Bài 23. Việc học hành |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1. Trước giờ Nga đi học
2. Nga đi học về
II. Ghi chú ngữ pháp 1. "Có... mới...": cặp phó từ liên kết hai bộ phận trong vị ngữ của câu đơn hoặc hai vế câu của một câu ghép có quan hệ điều kiện - kết quả.
Chú ý: Có thể không dùng có nhưng luôn luôn phải dùng mới. - Giữa hai bộ phận điều kiện - kết quả có thể có từ nối thì theo sơ đồ: Có A thì mới có B.
2. Câu hỏi kép: là hình thức câu hỏi trong câu hỏi, dùng trong trường hợp người hỏi không biết rõ điều mà mình muốn hỏi có xảy ra hay không, vì thế phải đặt điều muốn hỏi trong câu hỏi chung (thường câu hỏi chung là "có... không?") Ví dụ: Điều muốn hỏi: Được điểm gì (mấy điểm, môn gì?) Điều muốn hỏi ấy có xảy ra hay không: Có được điểm gì không? Câu hỏi kép sẽ là: - Hôm nay cháu có được điểm gì không?
Chú ý: Câu trả lời hoặc cho câu hỏi cụ thể (gì?, đâu?, sao?, thế nào?, bao giờ?...) hoặc cho câu hỏi chung (có, không, bao giờ?...). 3. Khẳng định bằng kết cấu: từ ghi vấn + từ phủ định.
Lối khẳng định này tương đương về ý nghĩa với sự khẳng định bằng kết cấu: nghi vấn + cũng. - Hôm nào cháu chẳng quên tương đương với Hôm nào cháu cũng quên. - Bao giờ anh chẳng đúng tương đương với Bao giờ anh cũng đúng. 1. Câu chuyện về một người thầy Người ta kể lại rằng có một lần 2. Thầy vẫn khoẻ chứ? Có một thầy giáo già đang đi trên đường phố. Bỗng thầy giật mình vì có ai vỗ mạnh vào vai mình từ phía sau. Thầy giáo già quay lại và nhận ra đó là một học trò cũ. Anh học trò hỏi thầy giáo già: - Chào thầy! Thầy vẫn khoẻ chứ? Ông giáo già nhẹ nhàng trả lời: - Cám ơn! May là tôi cũng ít được gặp những học trò cũ như anh nên vẫn khoẻ. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tap chi Que Huong tren Internet Kenh thong tin cua Uy ban ve nguoi Viet Nam o nuoc ngoai Tong bien tap Hoàng Bình Toa soan: 32 Ba Trieu, Ha Noi, Viet Nam Tel: (84-4) 8.24.04.01, 8.24.04.02, 8.24.04.03, 8.24.04.04 Fax: (84-4) 8.25.92.11 - E-mail: quehuong@hn.vnn.vn Giay phep 399/GP-BVHTT ngay 26/12/2000 cua Bo Van hoa - Thong tin |