ĐỀ ÁN HỖ TRỢ VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI (Phần 2)
(Tiếp theo kỳ trước)
B. MỤC TIÊU ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
I. MỤC TIÊU
Trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành hưu quan trong nước với các tổ chức hội đoàn Việt kiều ở nước ngoài, hỗ trợ tích cực việc dạy và học tiếng Việt nhằm giúp cho các thế hệ người Việt sống ở nước ngoài không quên tiếng Việt, có thể nói, nghe, đọc, viết, giao tiếp bằng tiếng Việt nhằm giữ gìn và củng cố bản sắc dân tộc, tình cảm và ý thức hướng về cội nguồn, hướng về đất nước.
II ĐỐI TƯỢNG
Mục tiêu trên trước hết nhằm vào các đối tượng cụ thể sau đây:
1. Học sinh tiểu học hoặc trung học cơ sở đang được học Tiếng Việt như một môn học trong hệ thống nhà trường của nước sở tại hoặc trong các lớp học do các hội đoàn Việt kiều tổ chức (chính quy hoặc bán chính quy).
2- Các đối tượng có nhu cầu học tiếng Việt để giao tiếp, sinh hoạt hoặc buôn bán làm ăn nhưng không có điều kiện học trong nhà trường mà chủ yếu là tự học.
III. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
Để thực hiện được mục tiêu trên, đề án phải xác định và thực hiện các nhiệm vụ chính kèm theo các giải pháp chủ yếu sau đây:
Nhiệm vụ 1: Thành lập ban điều hành chung
Do việc dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài có nhiều khó khăn và phức tạp (công việc phải triển khai trên địa bàn rộng, liên quan tới nhiều nước trong một thời gian dài) nên cần thiết phải có một Ban điều hành chung. Ban điều hành chung này sẽ do Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập.
1- Trước mắt, Ban điều hành sẽ chủ trì các cuộc họp hoặc hội thảo với sự tham gia của các Bộ ngành liên quan như: Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hoá -Thông tin, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Mạng lnternet v.v… nhằm mục đích thống nhất quan điểm, nội dung việc dạy và học tiếng Việt như đã trình bày trong đề án.
2- Bước đầu trao đổi về sự hợp tác trong một số lĩnh vực như: tìm hiểu tình hình dạy và học Tiếng Việt ở các nước khác nhau, nhu cầu học Tiếng Việt của các tầng lớp kiều bào, thống nhất chương trình và nội dung của các loại tài liệu dạy tiếng Việt, thống nhất chương trình dạy tiếng Việt phát trên các sóng; đưa chương trình dạy Tiếng Việt lên mạng intemet, phối hợp việc cung cấp tin tức thời sự và các tài liệu sách báo văn hoá phẩm v.v… với việc dạy và học tiếng Việt.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tình hình và nhu cầu dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài
Tìm hiểu tình hình và nhu cầu học tiếng Việt của các đối tượng trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài là một khâu quan trọng để có cơ sở giúp cho việc hoạch định chiến lược chung cũng như cho việc xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu dạy học. Đây là một công việc khó khăn phức tạp nhưng rất cần thiết. Công việc này cần được thực hiện qua nhiều nguồn và bằng nhiều hình thức phối hợp như:
1- Thông qua sự giúp đỡ của ''Uỷ ban về người Việt Nam ờ nước ngoài'', các Đại sứ quán của Việt Nam, các hội đoàn Việt kiều tại các nước tiến hành tìm hiểu tình hình dạy và học tiếng Việt, nhu cầu học tiếng Việt trên cơ sở bộ công cụ điều tra đã được chuẩn bị sẵn. Các số liệu này sẽ được xử lý và viết thành báo cáo tổng hợp tình hình chung.
2- Cử cán bộ ra nước ngoài tiếp xúc với người Việt Nam ở nước ngoài để tìm hiểu tình hình dạy Tiếng Việt, nhu cầu học tập của các tầng lớp kiều bào và điều kiện học tập cụ thể ở những nơi cần thiết.
3- Thông qua việc gặp gỡ trao đổi tin tức với Việt kiều nhân dịp họ về làm việc hoặc về thăm đất nước trong các dịp hội họp, lễ tết truyền thống của dân tộc.
Nhiệm vụ 3: Xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu dạy và học tiếng Việt
1- Về chương trình:
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xây dựng hai chương trình dạy Tiếng Việt cho hai đối tượng như đã xác định trên ở mức độ cơ bản, đảm bảo thực hiện được yêu cầu phổ cập Tiếng Việt như đã nêu trong mục tiêu của đề án.
Chương trình thứ nhất dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở đang được học Tiếng Việt như một môn học trong hệ thống nhà trường của nước sở tại hoặc trong các lớp học do các hội đoàn Việt kiều tổ chức (chính quy hoặc bán chính quy), còn gọi là chương trình cho đối tượng A.
Chương trình thứ hai dành cho các đối tượng khác có nhu cầu học tiếng Việt để giao tiếp, sinh hoạt hoặc buôn bán làm ăn nhưng không có điều kiện học trong nhà trường mà chủ yếu là tự học, còn gọi là đối tượng B.
Tuy nhiên, vì nhu cầu và điều kiện học của các đối tượng rất đa dạng và khác biệt nên trên cơ sở hai chương trình cơ bản này, khi vận dụng vào cho từng loại đối tượng sẽ có những quy định riêng về mức độ và yêu cầu cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thề của từng loại đối tượng.
2- Về tài liệu dạy học:
- Hiện nay đang có rất nhiều bộ tài liệu dạy Tiếng Việt lưu hành tại các quốc gia khác nhau, vì vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức thu thập các tài liệu, các bộ sách giáo khoa, các sách tham khảo dạy tiếng Việt đã và đang được sử dụng ở các nước ngoài để tổ chức trao đổi, đánh giá mức độ giá trị của các bộ sách đó về hai phương diện nội dung và phương pháp giảng dạy trên cơ sở đó kế thừa những nội dung tốt, những phương pháp hay và có cơ sở quyết định việc hợp tác sử dụng trong thời gian tới.
- Dựa trên hai chương trình dạy Tiếng Việt cho hai đối tượng đã nêu Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thành lập một hội đồng gồm các chuyên gia trong và ngoài nước để tổ chức biên soạn hai bộ sách học Tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.
- Các bộ sách học Tiếng Việt này sẽ được biên soạn phù hợp với đặc điểm và yêu cầu học tập da dạng của các đối tượng theo hướng thực hành giao tiếp, dễ hiểu, sinh động, đem lại hứng thú cho người học và được xuất bản kèm với các loại sách hướng dẫn giảng dạy dành cho giáo viên và phụ huynh học sinh, các đồ dùng dạy học, các băng hình, băng casette, các tài liệu đọc thêm…
- Các đối tượng học tiếng Việt mà đề án hướng tới, hầu hết đều được sinh ra và lớn lên tại các quốc gia khác nhau nên tất yếu sẽ sử dụng tốt ngôn ngữ của các nước đó hơn tiếng Việt. Vì vậy, ngoài hai bộ tài liệu biên soạn trực tiếp bằng tiếng Việt, còn có một số tài liệu biên soạn theo kiểu song ngữ giữa tiếng Việt và tiếng nước sở tại. Trước mắt sẽ biên soạn sách song ngữ Việt - Lào; Việt- Khơ me; Việt- Anh; Việt - Pháp; Việt-Nga…
3- Tận dụng việc dạy học Tiếng Việt từ xa thông qua các phương tiện thông tin đại chúng là định hướng chung của đề án. Do đó Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp chặt chẽ với Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam (chương trình VTV4), mạng Internet Việt Nam, Website của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của các cơ quan liên quan… để cùng thống nhất những nội dung và phương pháp dạy học Tiếng Việt dựa trên thế mạnh của từng loại phương tiện.
Nhiệm vụ 4: Bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Việt cho người Việt
1- Tuyển chọn một số giáo viên dạy tiếng Việt ở trong rước có phẩm chất và năng lực tốt gởi ra nước ngoài để đáp ứng nhu cầu về giáo viên của cộng đồng Việt
2- Tận dụng nguồn giáo viên có phẩm chất và năng lực tốt sẵn có tại các nước sở tại do các nhà trường hay các hội đoàn Việt kiều giới thiệu để giảng dạy Tiếng Việt theo chương trình và sách mới.
3- Tổ chức bồi dưỡng về nội dung và phương pháp dạy học tiếng Việt cho các giáo viên trên ở trong nước hay ở nước ngoài, kết hợp tổ chức toạ đàm, trao đổi kinh nghiệm về tài liệu và phương pháp dạy học.
4- Tận dụng mạng InterNet, Mạng Edunet, Website và các phương tiện truyền thông khác như Đài Truyền hình Việt nam, Đài Tiếng nói Việt Nam… để bồi dưỡng nội dung và phương pháp dạy học cho giáo viên từ xa theo phương châm tự học.
(Xem tiếp kỳ sau
Cập nhật 24-03-2005