Ông Trần Quang Hoan - Phó Chủ nhiệm UBNVNONN: Công tác cộng đồng phải chủ động và vươn mạnh ra ngoài
PV: Xin ông cho biết đôi nét về tình hình của cộng đồng người Việt
Ông Trần Quang Hoan:

tại HN Doanh nhân NVNONN
tổ chức tại Đà Nẵng tháng 9/2006
Hiện nay ước tính có khoảng 2,7 triệu người Việt Nam đang làm ăn, sinh sống tại gần 90 nước và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 4/5 sống ở các nước công nghiệp phát triển, tập trung ở Mỹ (1,3 triệu), Pháp (300.000), Australia (250.000), Canada (trên 200.000), Đức (100.000), Nga (100.000)…
Nhìn chung, cộng đồng người Việt
Dù sống xa quê hương, nhưng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài không quên nguồn cội của mình mà điển hình là trường hợp dòng họ Lý đã trải qua 36 đời trên đất Hàn Quốc nhưng vẫn nhớ tìm về quê cha đất tổ.
Đại đa số kiều bào phấn khởi trước những đổi thay to lớn của đất nước sau 20 năm đổi mới, đặc biệt trước những chủ trương, chính sách, biện pháp của Đảng và Nhà nước thể hiện sự quan tâm tới bà con như một “bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam”.
Có thể thấy điều nổi bật trong cộng đồng người Việt
PV: Nguồn lực của cộng đồng người Việt tại nước ngoài luôn được coi là một yếu tố quan trọng trong sự nghiệp phát triển KT-XH của đất nước. Xin ông cho biết cụ thể những đóng góp trên tất cả các mặt của cộng đồng người Việt trong việc xây dựng quê hương đất nước trong thời gian qua, đặc biệt là trong năm 2006?
Ông Trần Quang Hoan:
Trước hết cần phải nói rằng thế mạnh của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài chính là tri thức với hơn 300.000 người có trình độ đại học và trên đại học trong đó có hơn 6.000 tiến sỹ, nhiều chuyên gia hoạt động ở các lĩnh vực khoa học công nghệ cao, nhiều người giữ vị trí quan trọng trong các trung tâm nghiên cứu khoa học. Đồng thời, cộng đồng người Việt
Trong thời gian qua, những tiềm năng trên được phát huy và đã mang lại những kết quả cụ thể tích cực bên cạnh nỗ lực hết sức to lớn của hơn 80 triệu người trong nước trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Điều này được thể hiện trên những mặt sau:
Hàng năm có hàng trăm lượt chuyên gia, trí thức kiều bào về nước tham gia nghiên cứu, giảng dạy, hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu, thực hiện các dự án hợp tác khoa học, công nghệ… Đồng thời họ còn có mối quan hệ với nhiều chuyên gia, trí thức giỏi của các nước và không ít những người này đã đến với Việt
Tại nhiều diễn đàn, qua nhiều kênh khác nhau, kiều bào đã đề xuất nhiều ý tưởng, giải pháp thiết thực cho những vấn đề phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Những đóng góp này không thể tính bằng tiền nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn.
Cho đến hết năm 2006, kiều bào đã đầu tư hơn 2.500 dự án ở trong nước với số vốn khoảng 1 tỷ USD. Đồng thời một dòng kiều hối gửi về nước tăng rất mạnh theo từng năm lên đến nhiều tỷ đô la. Đó là nguồn vốn đáng kể góp phần vào các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Ngoài ra, với ưu thế về hiểu biết thị trường nước sở tại, về các đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp kiều bào đã hỗ trợ, phối hợp với các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường nước ngoài, tiếp cận phương thức làm ăn, tiếp cận đối tác. Điều này là hết sức quan trọng nhất là trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đã hội nhập đầy đủ với thế giới.
Thêm vào đó là các hoạt động từ thiện, quyên góp ủng hộ trẻ em nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, nạn nhân thiên tai, dịch bệnh cũng tăng mạnh hơn bao giờ hết. Những hoạt động này đã góp phần không nhỏ vào nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo mà chúng ta đang thực hiện.
PV: Theo đánh giá, tiềm năng đóng góp của cộng đồng người Việt ở nước ngoài còn rất lớn. Vậy xin ông cho biết chúng ta cần có những chính sách gì để thu hút và khai thác có hiệu quả hơn nữa nguồn lực này để xây dựng đất nước ngày càng hưng thịnh?
Ông Trần Quang Hoan:
Để huy động nguồn lực cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Nhà nước đã đề ra nhiều chính sách, biện pháp thiết thực và bước đầu đã mang lại kết quả khả quan. Tuy vậy trong thời gian tới, cần tiến hành một số công việc trọng tâm sau:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 36 và Chương trình hành động của Chính phủ. Trong quý II năm 2007 sẽ tiến hành Hội nghị toàn quốc sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 36 và Chương trình hành động của Chính phủ. Những biện pháp, giải pháp mới nhằm thúc đẩy công tác này sẽ được đưa ra bàn thảo và quyết định tại Hội nghị lần này.
Thứ hai, tăng cường công tác bảo hộ kiều dân để cộng đồng người Việt
Thứ ba, tiếp tục tạo hành lang pháp lý và các điều kiện cần thiết nhằm khuyến khích doanh nhân, trí thức kiều bào về nước làm việc, đầu tư, kinh doanh. Tạo cơ chế thông thoáng để các cơ quan trong nước có thể dễ dàng liên kết, hợp tác với các cá nhân hay tổ chức của người Việt
Thứ tư, tăng cường nghiên cứu, cụ thể hoá chính sách cộng đồng đối với bà con ở các khu vực, các địa bàn khác nhau, đối với các nhóm đối tượng khác nhau, trong đó cần hết sức quan tâm đến thế hệ trẻ. Công tác cộng đồng phải chủ động vươn mạnh ra ngoài, đi đến với kiều bào ở những nơi họ đang sống, làm việc và học tập để họ hiểu hơn nữa về những phát triển mới của đất nước, về chính sách của chúng ta…Trong năm 2007, chúng tôi sẽ triển khai một số hoạt động lớn theo hướng này.
Cuối cùng, cần thúc đẩy các hoạt động thông tin, công tác hỗ trợ dạy tiếng Việt, đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hoá, tâm linh, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của bà con.
Các tin liên quan:
- Ngoại giao Việt Nam 2006: Cùng đất nước đi lên (14-02-2007)
- Những sự kiện chính trị, ngoại giao lớn nổi bật trong năm 2006 (14-02-2007)
- Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với sự nghiệp phát triển đất nước (14-02-2007)
- Quỹ hỗ trợ, vận động cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài - một năm khởi sắc (14-02-2007)
- Phần thưởng xứng đáng dành cho cộng đồng người Việt Nam ở Thái Lan (14-02-2007)
- Tâm thế doanh nhân trong Tuyên ngôn độc lập và Tư tưởng Hồ Chí Minh (14-02-2007)
- Thư Hồ Chí Minh gửi các giới công thương Việt Nam (14-02-2007)
- Việt Nam - điểm đến đầy triển vọng (14-02-2007)
- Doanh nghiệp Mỹ quyết định chọn Việt Nam (14-02-2007)
- Thu hút nguồn lực Việt kiều để phát triển công nghệ thông tin (14-02-2007)
Cập nhật 14-02-2007