Bài 35. Kiến trúc - đô thị
1. Phố cổ Hà Nội là phố nào?
CHÁU: |
Ông ơi! Tại sao người ta lại nói là Hà Nội 36 phố phường hả ông? |
ÔNG: |
À! Là bởi vì trước đây Hà Nội chỉ có 36 phố phường thôi cháu ạ, bây giờ đó là những phố cổ của Hà Nội. |
CHÁU: |
Thế phố mình có phải phố cổ không ạ? |
ÔNG: |
Không! Các phố gần trên chợ Đồng Xuân mới là phố cổ. Chẳng hạn như phố Hàng Đào này, phố Hàng Đường, Hàng Gai này, phố Hàng Buồm, Hàng Bạc này..v.v... |
2. Một công trình kiến trúc cũ: Nhà hát Lớn.
|
Ngày mai chúng mình rủ các bạn sinh viên nước ngoài đi xem kịch ở Nhà hát Lớn đi! |
HÀ: |
Kịch gì? Khéo lại xem phải vở cũ đấy. |
|
Vở gì không quan trọng. Miễn là họ có diễn để chúng mình vào xem. Điều quan trọng là mình muốn để các bạn ấy xem Nhà hát Lớn của ta, một công trình kiến trúc khá đặc sắc từ thời Pháp. |
HÀ: |
Nếu chỉ để xem công trình kiến trúc Pháp thì có thể đi xem Nhà thờ Lớn cũng được. |
|
Nhưng muốn vào xem Nhà thờ Lớn thì lại phải chờ đến Noel 25 tháng12 mới vào được. Lâu quá! |
HÀ: |
Tuỳ |
II. Ghi chú ngữ pháp
1. Kết cấu "... này, ... này" dùng để liệt kê các sự vật hoặc hành động. Sơ đồ kết cấu là:
D1 này, D2 này...
hoặc Đ1 này, Đ2 này,...
Ví dụ: |
- Phố Hàng Đào này, phố Hàng Đường, Hàng Gai này.... |
- Hôm qua tôi làm rất nhiều việc: đi thư viện này, thăm bạn này, hoặc bài này.... |
Chú ý: Có thể thay thế kết cấu "D1 này, D2 này..." và "Đ1 này, Đ2 này..." bằng " nào là D1, nào là D2,..." và nào (là) Đ1, nào (là) Đ2..."
Ví dụ: |
- Trong triển lãm có nhiều loại tranh lắm: nào là sơn mài, nào là tranh lụa... |
- Hôm qua tôi làm rất nhiều việc: nào (là) đi thư viện, nào (là) tiếp khách... |
2. Phải: phó từ, đặt sau động từ để biểu thị một hành động xảy ra ngoài mong muốn, không tốt đẹp, trái nghĩa với "được" - "phải":
Ví dụ: |
- Khéo lại xem phải vở cũ. |
- Bạn tôi gặp phải chuyện buồn. |
|
- Tôi mua phải một cái đồng hồ xấu. |
3. Trạng ngữ cách thức, trạng thái: biểu thị cách thức hoặc trạng thái diễn ra hành động, thường đặt ở đầu câu.
Ví dụ: |
- Đi quá nhà Bưu điện Bờ Hồ cậu sẽ thấy một toà nhà đồ sộ, cao vút. |
- Đến Việt |
|
- Nghe tiếng pháo nổ, chúng tôi biết giao thừa đã đến. |
Chùa Một Cột
Đến Hà Nội, bạn nên đến thăm chùa Một Cột, một công trình kiến trúc độc đáo. Chùa ở ngay cạnh Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Được xây dựng từ năm 1049, chùa có tên là Diên Hựu. Toàn bộ ngôi chùa hình vuông, mỗi chiều rộng 3m, đặt trên một cột đá lớn, đường kính 1,25m cắm xuống một hồ nước nhỏ. Vì thế mà nhân dân quen gọi là chùa Một Cột. Kiến trúc của chùa gợi hình một bông hoa sen mọc lên từ nước. Cột đá tượng trưng cho cuống hoa, từ cột đá có các thanh gỗ vươn ra bốn phía đỡ lấy ngôi chùa, tạo hình ảnh những đường lượn của cánh sen. Cùng với hồ nước hình vuông ở phía dưới, ngôi chùa như một khát vọng vươn lên cái cao cả. Chùa được đặt trong một cảnh quan rất đẹp: có hồ nước, có cây xanh tạo nên sự gần gũi, yên tĩnh.
Vào chùa, ta như rũ sạch mọi buồn phiền, chỉ còn lại sự thanh cao của tâm hồn.
Các tin liên quan:
- Bài 1. Chào hỏi (15-07-2008)
- Bài 2: Giới thiệu - làm quen (15-07-2008)
- Bài 3. Quốc tịch, ngôn ngữ (15-07-2008)
- Bài 4. Nghề nghiệp (15-07-2008)
- Bài 5.Tình cảm, bạn bè (15-07-2008)
- Bài 6. Sở thích (15-07-2008)
- Bài 7. Cách nói giờ (15-07-2008)
- Bài 8: Các ngày trong tuần (15-07-2008)
- Bài 9 - Cách nói ngày- tháng- năm (15-07-2008)
- Bài 10 - Các mùa và thời tiết (15-07-2008)
Cập nhật 14-07-2008