn đề nữa là sự phân biệt đối xử trong việc đề bạt. Thông thường, phụ nữ rất ít được đề bạt vào những vị trí quan trọng. Trong rất nhiều nội các chính phủ, người ta không hề thấy người phụ nữ nào. Phụ nữ có thể là những nhà khoa học giỏi, những nhà văn nổi tiếng nhưng quyền lực chính trị ít khi ở trong tay họ.
Trong nhiều năm qua, người ta đã được chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ phong trào nữ quyền. Loài người càng văn minh thì sự bất bình đẳng giữa nam và nữ càng được thu hẹp, đời sống phụ nữ càng được cải thiện. Nhưng những sự cải thiện đó không tự nó đến mà là do sự đấu tranh kiên trì của phụ nữ ở tất cả các quốc gia trên thế giới.
Bảng từ |
|
phương ngôn |
quyền lợi |
V. Bài tập
1. Dựa vào những thông tin trong bài đọc và những hiểu biết thực tế để trả lời những câu hỏi dưới đây:
a. Theo bạn, câu nói: ''Phụ nữ nâng nửa bầu trời'' có nghĩa gì?
b. Bao nhiêu nước có những tổ chức bênh vực quyền lợi của phụ nữ và những tổ chức ấy hoạt động thế nào?
c. Những con số nào chứng minh rằng phụ nữ bị đối xử bất công hơn so với nam giới?
d. Tại sao những người phụ nữ phải đòi công bằng trong việc đề bạt?
e. Cuộc sống của phụ nữ ngày càng được cải thiện là do xã hội ngày càng văn minh, phải không?
f. Ở nước bạn có sự phân công lao động giữa nam giới và phụ nữ không?
g. Cuộc sống của những người phụ nữ trẻ ở nước bạn có gì khác so với năm mươi năm trước?
2. So sánh với bài đọc thì những thông tin được đưa ra dưới đây đúng hay sai? Nếu sai thì bạn hãy sửa lại cho dúng.
a. Những người phụ nữ tham gia công tác xã hội thường không phải đảm đương công việc gia đình.
b. Các tổ chức bênh vực quyền lợi của phụ nữ đã và đang hoạt động rất mạnh mẽ.
c. Chỉ những người phụ nữ ở các nước kém phát triển phải chịu nhiều thiệt thòi.
d. Năng lực chính trị của phụ nữ kém hơn so với nam giới.
e. Phụ nữ thường làm việc nhiều nhưng những công việc đó không nặng nhọc bằng công việc của nam giới.
f. Trong nhiều nội các chính phủ, phụ nữ chiếm số lượng ít.
3. Tìm những cặp từ trái nghĩa:
b. đa số c. lợi d. mặc cảm e. thất bại f. bất công g. thực tiễn h. mở rộng |
2. bình đẳng 3. tự tin 4. lý thuyết 5. thiểu số 6. thu hẹp 7. thành đạt 8. lạc hậu |
4. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống:
đề bạt |
đấu tranh |
lãnh đạo |
|
|
|
|
|
|
a. Các dân tộc ...................... ở Việt Nam thường sống ở miền núi và cao nguyên.
b. Ban ...................... ở công ty xuất nhập khẩu sản phẩm may mặc toàn là phụ nữ.
c. Nhiều nước đang ...................... chống lại nạn ma túy.
d. .................. ma túy đang hoành hành ở những nước kém phát triển.
e. Ông ấy mới được ...................... làm giám đốc.
f. Ai cũng muốn đấu tranh để bảo vệ ..................... của mình.
g. Từ khi có chính sách mở cửa, cuộc sống của người dân Việt Nam ngày càng được ......................
h. Ông ấy được ...................... những giây phút trọng đại của lịch sử.
5. Một nửa số dân trên trái đất là phụ nữ và phụ nữ ở mỗi nước có một cuộc sống khác nhau và cách suy nghĩ khác nhau. Hãy hỏi những điều bạn muốn biết về người phụ nữ việt Nam.
6. Nhân kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8/3, một chương trình ca múa nhạc thời trang sẽ được trình diễn để lấy tiền giúp chị em phụ nữ nghèo. Hãy nghe băng một tin nói về buổi trình diễn này và điền những từ còn thiếu vào chỗ trống:
Buổi trình diễn (1) ..................... thời trang được báo Phụ nữ và Viện mẫu Thời trang (2) ..................... tổ chức đúng vào ngày (3) ............ phụ nữ 8/3 là một buổi sinh hoạt đặc biệt. Nó nhằm đáp ứng (4) ......................... nhu cầu trong đời sống (5) ..................... của chị em phụ nữ: trang phục sao cho phù hợp với (6) ..................... và công việc. Buổi (7) ..................... này được đông đảo (8) ..................... (cả nam lẫn nữ) quan tâm. Tuy nhiên, đây là một đêm diễn không bán (9) .................. Ban (10) ..................... sẽ đặt một thùng gây (11) ................ để tất cả những người (12) ................... buổi sinh hoạt này đều có điều kiện giúp chị em nghèo.
7. Nghe bài nói về ''Vài đặc điểm của dân số Việt Nam".
8. Từ bài nghe trên, bạn hãy cho biết các con số sau biểu hiện điều gì?
a. 51,1% ; 48,9% ; 45% ; 48% ; 7%
b. 38 triệu ; 1,2 triệu ; 50 vạn
c. 1,65m ; 1,55m ; 52 kg ; 48 kg
d. (1 - 15) ; (16 - 60) ; 61 trở lên
9. Trả lời câu hỏi
a. Ở Việt Nam, công việc của nam giới và phụ nữ có khác nhau không?
b. Số người lao động ở miền Bắc là 38 triệu, phải không?
c. Độ tuổi lao động của nam giới và phụ nữ có khác nhau không?
d. So với thế giới, thể trạng trung bình của người Việt Nam thế nào?
e. Khi cuộc sống của người dân Việt Nam được cải thiện thì thể trạng của họ thế nào?
f. Tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam khá cao so với thế giới, phải không?
10. Ở nước bạn có sự bất bình đẳng giữa nam và nữ không? Hãy viết một bài ngắn trình bày quan điểm của bạn về vấn đề đó.
VI. Bài đọc thêm
Câu lạc bộ của những người cô đơn
Đó là tên gọi của một câu lạc bộ mới được báo Phụ nữ Thủ đô thành lập dành riêng cho những người cô đơn ở tuổi lẽ ra không còn cô đơn nữa. Hội viên trẻ nhất đã ngoài ba mươi tuổi và có cả những hội viên tóc đã bắt đầu có màu muối tiêu. Có rất nhiều con đường đưa người ta đến sự cô đơn, nhưng trong cuộc đời, nhiều khi người ta phải ở trong những hoàn cảnh ngoài ý muốn. Anh Tâm, giảng viên một trường đại học ở Hà Nội tâm sự: ''Nhà tôi mất vì một bệnh nặng cách đây năm năm. Mới hơn ba mươi tuổi tôi đã phải nuôi con một mình. Tình cảm bố con rất thắm thiết nhưng không thể bù đắp được sự cô đơn trong tâm hồn. Từ khi tham gia câu lạc bộ này tôi thấy đỡ cô đơn hơn nhiều vì đã gặp ở đây những người cùng hoàn cảnh. Với tôi, đó là một niềm an ủi lớn”. Những người có sáng kiến lập ra câu lạc bộ này hy vọng qua các hình thức sinh hoạt câu lạc bộ, các bạn nam nữ sẽ làm quen, trở thành bạn của nhau và trong số họ sẽ có những đôi trở thành vợ chồng. Họ sẽ không còn phải sống cô đơn nữa. Song đó không phải là mục đích duy nhất. Điều quan trọng là người ta sẽ tìm thấy ở đây không khí bạn bè giữa những người cùng cảnh. Ban chủ nhiệm câu lạc bộ còn dự định sẽ mời những chuyên gia tâm lý, những nhà nghiên cứu về tình yêu và hôn nhân gia đình đến đây nói chuyện để anh chị em có dịp nâng cao trình độ hiểu biết về nghệ thuật chung sống lứa đôi.
Nếu bạn đang cô đơn, đau khổ vì đã một lần gặp bất hạnh trong cuộc sống thì hãy đến với câu lạc bộ này. Bạn sẽ không còn cô đơn nữa.
VII. Từ ngữ thông tục và thành ngữ
1. Bóp mồm bóp miệng
Ở trong tình trạng phải chi tiêu rất tiết kiệm.
Ví dụ: |
|
|
|
2. Gà trống nuôi con
Ở trong hoàn cảnh vợchết sớm, phải nuôi con nhỏ.
Ví dụ: |
|
|
|
3. Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén
Bén là bắt đầu cháy. Câu này dùng để nói đến sự tiếp xúc giữa nam và nữ nhiều hơn nói đến những quan hệ khác. Nội dung là do gần gũi nhau lâu mà người con trai và người con gái tất yếu sẽ yêu nhau dù lúc đầu hai người không nghĩ tới điều đó.
Ví dụ: |
|
|
|
4. Ở vậy
Đó là tình trạng một người đàn bà chồng chết nhưng không đi lấy chồng nữa, cứ tiếp tục sống một mình như thế đến già.
Ví dụ: |
|
|
|
Related news:
- Những dự án được FOVC hỗ trợ trong năm 2005 (22-01-2009)
- Bài 1: Báo chí (09-07-2008)
- Bài 2. Đi tham quan (09-07-2008)
- Bài 3. Chuyện của người già (09-07-2008)
- Bài 4: Hồ Gươm (09-07-2008)
- Bài 5. Nấu nướng (09-07-2008)
- Bài 7. Giáo dục (09-07-2008)
- Bài 8: Kinh tế (09-07-2008)
- Bài 9. Khoa học (09-07-2008)
- Bài 10: Bệnh tật (09-07-2008)
Last modified 09-07-2008