Ngoại giao Việt Nam 2006: Cùng đất nước đi lên
Năm 2006 ghi đậm bước phát triển mới của ngoại giao đa phương Việt Nam với thành công rực rỡ của Năm APEC 2006 và Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC lần thứ 14 tại Hà Nội. Thành công của APEC-14 đã góp phần nâng cao vị thế quốc tế của Việt

Ủy viên Bộ Chính trị,
Phó Thủ tướng,
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Năm 2006 đã vừa khép lại với biết bao sự kiện, diễn biến phức tạp của thế giới và khu vực, tạo nên bức tranh nhiều mầu sắc về tình hình quốc tế. Nhìn tổng thể, hòa bình hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo trên thế giới và là gam sáng nổi trội trong bức tranh toàn cảnh này.
Các nước lớn tiếp tục thúc đẩy hợp tác, tranh thủ lẫn nhau, dù còn không ít mâu thuẫn, bất đồng; xu hướng đa cực, đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển. Phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, chống chiến tranh, chống đơn phương, áp đặt cường quyền đã giành được những tiến triển mới. Kinh tế thế giới năm qua tiếp tục đà phát triển với tốc độ cao nhất trong vòng 30 năm trở lại đây.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn duy trì được môi trường hòa bình, ổn định tương đối, có vai trò ngày càng tăng trong chính trị thế giới và là khu vực phát triển năng động nhất về kinh tế. Liên kết kinh tế ở các cấp độ khác nhau, từ tiểu khu vực, khu vực đến liên khu vực tiếp tục gia tăng. ASEAN tiếp tục củng cố đoàn kết, đẩy nhanh quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN.
Tuy nhiên, bức tranh về tình hình khu vực và thế giới trong năm qua vẫn còn không ít những gam xám, tác động không thuận đến hòa bình, hợp tác và phát triển. Chiến tranh cục bộ, xung đột sắc tộc, dân tộc, tôn giáo, khủng bố, phổ biến vũ khí hạt nhân, tranh chấp về biên giới lãnh thổ, tài nguyên... vẫn diễn ra phức tạp, nhất là ở Trung Ðông. Cạnh tranh về kinh tế, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch có chiều hướng gia tăng, nhất là trong các nước phát triển. Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng tiềm ẩn những nhân tố, nếu không được giải quyết thỏa đáng, có thể tác động xấu đến an ninh và ổn định ở khu vực. Ðặc biệt, việc Triều Tiên thử tên lửa và hạt nhân làm phức tạp thêm tình hình khu vực và quan hệ giữa các nước, kích thích cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực và trên thế giới. Ở Ðông Nam Á, một số nước ASEAN tiếp tục gặp khó khăn nội bộ, cùng với sự can thiệp từ bên ngoài, đã tác động không thuận đến đoàn kết ASEAN và quan hệ ASEAN với bên ngoài. Ngoài ra, các nguy cơ an ninh phi truyền thống như dịch bệnh, thiên tai, ô nhiễm môi trường, khí hậu... tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến sự phát triển của các quốc gia.
Ðối với dân tộc ta, năm 2006 để lại trong mỗi người Việt Nam niềm phấn khởi, tự hào về những bước chuyển quan trọng của đất nước trên con đường vươn tới những tầm cao phát triển mới. Năm 2006 đánh dấu chặng đường 20 năm Ðổi mới do Ðảng ta khởi xướng và lãnh đạo với những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Ðại hội X của Ðảng đã xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước đến năm 2010 và 2020, mở ra một giai đoạn mới trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Ngay sau Ðại hội X, toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta tích cực, khẩn trương đưa Nghị quyết Ðại hội X đi vào cuộc sống và đã giành được những thắng lợi quan trọng.
Trên mặt trận đối ngoại, với sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời và tham gia trực tiếp của lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội, Ngoại giao 2006 nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, triển khai những hoạt động đối ngoại lớn, trên nhiều hướng, nhưng có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng hiệu quả và đã thu được những thành tựu quan trọng, đóng góp xứng đáng vào những thắng lợi chung của đất nước. Có thể nói 2006 là một năm "được mùa" đối với Ngoại giao Việt
Năm 2006 ghi đậm bước phát triển mới của ngoại giao đa phương Việt Nam với thành công rực rỡ của Năm APEC 2006 và Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC lần thứ 14 tại Hà Nội. Thành công của APEC-14 đã góp phần nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam và làm sáng hơn lên hình ảnh một Việt Nam trên đường đổi mới thành công, một Việt Nam hòa bình, năng động, an toàn và mến khách. Uy tín và khả năng đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề an ninh - chính trị quốc tế quan trọng tiếp tục được khẳng định với việc Nhóm các nước châu Á tại Liên Hợp Quốc đã nhất trí đề cử Việt Nam là ứng cử viên duy nhất của châu lục vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc khóa 2008 - 2009. Ðồng thời, Việt
Ngoại giao tiếp tục góp phần quan trọng vào việc giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho phát triển đất nước. Công tác ngoại giao phục vụ kinh tế đã phát huy hiệu quả, và đạt được những thắng lợi quan trọng. Trong đó, nổi bật là việc Việt
Một thành tựu đối ngoại ấn tượng nữa trong năm qua là các hoạt động ngoại giao song phương đã được triển khai sôi động trên nhiều hướng, kết hợp nhịp nhàng với ngoại giao đa phương và đạt được những thành tựu quan trọng. Chúng ta vui mừng vì bạn bè quốc tế đều quan tâm và muốn tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam thể hiện qua số lượng các đoàn lãnh đạo cấp cao các nước đến thăm Việt Nam nhiều chưa từng có (trên 40 đoàn). Chúng ta tiếp tục tạo được những chuyển biến mới, tích cực trong việc đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước, nhất là các nước láng giềng, khu vực, các nước lớn và các đối tác quan trọng khác, ngày càng đi vào chiều sâu và ổn định. Quan hệ truyền thống đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt - Lào tiếp tục được củng cố và phát triển với hiệu quả cao hơn. Quan hệ "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài" của Việt
Trong năm 2006, chúng ta tiếp tục giành được những thành tựu quan trọng trong công tác biên giới lãnh thổ, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển với các nước láng giềng. Công tác văn hóa, thông tin đối ngoại tiếp tục được đổi mới, với hình thức thực hiện mới, vận động truyền thông phục vụ cho đàm phán về việc Việt
Những thắng lợi lớn trên mặt trận đối ngoại của đất nước trong năm qua có ý nghĩa quan trọng, tác động tích cực, lâu dài đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Trong thời gian tới, đất nước ta đứng trước những thời cơ lớn: hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo, kinh tế thế giới tiếp tục xu hướng tăng trưởng; quan hệ quốc tế của đất nước được mở rộng hơn bao giờ hết; quá trình hội nhập của chúng ta đã sâu sắc hơn; vị thế quốc tế của nước ta tiếp tục được nâng cao. Tuy nhiên, đất nước cũng đứng trước thách thức không nhỏ. Chúng ta phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt khi tham gia vào sân chơi chung toàn cầu về kinh tế - thương mại. Hơn nữa, tình hình chính trị - an ninh, kinh tế thế giới và khu vực vẫn ẩn chứa những bất trắc khó lường. Bốn nguy cơ mà Ðảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại và có mặt phức tạp hơn. Chúng ta nhận thức sâu sắc rằng, tuy thời cơ và thách thức đan xen, song xét tổng thể, đất nước ta đang đứng trước những thời cơ lớn, những thuận lợi rất cơ bản.
Khi đất nước đã bước vào giai đoạn mới, hội nhập sâu sắc và thực chất hơn, để nắm bắt và tận dụng tốt thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Ðại hội lần thứ X của Ðảng, Ngoại giao cũng phải có những điểm nhấn mới để nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong đó, bên cạnh việc tiếp tục thúc đẩy quan hệ chính trị đối ngoại của ta đi vào chiều sâu, bền vững, ngoại giao phải đẩy mạnh phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, coi nhiệm vụ phục vụ phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm và thường trực. Ðặc biệt trong thời kỳ hậu gia nhập WTO, ngoại giao cần chủ động và tích cực hơn nữa để phát huy tối đa những cơ hội mà WTO đem lại, đồng thời hạn chế những thách thức do ta hội nhập, mở cửa thị trường. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực trong thời gian tới, chúng ta cần "dĩ bất biến, ứng vạn biến" kiên trì nguyên tắc độc lập dân tộc, thống nhất và chủ nghĩa xã hội, song phải linh hoạt trong sách lược và cách ứng xử; kết hợp tốt hơn nữa sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, nhằm tiếp tục giữ vững và không ngừng củng cố môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện quốc tế ngày càng thuận lợi phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Tiếp nối truyền thống ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh, với thế và lực mới của đất nước sau 20 năm Ðổi mới, đặc biệt là những thành tựu lớn đã đạt được trong năm 2006, Ngoại giao Việt Nam vững bước tiến vào mùa Xuân mới với khí thế mới, niềm tin mới và sức mạnh mới, quyết tâm góp phần đưa đất nước ta bay cao, bay xa hơn vào tương lai tươi sáng, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" như lời Bác Hồ kính yêu đã căn dặn.
Phạm Gia Khiêm,
Ủy viên Bộ Chính trị,
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Các tin liên quan:
- Những sự kiện chính trị, ngoại giao lớn nổi bật trong năm 2006 (14-02-2007)
- Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với sự nghiệp phát triển đất nước (14-02-2007)
- Ông Trần Quang Hoan - Phó Chủ nhiệm UBNVNONN: Công tác cộng đồng phải chủ động và vươn mạnh ra ngoài (14-02-2007)
- Quỹ hỗ trợ, vận động cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài - một năm khởi sắc (14-02-2007)
- Phần thưởng xứng đáng dành cho cộng đồng người Việt Nam ở Thái Lan (14-02-2007)
- Tâm thế doanh nhân trong Tuyên ngôn độc lập và Tư tưởng Hồ Chí Minh (14-02-2007)
- Thư Hồ Chí Minh gửi các giới công thương Việt Nam (14-02-2007)
- Việt Nam - điểm đến đầy triển vọng (14-02-2007)
- Doanh nghiệp Mỹ quyết định chọn Việt Nam (14-02-2007)
- Thu hút nguồn lực Việt kiều để phát triển công nghệ thông tin (14-02-2007)
Cập nhật 14-02-2007