Cạnh tranh toàn cầu và lợi thế của Việt Nam
Hội thảo này do Học viện Giám đốc PACE tổ chức với sự tham dự của 700 doanh nhân tiêu biểu, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các học giả và các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô từ khắp mọi miền đất nước và các chuyên gia kinh tế đến từ các nước trong khu vực và châu Á.
Giáo sư Michael E. Porter nhận xét: "Việt Nam là một đất nước thú vị, các bạn đã có sự phát triển ấn tượng với mức tăng trưởng, sự tiến bộ đáng kể và thành công trong hai thập kỷ qua, tuy nhiên những cải cách vẫn chưa đủ mạnh để đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình; những cải cách của Việt Nam vẫn còn nhỏ lẻ và chưa chủ động."
Trên cơ sở tìm hiểu về nền kinh tế và đánh giá năng lực cạnh tranh của Việt Nam, Giáo sư đưa ra một chương trình hành động để nâng cao năng lực cạnh tranh với những ưu tiên quan trọng như cần tiếp tục những nỗ lực hiện tại như giảm tham nhũng, cải thiện cơ sở hạ tầng, cải cách thị trường tài chính sâu sắc hơn, cải cách hành chính.
Ông nói, cần giảm nguy cơ tham những bằng cách đơn giản hóa luật lệ, sử dụng công nghệ thông tin hiện đại, tăng cường quản lý doanh nghiệp nhà nước và đẩy mạnh quá trình tư nhân hóa; thúc đẩy minh bạch hóa.
"Việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng đã tăng mạnh trong những năm gần đây nhưng hiệu quả vẫn còn chưa rõ ràng, Việt
Bên cạnh đó, Việt
Giáo sư Michael E. Porter gợi ý trong chiến lược dài hạn, Việt Nam nên tập trung phát triển nông nghiệp để trở thành một nhà cung cấp lương thực, thực phẩm hàng đầu thế giới, hoặc tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng về kho bãi, cảng biển để trở thành một điểm trung chuyển hàng hoá, kho vận toàn cầu./.
(TTXVN)
Cập nhật 02-12-2008