Thứ sáu, 04/04/2025 4:50
Việt Nam: Một thập kỷ qua những hình ảnh
Vừa qua hai nhà nhiếp ảnh trẻ Việt Nam và Hoa Kỳ là Nguyễn Hoài Linh và Peter Steinhauer đã có cuộc triển lãm ảnh "Việt Nam: Một thập kỷ qua những hình ảnh". Cuộc triển lãm này là một trong những sự kiện văn hóa nghệ thuật quan trọng trong lúc Chính phủ và nhân dân hai nước đang tổ chức nhiều họat động hướng tới kỷ niệm 10 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Tạp chí Quê Hương xin giới thiệu với bạn đọc bài viết "Vượt lên trên cả ống kính" của Suzanne Lecht và một số bức ảnh của 2 tác giả này.
Triển lãm bao gồm 60 bức ảnh đen trắng về VN được chụp từ năm 1994 đến năm 2004, nhằm tôn vinh vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của đất nước năng động này. Lễ khai trương được tổ chức vào ngày 12 tháng 7 năm 2005 tại Bảo tàng Nghệ thuật VN. Triển lãm sẽ mở cửa cho công chúng từ ngày 13 tháng 7 đến hết ngày 8 tháng 8, do Đại sứ quán Mỹ tại VN tổ chức với sự ủng hộ của Bộ VHTT, Bảo tàng Nghệ thuật VN, cũng như sự tài trợ của Tập đoàn Citigroup, KPMG, Liberty Mutual Insurance, International Data Group, Mast Industries và khách sạn Hilton Hanoi Opera.
Năm 2005 đánh dấu 10 năm kể từ ngày Hoa Kỳ thiết lập lại quan hệ ngoại giao với VN. "Việt Nam - một thập kỷ qua những hình ảnh" kỷ niệm mối quan hệ VN - Hoa Kỳ lần thứ 10 lịch sử này thông qua một bộ sưu tập những bức ảnh tiêu biểu về VN của hai người bạn: Peter Steinhauer - một người Mỹ đến từ thành phố Boulder, bang Colorado, người đã sống ở VN 8 năm và hiện nay đang sống ở TPHCM và Nguyễn Hoài Linh - một người Hà Nội. Những bức ảnh của họ đã miêu tả một đất nước VN thanh bình và xinh đẹp, từ những phong cảnh lộng lẫy đến những bức chân dung thân thiện, từ cuộc sống cổ xưa đến nền văn hoá đô thị đương thời.
Peter Steinhauer tốt nghiệp khoa Nhiếp ảnh, Học viện Nghệ thuật Colorado. Các tác phẩm riêng của ông gồm "Vietnam: Portraits and Landscapes" và sắp xuất bản "Peter Steinhauer: The Enduring Spirit of Vietnam" - một cuốn sách có 4 phần, gồm những bức ảnh được chụp từ năm 1996 đến năm 2004. Các tác phẩm của Peter cũng đã được xuất bản trong cuốn sách "Passage to Vietnam and America 24/7" và trong nhiều tạp chí nổi tiếng của Mỹ và các ấn phẩm khác. Các tác phẩm của Steinhauer triển lãm trong các phòng tranh, các bảo tàng quốc tế và trong năm 2002 đã được đưa vào triển lãm ảnh "Vietnam: Now and Then" tại Washington. Năm 2003, một bức ảnh lớn treo tường của Steinhauer đã được trưng bày tại triển lãm "Vietnam - Journeys of Body, Mind and Spirit" - một cuộc triển lãm do Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ (thành phố New York) phối hợp với Bảo tàng Dân tộc học VN tổ chức tại New York.
Còn Nguyễn Hoài Linh hiện đang công tác tại Thông tấn xã VN. Anh đã đoạt giải nhất trong các cuộc thi triển lãm ảnh trên toàn quốc từ năm 2002 và một số tác phẩm của anh đã được triển lãm ở Canada và Pháp. Tác phẩm "Thành cổ Hà Nội" của anh đã được in trong tạp chí nổi tiếng của Mỹ National Geographic số tháng 6 năm 2005.
Steinhauer đã gặp Hoài Linh khi ông đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1993. Lúc đó, Hoài Linh là phóng viên nhiếp ảnh cho báo Vietnam News còn Peter đang chuẩn bị làm cuốn sách đầu tiên của ông về Việt Nam.
Peter và Linh đã có mối quan hệ đồng cảm với nhau cho dù họ có một phương pháp và cách thức làm việc hoàn toàn khác biệt.
Tình bạn của họ đã phát triển hơn 10 năm qua những chuyến du lịch, cùng nhau chụp ảnh đồng quê Việt Nam, cùng tìm hiểu nền văn hóa của nhau.
Vượt lên trên cả ống kính
Hai nhà nhiếp ảnh gặp nhau. Một là người Mỹ - Peter Steinhauer, một là người Việt Nam - Nguyễn Hoài Linh. Họ đến với nhau nhờ ống kính của máy ảnh, cùng chia sẻ niềm say mê và yêu quý một đất nước. Bị hấp dẫn vì những câu chuyện về đất nước bí ẩn này do người cha kể lại (Tiến sĩ Peter F Steinhauer, một lính thủy đánh bộ đã tại ngũ ở Việt Nam trong những năm chiến tranh bi thảm), anh Peter sau khi tốt nghiệp trường Đại học Mĩ thuật Colorado thấy buộc phải dời sang Việt Nam. Peter gặp Linh chỉ vài tuần sau khi tới đất nước này. Tình bạn của họ bắt đầu sau hàng giờ ngồi trên những chiếc ghế tre rất thấp nói chuyện phiếm bên cốc bia, cùng trao đổi và tiếp thu những đặc điểm về dân tộc và văn hóa của đất nước họ. Được Linh giới thiệu về vẻ đẹp quyến rũ độc đáo của Hà Nội qua ống kính 35mm, Peter bắt đầu tìm tài liệu và thử nghiệm cuộc sống ở đất nước cổ kính này. Những lần đi thăm nông thôn Việt Nam tại Đồng Kỵ, làng nghề truyền thống nơi sản xuất pháo cho Tết âm lịch và những lễ hội địa phương đã đem lại cho Peter một cái nhìn sâu sắc về lịch sử và lễ nghi của một đất nước thấm đượm truyền thống. Đây là một hành trình khám phá cho cả hai nghệ sĩ. Linh lúc ấy đang công tác tại một tạp chí dành cho thiếu nhi. Anh quen với phong cách nhiếp ảnh báo chí, chụp nhanh để nắm bắt những khoảnh khắc bất ngờ có lẽ chẳng bao giờ nhìn thấy nữa. Hành vi cử chỉ thoải mái, tự nhiên của lũ trẻ phản ánh qua những ảnh chụp tức thì của Linh khẳng định tính cách hiền hậu, hòa nhã của anh. “Khi ta già đi, cuộc sống trở nên rối rắm, phức tạp. Nên mình thích chụp ảnh hành động không cần nghiên cứu trước của lũ trẻ và dùng nó để khôi phục sự cân bằng về nội tâm của chính mình” Linh nói như vậy. Có lẽ không có bức ảnh nào lại ghi được sự tự do phóng khoáng thoải mái của một đứa trẻ như bức “Cổng chùa Vũ Thạch, phố Bà Triệu” đó là điểm xuất sắc trong tác phẩm của Linh. Lũ trẻ tò mò, leo trèo nghịch ngợm quấn quýt quanh cổng chùa đã thể hiện sự tò mò sinh động, sự tự do phóng khoáng của tuổi trẻ, của Việt Nam.
Trái hẳn với phong cách làm việc tức thì nhanh chóng của Linh, phương pháp tiếp cận của Peter khi tìm tài liệu về cuộc sống xung quanh là một sự nghiệp nghiên cứu chính xác. Nhiều năm trong khổ luyện và kỷ luật đã hình thành phong cách làm việc của anh. Ánh sáng có tầm quan trọng đặc biệt, các bức ảnh của anh có cách xử lý rất khéo, thứ ánh sáng được xây dựng rất công phu để tạo ra bầu không khí khêu gợi, cuốn hút người xem vào một thế giới riêng tư. Sử dụng máy ảnh khổ lớn, công việc của Peter đòi hỏi hàng giờ chuẩn bị tỉ mỉ. Sự im lặng như đông cứng của “Những cây đước, châu thổ sông Cửu Long 2002”, sự chờ đợi trong không trung, ánh sáng chan hòa khoảnh khắc ấy trong sự im lặng tâm linh, đó chính là biệt tài trong tác phẩm của Steinhauer.
Hai nhà nhiếp ảnh đã đi khắp mọi miền đất nước, cùng chia sẻ những cảm xúc và kinh nghiệm, họ học tập lẫn nhau tuy mỗi người vẫn giữ cung cách làm việc riêng của mình. Peter giúp Linh trong nhiều vấn đề kỹ thuật còn Linh đã giúp Peter tìm hiểu những điều phức tạp quanh co khó hiểu trong tâm thức người Việt Nam. Hai người nghệ sĩ hôm nay ca tụng những sự khác biệt giữa hai người: “Sau mười năm cùng làm việc với Peter, tôi hiểu phong cách của tôi, tôi biết mình là ai” Linh nói “Tôi hiểu Peter, hiểu muốn làm gì, chúng tôi đã quên đi những sự khác biệt, điều còn lại là tình bạn sâu sắc giữa hai chúng tôi”. Việc chắt lọc những năm tháng và kinh nghiệm đã tạo ra sợi dây liên kết gắn bó hai người bạn, vượt qua mọi ngăn cách do đường biên giới.
Tôi cũng như Peter không hiểu tại sao lại bị cuốn hút sang đất nước đầy ma lực này, do sự cám dỗ của các tác phẩm hội họa đương đại Việt Nam. Tôi gặp Peter năm 1994 trong những tháng đầu tiên tôi đến đất nước xa lạ nhưng đẹp lạ lùng ấy, hai người Mỹ càng thấy mình gắn bó với tình yêu đất nước, yêu nghệ thuật và con người ở đây. Tôi đã xem sự khám phá của Peter về đất nước mà cả hai chúng tôi đều muốn nó phát triển và phồn vinh: nhạy cảm nhưng cũng còn đang thăm dò, nó đang tìm những lời giải đáp tuy vẫn bằng lòng chờ đợi.
Năm nay, năm kỷ niệm 10 năm khôi phục quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và nước Mỹ, hai nền văn hóa với những cách nghĩ và cách làm, niềm tin rất khác nhau đã để lại phía sau những đau buồn chung của họ và đang vui mừng kỉ niệm thời gian hiện tại. Cả hai quốc gia đã từng nêu câu hỏi và tìm lời hòa giải. Hòa bình đã là một báu vật khó khăn mới giành được. Tôn trọng nền văn hóa của mỗi bên, chúng ta đang cùng nhau xây nhịp cầu hữu nghị cho tương lai vậy.
Suzanne Lecht
Art Director
Art Vietnam Gallery
Hanoi, Vietnam
Peter Steinhauer
|

|

|
Hoan Kiem Lake, Hanoi - 1998
|
Ban Gioc, Cao Bang Province - 2000
|

|

|
Hanging Bridge, Son La Province - 1995
|
Island and Tree, Ha Long Bay - 2000
|

|

|
Six Windows, Hà Nội - 1997
|
Margrove Stalks, Mekong Delta - 2002
|

|

|
Minority Market - 2000
|
Ben Tre Mangroves, Mekong Delta - 2002
|

|

|
Field Wrokers, Mekong Delta - 2002
|
Tra On Market, Mekong Delta - 2004 (Diptych)
|
Nguyễn Hoài Linh
|

|

|
Vu Thach Pagoda Gate, Ba Trieu Street, Hanoi - 1999
|
Da Chong, Ba Vi, Son Tay - 2004
|

|

|
Human Chess, Dong Da, Ha Noi - 1999
|
Tai Chi, Hoan Kiem Lake, Ha Noi - 2000
|

|

|
Three Red Dao Minority, Ta Phin, Sa Pa - 1995
|
Early Morning in Yaly, Gia Lai - 1998
|

|

|
Tho Ha Village, Bac Ninh - 1999
|
Van Mieu Temple, Ha Noi - 1999
|
Tạo bởi
admin
Cập nhật
04-08-2005
|
|