Thu hút nguồn lực Việt kiều để phát triển công nghệ thông tin
Thành công ở quê hương

Quang Trung - TPHCM
Năm 2002, khi bộ phận video game của Microsoft có ý định "outsource" một phần công việc ra nước ngoài, Việt
Glass Egg được giao thiết kế những mẫu xe đua 3 chiều dùng trong trò game Forza Motorsport của Xbox. Giờ thì trong số 330 mẫu xe khác nhau của Forza Motorsports, thành phẩm của Glass Egg Digital chiếm hầu hết. Những con xe Lamborghini, Maseratis và Mercedes không chỉ được thiết kế với hình thức và "tâm hồn" y chang xe thật khi nguyên lành, mà còn sau khi va chạm, vỡ vụn (vì đua), trông chúng cũng thảm hại một cách thuyết phục chẳng kém.
Hiện tại, Microsoft đang hợp tác với Glass Egg trên quy mô lớn phức tạp và đòi hỏi cao hơn nhiều: Thiết kế đường đua và những thành phố tổ chức cuộc đua.
Glass Egg đã thiết kế mặt nạ gas, tháp viễn thông và nhiều tượng đài xuất hiện bên trong trò game bắn súng Club rất nổi tiếng của Saga.
Giờ thì danh sách khách hàng của Glass Egg bao gồm cả Electronic Arts, Sony Computer Entertainment Europe, Codemaster và Atari, toàn những đại gia của làng game thế giới.
Được thành lập từ năm 1995 bởi một Việt kiều tên Phil Tran, Digital Glass Egg đang tận hưởng cảnh doanh thu tăng trưởng gấp rưỡi trong suốt 2 năm qua. Dù không tiết lộ con số cụ thể, song theo ước tính của BusinessWeek, nó cũng phải xấp xỉ 5 triệu USD trong năm 2006 này.
Glass Egg cũng không phải công ty IT duy nhất tại Việt
Alive Interactive (chủ sở hữu cũng là một người Mỹ gốc Việt như Glass Egg) cũng rất xuất sắc trong lĩnh vực thiết kế ô tô.
Hãng phát triển phần mềm TMA Solutions với khởi đầu chỉ vỏn vẹn có 4 chuyên viên phần mềm, thì nay TMA đã có hơn 500 kỹ sư phần mềm và đạt tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 75%/năm. TMA hiện được xem là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực gia công phần mềm của Việt
Còn đối với Global Cybersoft Việt Nam, sự thành công sau 5 năm hoạt động chính là một đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và tạo nên được thương hiệu cho riêng mình, có đội ngũ nhân viên giỏi, có kinh nghiệm trong ngành bán dẫn để thực hiện việc tự động hóa cho những nhà máy sản xuất chip của châu Âu.
Theo các doanh nhân Việt kiều, thị trường CNTT-TT Việt Nam đang có nhiều tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp và mặc dù còn có khó khăn nhưng đây là thời điểm thuận lợi nhất để anh em Việt kiều về đầu tư vào lĩnh vực CNTT, chứng tỏ cho đối tác nước ngoài thấy người Việt Nam cũng có thể thành công trong lĩnh vực kỹ thuật cao này.
Cầu nối với thế giới

Ngay từ những năm đầu thập niên 80 vốn còn nhiều rào cản khó khăn, Việt kiều đã là chiếc cầu nối cho Việt
Tại Hội nghị “Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với sự nghiệp phát triển công nghệ thông tin - truyền thông” do Bộ Bưu chính Viễn thông, Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT và UBND TP.HCM tổ chức diễn ra hồi tháng 8/2006 với sự tham dự của 140 Việt kiều từ 15 quốc gia, rất nhiều giáo sư, nhà khoa học bày tỏ mong muốn được về truyền đạt lại tri thức và kinh nghiệm cho thế hệ trẻ trong nước.
Giáo sư Vương Thanh Sơn, Trường Đại học
Ông Trần Duy Tân, Tổng Giám đốc Công ty Silicon Design Solutions (SDS), gợi ý về giải pháp đào tạo có sự phối hợp của DN với nhà trường: “Nếu chúng ta chỉ nghĩ đến việc lấy người từ trường học về công ty thì việc phát triển đội ngũ nhân lực chỉ mang cấp số cộng. Hơn nữa, với những công nghệ cao như thiết kế vi mạch thì các trường của Việt
Giáo sư - Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư trưởng Trường Đại học Liège (Bỉ): “Trung tâm đào tạo khoa học tính toán của tôi đã mở được 11 khoá và đào tạo gần 300 thạc sĩ, 20 tiến sĩ đang bảo vệ luận án. Do vậy nếu thành phố muốn thành lập Viện Khoa học tính toán thì tôi sẵn sàng tham gia”.
Giáo sư Phạm Viết Hoàn (Mỹ): “Cách đây 3 năm tôi có về tham dự hội nghị mã nguồn mở do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức. Tôi muốn được tham gia giảng dạy về vấn đề đó tại Việt
Khó khăn

Ông Nguyễn Hữu Lệ - Chủ tịch Hội đồng tư vấn Công ty TMA: “Hạ tầng viễn thông là một vấn đề lớn. Chi phí, chất lượng đường truyền chưa tương xứng với tiềm năng của Việt
Kết nối Internet "chậm đến mức tệ hại" vì chưa có mạng băng thông rộng cáp quang.
Một khó khăn nữa là việc thiếu hụt lao động nói tiếng Anh thành thạo, mặc dù khách hàng cho biết vấn đề này không quá lớn do hầu hết liên lạc đều qua e-mail. Nhưng bù lại, tiền lương phải trả cho nhân công tại Việt
Thách thức lớn với Glass Egg lúc này là làm sao duy trì lợi thế trước Trung Quốc. "Chắc chắn Trung Quốc sẽ đánh bại chúng tôi về giá rẻ", ông Steve Reid, Giám đốc phát triển kinh doanh của Glass Egg cho biết. "Nếu muốn 5 năm nữa vẫn còn trụ lại được, chúng tôi phải nâng cao thang giá trị của mình". Điều này có nghĩa là Glass Egg phải thực hiện được những nhiệm vụ khó nhằn hơn của môi trường thiết kế.
Cần tạo môi trường thông thoáng, bình đẳng
Theo Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, dù còn nhiều bất cập, song bằng những cố gắng, chúng ta đang dần từng bước hình thành một đội ngũ nhân lực CNTT đáp ứng nhu cầu ứng dụng và phát triển ngành CNTT-TT. Điều này thể hiện qua tỷ lệ tăng trưởng ngành công nghiệp CNTT được duy trì đạt khoảng 25-28%/năm; trong đó riêng công nghiệp phần mềm, dịch vụ và gia công đạt mức 30-35%/ năm.
Tiếp cận công nghệ mới, hiện đại, nắm bắt kinh nghiệm triển khai các ứng dụng, đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm nghiên cứu thị trường, đầu tư và kinh doanh, định hướng sản phẩm để phát triển CNTT là thế mạnh của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Nhiều trí thức đã trở về Việt
Để công tác vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho sự nghiệp xây dựng đất nước hiệu quả hơn nữa, cần nghiên cứu đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm tạo môi trường thông thoáng và bình đẳng; nghiên cứu các biện pháp để trí thức, doanh nhân kiều bào nắm vững tình hình phát triển CNTT-TT trong nước, tạo điều kiện để họ có thể tham gia (về nhân lực, kinh nghiệm và vốn) và tham gia ngày càng hiệu quả vào các chương trình, dự án ứng dụng và phát triển CNTT-TT trong nước (cả khu vực chính phủ và khu vực doanh nghiệp).
Phong Lan
(Tổng hợp từ quantrimang và Vnpost)
Các tin liên quan:
- Ngoại giao Việt Nam 2006: Cùng đất nước đi lên (14-02-2007)
- Những sự kiện chính trị, ngoại giao lớn nổi bật trong năm 2006 (14-02-2007)
- Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với sự nghiệp phát triển đất nước (14-02-2007)
- Ông Trần Quang Hoan - Phó Chủ nhiệm UBNVNONN: Công tác cộng đồng phải chủ động và vươn mạnh ra ngoài (14-02-2007)
- Quỹ hỗ trợ, vận động cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài - một năm khởi sắc (14-02-2007)
- Phần thưởng xứng đáng dành cho cộng đồng người Việt Nam ở Thái Lan (14-02-2007)
- Tâm thế doanh nhân trong Tuyên ngôn độc lập và Tư tưởng Hồ Chí Minh (14-02-2007)
- Thư Hồ Chí Minh gửi các giới công thương Việt Nam (14-02-2007)
- Việt Nam - điểm đến đầy triển vọng (14-02-2007)
- Doanh nghiệp Mỹ quyết định chọn Việt Nam (14-02-2007)
Cập nhật 14-02-2007