![]() |
ĐỀ ÁN HỖ TRỢ VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI (Phần 3) |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
C. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI (Từ 2004 đến 2008) Các nhiệm vụ lớn trên đây sẽ được triển khai thực hiện trong 2 giai đoạn: Giai đoạn I : Xây dựng cơ sở cho việc dạy Tiếng Việt (từ 2004 đến 2006) Đây là giai đoạn khởi động các công việc nhằm tạo cơ sở ban đầu có hiệu lực cho các công việc sẽ tiến hành lâu dài sau này. Mục tiêu và các công việc cụ thể cần phải làm là: 1. Trên cơ sở đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, một Ban điều hành chung sẽ được thành lập để chỉ đạo công việc dưới sự lãnh đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ban điều hành sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ ngoại giao, Bộ Văn hoá - Thông tin, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng như với các ban ngành hữu quan khác để cùng thống nhất chương trình và kế hoạch thực hiện đề án. 2. Tiến hành tìm hiểu tình hình dạy học Tiếng Việt, nhu cầu học Tiếng Việt của Việt kiều và các điều kiện học tập thông qua các phiếu điều tra để có được những số liệu cần thiết đối với một số nước gần gũi như: Lào, Cămpuchia, Thái Lan và sau đó là các nước trọng điểm như Mỹ, Australia, Pháp, Nga, Đức ... Các công việc sẽ tiến hành là: - Xây dựng bộ công cụ điều tra - Hướng dẫn điều tra - Tiến hành điều tra tại các nước thông qua các Sứ quán và Hội đoàn Việt kiều. - Xử lý số liệu điều tra và viết báo cáo - Tồ chức hội thảo về nhu cầu và tình hình dạy học Tiếng Việt của kiều bào. - Ban điều hành sử dụng số liệu để có những quyết sách phù hợp 3. - Thu thập các tài liệu, sách giáo khoa dạy tiếng Việt đã và đang sử dụng ở nước ngoài, - Thu thập tài liệu về dạy và học Tiếng Việt tại các nước khác nhau - Mời các chuyên gia ngôn ngữ và giảng dạy Tiếng Việt tham gia đọc, nhận xét về các bộ tài liệu. - Tổ chức hội thảo về kết quả đánh giá các bộ sách trên 4. Xây dựng 2 bộ chương trình dạy tiếng Việt ở mức độ cơ bản cho từng loại đối tượng, bao gồm các công việc: - Xây dựng 2 dự thảo chương trình cho hai đối tượng A và B - Tổ chức hội thảo khoa học lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong và ngoài nước - Hoàn thiện 2 chương trình 5. Tổ chức biên soạn lài liệu dạy học Tiếng Việt, các sách hỗ trợ khác và các thiết bị dạy học đi kèm: * Sách và tài liệu đi kèm - Hai bộ sách học cho hai đối tượng học sinh A và B - Hai bộ sách bài tập cho hai đối tượng học sinh A và B - Một bộ sách hướng dẫn giảng dạy cho Giáo viên dạy đối tượng A - Một bộ sách hướng dẫn cho cha mẹ học sinh dạy đối tượng A - Xây dựng 2 bộ băng hình đi kèm sách học cho hai đối tượng A và B - Xây dựng 2 bộ đa CD học tiếng cho hai đối tượng A và B - 1 Bộ thiết bị dạy học đi kèm cho đối tượng A - Các tài liệu đọc thêm hỗ trợ cho chương trình học Tiếng Việt của hai đối tượng A và B * Tăng cường hỗ trợ để các cơ quan hữu quan xây dựng và hoàn thiện các chương trình học Tiếng Việt trên mạng lnternet và phương tiện truyền thông khác: - Chương trình học tiếng Việt trên mạng Intemet - Chương trình học tiếng Việt qua Đài tiếng nói Việt Nam - Chương trình học tiếng Việt qua Đài truyền hình Việt Nam - Truyền và phát các chương trình trên bằng các phương tiện truyền thông. 6. Theo nhu cầu của các Hội đoàn Việt kiều, một số giáo viên dạy tiếng Việt sẽ được tuyển chọn, bồi dưỡng, để làm việc và giảng dạy tại các nước, trước hết là ở Lào, Cămpuchia, Thái Lan. Các công việc sẽ làm là: - Tuyển chọn giáo viên - Xây dựng chương trình bồi dưỡng - Tổ chức các đợt bồi dưỡng - Tổ chức dạy tại các cộng đồng, các nhà trường có nhu cầu 7. - Tổ chức dạy thử các tài liệu đã được biên soạn tại một số cộng đồng, bao gồm: - Tổ chức dạy thử các tài liệu dạy học Tiếng Việt trong một số trường cho đối tượng A tại các khu vực khác nhau trước khi thực hiện đại trà. - Lấy ý kiến góp ý của các giáo viên, cha mẹ học sinh, cộng đồng và học sinh về hai bộ sách đã biên soạn. - Sửa chữa lần thứ nhất 2 bộ sách trên cơ sở đóng góp ý kiến của cộng đồng và các đối tượng học. - Dạy thử các tài liệu lần thứ hai - Lấy ý kiến đóng góp lần thứ hai - Sửa chữa lần thứ hai các tài liệu đã biên soạn - In ấn, phát hành chính thức các tài liệu trên. - Ở những nước có điều kiện thuận lợi, thông qua các Đại sứ quán Việt Nam sẽ giới thiệu với cơ quan giáo dục cũng như với các trường sở tại, chương trình và sách giáo khoa mới để các trường đó có thể sử dụng như một tài liệu chính thức. 8. - Hỗ trợ cơ sở vật chất, phương tiện học tiếng Việt do các hội đoàn Việt kiều thành lập ở Lào, Cămpuchia, Thái Lan, bao gồm: - Hỗ trợ cơ sở vật chất và phương tiện dạy học cho các lớp học tại Lào, Thái Lan và Cămpuchia - Hỗ trợ tiền dạy cho giáo viên - Hỗ trợ các hoạt động văn hoá nhằm nâng cao cơ hội giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh. 9. -Tuyên truyền cho cộng đồng Việt kiều về chính sách của Đảng và Nhà nước trong vấn đề ngôn ngữ nhằm bảo vệ tiếng nói, bản sắc văn hoá của người Việt Nam ở nước ngoài, giới thiệu rộng rãi bộ sách của đề án để mọi tầng lớp Việt kiều có cơ hội tiếp cận, sử dụng. 10. - Đưa các tài liệu vào giảng dạy tại các trường lớp của các nước sở tại và cho các đối tượng tự học - Từng bước đưa các tài liệu dạy học Tiếng Việt mới biên soạn vào dạy cho đối tượng đang được học Tiếng Việt trong nhà trường, tại các khu vực có đông Việt kiều sinh sống. - Hỗ trợ các mô hình học Tiếng Việt tại cộng đồng do các tổ chức Việt kiều mở. - Tuyên truyền để các đối tượng tự học tiếp cận, sử dụng tài liệu học Tiếng Việt của đề án. 11. Đánh giá hiệu quả của việc thực hiện đề án giai đoạn 1. Thông qua: - Các hội thảo về kết quả sử dụng tài liệu của đề án - Báo cáo của các Đại sứ quán, các hội đoàn Việt kiều, các nhân sĩ, trí thức về việc sử dụng tài liệu học Tiếng Việt và tổ chức học tiếng Việt. 12. Các hoạt động điều hành đề án - Giám sát việc thực hiện đề án - Đánh giá từng hoạt động - Báo cáo cấp có liên quan. Các tài liệu dạy và học Tiếng Việt do ban soạn thảo của đề án biên soạn sẽ được cung cấp miễn phí cho một số khu vực kiều bào còn gặp nhiều khó khăn của Lào, Thái Lan và Cămpuchia, còn tại các khu vực khác được bán theo giá có hỗ trợ nhằm đảm bảo thu hồi một phần chi phí. Giai đoạn II: Triển khai rộng (Từ năm 2007 đến 2008) Đây là giai đoạn nhằm đưa các công việc của giai đoạn I vào nề nếp đồng thời sẽ mở rộng diện hoạt động tới các khu vực khác với chất lượng và hiệu quả cao hơn. Mục tiêu và công việc cụ thể cần làm là: 1. Tạo được sự liên lạc và phối hợp chặt chẽ với các Đại sứ quán Việt Nam tại các nước, với các tổ chức Hội đoàn Việt kiều ở những nước có đông kiều bào sinh sống để hợp tác tiến hành dạy tiếng Việt. 2. Mở rộng địa bàn, tăng số lượng người sử đụng các tài liệu do đề án biên soạn trong các nước, các khu vực khác nhau. Dự kiến sau 5 năm thực hiện, các tài liệu dạy học Tiếng Việt này sẽ được triển khai dạy và sử dụng ở hầu hết những khu vực có đông người Việt sinh sống như: - Hầu hết các đối tượng A,B sống tại Lào, Cămpuchia và Thái Lan có được tài liệu để học trong các trường lớp chính quy hoặc bán chính quy. - 30% đối tượng A,B sống ở các nước có đông Việt kiều sinh sống sẽ được tiếp cận, sử dụng các tài liệu và các phương tiện học Tiếng Việt do ban soạn thảo đề án biên soạn. 3. Tiếp tục hỗ trợ cơ sở vật chất và phương tiện dạy học Tiếng Việt cho các Hội đoàn Việt kiều tại Lào, Thái Lan và Cămpuchia. 4. Duy trì, mở rộng và nâng cao chất lượng các hình thức, nội dung dạy học tiếng Việt từ xa thông qua Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, mạng Internet, các Website cụ thể: - Duy trì nâng cao chất lượng các chương trình dạy học tiếng Việt cho các đối tượng A, B - Duy trì, nâng cao chất lượng chương trình bồi dưỡng nội dung và phương pháp giảng dạy cho giáo viên. - Đảm bảo sau 5 năm thực hiện dự án hầu hết các đối tượng có nhu cầu học tiếng Việt được tiếp cận với dịch vụ dạy học từ xa của đề án. 5. Bổ sung, điều chỉnh hai chương trình, hai bộ tài liệu dạy tiếng Việt sau 5 năm thực hiện để sát hợp với nhu cầu và điều kiện học của từng đối tượng: - Điều chỉnh 2 bộ Chương trình dạy học Tiếng Việt cho 2 đối tượng A, B - Điều chỉnh 2 bộ sách giáo khoa cho 2 đối tượng A, B - Điều chỉnh nội dung sách hướng dẫn giảng dạy cho đối tượng A - Điều chỉnh các phương tiện dạy học đi kèm (Băng hình, đĩa CD) 6. Biên soạn các loại sách bổ trợ cho các chương trình dạy Tiếng Việt. - Biên soạn các sách đọc thêm cho các đối tượng A, B (Truyện đọc, truyện tranh) - Biên soạn các sách tham khảo cho giáo viên 7. Tuyển chọn, bồi dưỡng giáo viên mới (ngắn hạn - dài hạn) ở trong nước và nước ngoài dạy Tiếng Việt cho các nước có nhu cầu: - Mở 20 lớp bồi dưỡng giáo viên dạy học Tiếng Việt ở nước ngoài - Mở 20 lớp bồi dưỡng giáo viên dạy học Tiếng Việt ở trong nước 8. Tiếp tục bồi dưỡng nội dung và phương pháp dạy Tiếng Việt cho các giáo viên đã dạy ở giai đoạn 1: - Mở 20 lớp bồi dưỡng giáo viên dạy học Tiếng Việt ở nước ngoài - Mở 20 lớp bồi dưỡng giáo viên dạy học Tiếng Việt ở trong nước 9. - Tổ chức hội nghị thống nhất mục tiêu và phương pháp biên soạn các loại sách song ngữ cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở 10. - Biên soạn sách song ngữ: - Song ngữ Việt - Anh(3 cuốn) - Song ngữ Việt - Pháp (3 cuốn) - Song ngữ Việt - Nga (3 cuốn) - Song ngữ Việt - Đức (3 cuốn) - Song ngữ Việt - Lào (3 cuốn) - Song ngữ Việt- Cămpuchia(3 cuốn) - Song ngữ Việt -Thái Lan(3 cuốn) 11. Biên soạn sách ngữ pháp tiếng Việt sơ giản cho học sinh 12. In ấn thêm các tài liệu cho giai đoạn tiếp theo 13. Các hoạt động điều hành đề án 14. Tổng kết chung việc thực hiện đề án. - Tổ chức các hội nghị, hội thảo ở trong nước và nước ngoài thông qua các Đại sứ quán, các hội đoàn Việt kiều để đánh giá việc thực hiện đề án và định hướng cho giai đoạn tiếp theo. Tiến trình thực hiện Đề án dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài Giai đoạn 1 (2004 - 2006)
Giai đoạn II (2007- 2008)
(Xem tiếp kỳ sau) |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tap chi Que Huong tren Internet Kenh thong tin cua Uy ban ve nguoi Viet Nam o nuoc ngoai Tong bien tap Hoàng Bình Toa soan: 32 Ba Trieu, Ha Noi, Viet Nam Tel: (84-4) 8.24.04.01, 8.24.04.02, 8.24.04.03, 8.24.04.04 Fax: (84-4) 8.25.92.11 - E-mail: quehuong@hn.vnn.vn Giay phep 399/GP-BVHTT ngay 26/12/2000 cua Bo Van hoa - Thong tin |