ĐỀ ÁN HỖ TRỢ VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI (Phần 1)

 

A. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ ÁN

 

I. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM SỐNG Ở NƯỚC NGOÀI

 

1. Khái quát chung về tình hình cư trú và sinh hoạt của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

 

Do những nguyên nhân về lịch sử, chính trị kinh tế, xã hội v.v... hiện đang có một số lượng khá lớn người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài. Theo những thống kê không chính thức, hiện có khoảng 2,7 triệu người Việt Nam sống ở hơn 90 quốc gia trên thế giới; khoảng 2/3 đã nhập quốc tịch nước sở tại. Chỉ tính các quốc gia có từ 1000 người Việt trở lên đang sinh sống thì sự phân bố tổng quát như sau:

 

* Có khoảng 7 nước có số lượng người Việt từ 100.000 người trở lên là:

Mỹ (1,3 triệu) - Pháp (250.000) - Canada, Australia (200.000) - Đức Cămpuchia, Thái Lan (100.000)

 

* Có khoảng 10 nước có số lượng từ 10.000 đến 80.000 người Việt là:

Nga (80.000) - Anh (40.000) - Séc (25.000) - Đài Loan (60.000) - Lào (18.000) - Na Uy (13.000) Trung Quốc, Nhật Bản, Ba Lan, Bỉ (10.000)

 

* Có khoảng 6 nước có số lượng từ 5000 đến 7000 người Việt là:

Ucraina, Thụy sĩ, Thụy Điển (7000) - Hà Lan, Áo (6000) - Macao (5000)

 

* Có khoảng 10 nước có sượng từ 1000 đến 3000 người Việt là:

Philippin (2700) New Zealand (2400) - Slovakia, Hồng Kông (2000) - Đan Mạch (1700) - New Calidonia (1500) - Hungary (1200) - Bungari, Irlan, Italia (1000).

 

Cộng đồng người Việt sống ở nước ngoài bao gồm nhiều thành phần, nhiều thế hệ với sự phức tạp và đa dạng về thành phần xã hội, xu hướng chính trị, địa vị pháp lý, tôn giáo, dân tộc, nghề nghiệp v.v... Có những người ra đi từ trước năm 1945, trước năm 1975 nhưng số đông (chiếm tới 3/ 4) là ra đi từ năm 1975 trở về sau. Những năm gần đây còn có một bộ phận đi lao động và học tập ở nước ngoài (đa số là ở Liên Xô cũ và các nước Đông Âu) đã ở lại sinh sống tại các nước đó. Người Việt sống ở nước ngoài hiện chỉ có khoảng 60% là đã nhập quốc tịch của nước cư trú. Số còn lại chưa được nhập quốc tịch hoặc không có quốc tịch. Trừ cộng đồng tại Đông Âu, đa số người Việt tại các nước khác có xu hướng định cư lâu dài và hội nhập dần vào xã hội nước sở tại. Hiện chỉ có khoảng 55% có cuộc sống tương đối ổn định còn lại phần lớn sống vào trợ cấp xã hội, tỷ lệ thất nghiệp thường cao hơn dân bản xứ cũng như các cộng đồng khác. Về mặt kinh tế, nhìn chung tiềm lực kinh tế còn hạn chế, còn ít các doanh nghiệp lớn, thu nhập bình quân còn thấp so với mức thu nhập của người bản xứ. Tuy nhiên về mặt văn hoá, khoa học thì tiềm năng chất xám của cộng đồng người Việt có khá hơn.

 

2. Những đổi mới trong công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài

 

Từ khi thực hiện chính sách đổi mới, công tác về người Việt ở nước ngoài đã có bước phát triển rất cơ bản, đánh dấu bằng việc lần đầu tiên Bộ Chính trị Đảng CSVN (Khoá VII) đã có một Nghị quyết riêng về lĩnh vực này. (Nghị quyết số 08 NQ/TW ngày 29/1 l/1993) Nghị quyết đã có những nhận định đánh giá khách quan, xác đáng về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đã xác định những quan điểm cần thấu suốt, đã nêu các chính sách và biện pháp lớn trong công tác vận động với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Nghị quyết quan trọng này đã giúp cho toàn Đảng cũng như các cơ quan chính quyền, các tổ chức liên quan có được những nhận thức đúng đắn về công tác vận động người Việt ở nước ngoài, do đó một loạt các chính sách, các quy định cụ thể liên quan đến các vấn đề về quyền lợi và tình cảm bức xúc, thân thiết của cộng đồng người Việt ở nước ngoài như vấn đề xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại, hồi hương, kiều hối, đầu tư kinh doanh, đóng góp vào việc phát triển khoa học - công nghệ, thông tin - văn hoá, thể thao v.v... đã được ban hành. Cụ thể là:

 

* Luật quốc tịch mới, năm 1998

* Các quyết định của Thủ tướng Chính phủ:

+ Số 567/TTg ngày 18/11/1993 về cơ chế sử dụng chuyên gia, trí thức Việt Nam ở nước ngoài...

+ Số 875/TTg ngày 21/11/1996 về vấn đề hồi hương của công dân Việt Nam.

+ số 767/TTg ngày 17/9/1997 về một số vấn đề chính sách đối với cộng đồng.

+ Số 788/TTg ngày 24/9/1997 về việc khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài tham gia các hoạt động thể thao trong và ngoài nước.

+Nghị định của Chính phủ số 81/200ì/NĐ-CP ngày 5/11/2001 về việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở Việt Nam.

+ Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 990/QĐ-TTg ngày 30/10/2002 về việc thành lập Quỹ hỗ trợ, vận động cộng đồng người Việt nang ở nước ngoài.

+ Văn bản số 3553/VPCP ngày 28/6/2002 của Văn phòng Chính phủ về công tác tuyên truyền phục vụ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Ngoài ra văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan cũng đã ban hành các văn bản, các chỉ thị v.v... để cụ thể hoá việc thực hiện các quyết định trên đây của Thủ

tướng Chính phủ.

 

3. Những đóng góp tích cực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đối với đất nước

 

Những chuyển biến tích cực trong đường lối chính sách cởi mở trên đây cùng với những thành tựu tốt đẹp trong tiến trình đổi mới của đất nước ta đã khơi dậy và phát huy mạnh mẽ tinh thần và tình cảm hướng về Tổ quốc của kiều bào.

 

Biểu hiện rõ nhất của xu thế tích cực này là số lượng kiều bào về thăm đất nước hàng năm ngày càng tăng. Nếu như trong năm 1987 mới có khoảng 8000 đồng bào về thăm đất nước thì đến năm 1992 con số này là 87.000 người, đến năm 2001 con số này là 360.000 người và năm 2002 con số này đã lên tới 380.000 người.

 

Trong lĩnh vực kinh tế, kiều bào ta đã có những đóng góp quan trọng. Hiện đã có khoảng 500 dự án thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn với tổng số vốn đăng ký ban đầu trên 700 tỷ đồng theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước thuộc các lĩnh vực xuất nhập khẩu, cung cấp thiết bị, gia công hàng may mặc, dịch vụ kiều hối, du lịch, y tế, tin học v.v...

 

Riêng về kiều hối, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì lượng kiều hối được chuyển chính thức qua hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam càng ngày càng tăng. Nếu năm 1993 lượng kiều hối được chuyển về nước là 120 triệu đô la Mỹ, năm 1997 là 450 triệu đô la Mỹ thì năng 2001 là 1,750 tỷ đôla Mỹ và năm 2002 là 2,1 tỷ đôla Mỹ. Bên cạnh đó, kiều bào còn chuyển tiền về nước cho thân nhân theo nhiều con đường khác nhau không chính thức mà theo đánh giá của một số chuyên gia tài chính thì số lượng ngoại tệ này còn lớn hơn gấp nhiều lần so với số tiền gửi theo đường chính thức.

 

Cộng đồng người Việt ở nước ngoài cũng có một tiềm lực đáng kể về mặt văn hoá, khoa học - kỹ thuật. Hiện có tới gần 40 vạn người có trình độ từ đại học trở lên, trong đó nhiều người có vị trí quan trọng trong các viện nghiên cứu khoa học, các trường đại học, bệnh viện, công ty kinh doanh và các tổ chức quốc tế... Tiềm lực về khoa học và công nghệ của cộng đồng người Việt không ngừng phát triển với sự nối tiếp của các thế hệ đã được tiếp cận với những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ thế giới kể cả khoa học quản lý, kinh doanh. Những năm gần đây, hàng năm có trên dưới 200 người đã được Chính phủ hoặc các Bộ, ngành, địa phương, các cơ sở giáo dục và nghiên cứu khoa học mời về nước giảng dạy hoặc tham gia tư vấn cho các dự án kinh tế, khoa học, công nghệ v.v... Do gắn bó mật thiết với đất nước nên kiều bào ta đã quan tâm giúp đỡ các chương trình từ thiện, phòng chống thiên tai, lũ lụt, xoá đói giảm nghèo v.v...

 

II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HỖ TRỢ VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI

 

1. Sự cần thiết phải giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

 

Gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc là một vấn đề hết sức quan trọng đối với cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Về ý nghĩa và giá trị của nền văn hoá Việt Nam đối với tiến trình xây dựng, bảo vệ và phát triển của cả đất nước cũng như đối với từng con người cụ thể, Nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) ''Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc'' đã nêu rõ:

 

...''Văn hoá Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc....''

 

(Trích Nghị quyết)

 

Cộng đồng người Việt sống ở nước ngoài, nơi đất khách quê người, sinh hoạt trong những môi trường khác lạ với nhiều gian nan, khó khăn. Sở dĩ kiều bào ta vẫn trụ vững được và ngày càng ổn định, phát triển là nhờ có sự đoàn kết gắn bó trong cộng đồng và gắn bó với quê hương, tổ quốc. Sợi dây đoàn kết gắn bó tạo nên sức mạnh to lớn ấy chính là những giá trị văn hoá Việt Nam cao đẹp tiềm ẩn trong mỗi con người Việt Nam xa xứ, được biểu hiện trong niềm tự hào về truyền thống lịch sử; trong phong tục, tập quán, nếp sống; trong đạo lý đối xử nhân ái v.v...

 

Những giá trị văn hoá ấy được hình thành và thấm sâu vào mỗi con người Việt Nam bằng nhiều nguồn trong nhiều năm tháng mà công cụ hữu hiệu nhất trong việc truyền đạt và giáo dục về văn hoá chính là tiếng Việt.

 

2. Tiếng Việt là công cụ giao tiếp hữu hiệu để góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

 

Dân tộc và ngôn ngữ dân tộc là hai mặt gắn bó mật thiết với nhau trong tiến trình lịch sử của một dân tộc. Trong tiến trình này, ngôn ngữ vừa là cái thể hiện rõ nét nhất đặc trưng của dân tộc lại vừa là cái phản ánh, bảo tồn nền văn hoá dân tộc. Ngôn ngữ cũng đồng thời lại là phương tiện hợp nhất, đoàn kết dân tộc, củng cố và góp phần phát triển xã hội.

 

Cũng như vậy, tiếng Việt đã hình thành và phát triển song song với sự hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam. Trải qua quá trình lịch sử hàng nghìn năm, đến nay tiếng Việt đã trở thành một ngôn ngữ giàu đẹp phong phú và độc đáo. Chính vì thế mà Bác Hồ đã khẳng định và căn dặn mọi người:

 

...''Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải gìn giữ nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp ''...

 

(Hồ Chí Minh - Báo Nhân dân ngày 9/9/1962)

 

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã có những đánh giá xác đáng về giá trị của tiếng Việt:

 

...''Tiếng Việt của chúng ta rất giàu; tiếng ta giàu bởi đời sống muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta; bởi kinh nghiệm đấu tranh lâu đời và phong phú, kinh nghiệm đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội, đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh chống ngoại xâm, bởi những kinh nghiệm sống của bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước''

 

(Phạm Văn Đồng - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)

 

Ngôn ngữ nào cũng có hai chức năng chủ yếu: chức năng làm công cụ tư duy và chức năng là phương tiện giao tiếp. Vì vậy muốn đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân Việt Nam với tư cách là những chủ thể của sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam không thể không quan tâm tới việc giáo dục tiếng Việt. Công việc này một mặt sẽ làm cho tiếng Việt phát triển trong mỗi con người thực sự trở thành công cụ tư duy, công cụ giao tiếp hữu hiệu; mặt khác chỉ có thông qua tiếng Việt, mỗi con người Việt Nam mới thực sự tiếp nhận được các tinh hoa, giá trị, bản sắc riêng biệt, độc đáo của nền văn hoá Việt Nam. Sự gắn bó với đất nước, cội nguồn mới thực sự sâu sắc và bền chặt.

 

Như vậy có thể thấy rằng, việc tổ chức đay và học tiếng Việt cho người Việt ở nước ngoài hiện nay vừa là một việc làm đáp ứng nhu cầu chính đáng và bức xúc của bà con Việt kiều lại vừa là một việc làm cấp thiết liên quan chặt chẽ tới những vấn đề chiến lược của nhà nước ta trong thời kỳ tiến lên công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

 

3. Thực trạng việc dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài

 

Trong những năm qua, việc dạy và học tiếng Việt đã trở thành ltlột nhu cầu bức xúc trong các cộng đồng người Việt sống ở nước ngoài. Tuy nhiên do hoàn cảnh và điều kiện sinh hoạt, làm việc của kiều bào ta ở các nước có khác nhau (ngay trong một nước, giữa các vùng cũng khác nhau) nên hoạt động dạy và học tiếng Việt đã diễn ra rất đa dạng với các mức độ, kết quả rất khác nhau. Nhìn tổng quát có thể thấy như sau:

 

a. Các hoạt động dạy và học tiếng Việt

 

Tại một số quốc gia, do có chính sách tôn trọng các nền văn hoá của các sắc tộc thuộc cư dân bản địa cũng như của dân di cư nên trong chừng mực nhất định, tiếng Việt đã được tôn trọng, được tạo điều kiện để dạy và học như một ngoại ngữ chính thức trong chương trình giáo dục ở phổ thông cũng như ở đại học.

 

Australia, tiếng Việt được chính quyền sở tại công nhận như một sinh ngữ chính thức, được giảng dạy ở cấp tiểu học, trung học và đại học. Tại một số trường đại học, từ năm 1985 tiếng Việt được công nhận là một môn học chính kéo dài 3 năm trong chương trình cử nhân văn khoa rồi sau đó là chương trình cử nhân đa văn hóa. Từ năm 1998, có 9 trường đại học chính thức đưa môn tiếng Việt vào chương trình giảng dạy với hai hệ: hệ sơ cấp dành cho người mới biết nói và viết tiếng Việt; hệ cao cấp chủ yếu dạy ngôn ngữ và văn học Việt Nam cho đối tượng sinh viên đã sử dụng tiếng Việt thành thạo.

 

Ở Mỹ, các hoạt động dạy và học tiếng Việt phát triển khá mạnh: Theo thống kê của bang California, năm 1996 ở San Jose ngoài trung tâm Việt ngữ Văn Lang còn có trường Rạng Đông chuyên dạy tiếng Việt từ vỡ lòng cho đến hết bậc tiểu học. nam California có tới 52 trường dạy tiếng Việt. Ở Loa- Angeles có 17 trường, quận Orange có 22 trường, quận San Diego có 7 trường. Số giáo viên tham gia dạy tiếng Việt ở các trường này có khoảng 733 người. Đặc biệt ở bang Hawaii, chương trình dạy tiếng Việt được chính quyền hỗ trợ thông qua chính sách ''Bảo tồn khả năng ngoại ngữ Á châu và Thái Bình Dương''. Từ năm 1996, tiếng Việt được cấp tín chỉ như đối với các môn học chính quy khác.

 

Canađa, chính phủ có chính sách nhằm bảo tồn các ngôn ngữ cội nguồn trong một xã hội đa văn hoá thể hiện qua các chương trình di sản ngôn ngữ “Heritage Language Programs''. Nhờ có chính sách này, trẻ em Việt Nam có thể được học tiếng Việt qua con đường chính thống. Chẳng hạn ở Toronto, các học sinh gốc Việt ở các trường tiểu học và trung học có thể ghi danh học tiếng Việt ở ngay trường của mình nếu có 25 phụ huynh ở trường đó làm đơn xin cho con mình học tiếng Việt. Nếu đủ điều kiện đó, Sở Giáo dục ở Toronto sẽ cử giáo viên đến dạy tiếng Việt theo kế hoạch: Mỗi tuần dạy 2 buổi, mỗi buổi 1 tiếng rưỡi (từ 3 giờ đến 5 giờ chiều). Với những trường mà số học sinh gốc Việt ít, Sở Giáo dục cũng tạo điều kiện bằng cách mở các lớp dạy tiếng Việt vào các sáng thứ bẩy (buổi học cũng kéo dài 2 tiếng). Từ năm học 1997, trường Đại học Toronto cũng mở lớp dạy tiếng Việt, khoảng 2/3 sinh viên lớp này là người gốc Việt.

 

Ở Pháp, nơi có cộng đồng người Việt định cư lâu đời nhất, tiếng Việt đã được luật pháp và Bộ Giáo dục Pháp công nhận như một thứ ngoại ngữ chính thức trong các kỳ thi Tú tài hoặc tuyển sinh vào Đại học. Các trường Đại học Paris VII, trường Đại học Language Oriental có khoa Việt học trong đó tiếng Việt được dạy như một môn học chính thức của trường Đại học. Paris, trường Trung học Jean De la Forltaine đã dạy tiếng Việt như một thứ ngoại ngữ chính; Trung tâm sinh hoạt thiếu nhi, Hội quán Maison du Vietnam của Hội người Việt tại Pháp cũng tổ chức các lớp dạy tiếng Việt vào thứ bẩy hàng tuần.

 

Ở Hà Lan, một quốc gia được coi là đa văn hoá đã có những chủ trương đúng đắn đối với vấn đề đa ngôn ngữ của nhiều cộng đồng dân nhập cư. Chính vì vậy, Bộ Giáo dục Hà Lan đã có những chủ trương và những khích lệ rất đáng quý đối với việc dạy tiếng Việt cho con em Việt kiều đang sống tại Hà Lan.

 

Ở Nhật Bản, do quan hệ hợp tác Nhật - Việt ngày càng trở nên chặt chẽ, đa dạng, những năm gần đây tiếng Việt là một những ngôn ngữ được coi trọng. Tại hai trường Đại học ngoại ngữ công lập ở Tokyo, Osaka đều có khoa Tiếng Việt với chương trình đào tạo quy mô, chất lượng cao, số lượng sinh viên nhiều hơn hẳn so với các nước Âu Mỹ. Tuy nhiên việc dạy tiếng Việt cho con em Việt kiều lại chỉ hạn chế trong một số ít trung tâm hoặc các lớp dạy tiếng Việt tại Tokyo, Kôbê, Yao-shi (Osaka).

 

Tại một số quốc gia khác, tuy tiếng Việt và việc dạy tiếng Việt chưa được đưa vào nhà trường để giảng dạy một cách chính thống nhưng cũng đã hình thành các trường lớp dạy tiếng Việt do các Hội đoàn người Việt hoặc các tổ chức Thiên chúa giáo, Phật giáo v.v... đứng ra tổ chức.

 

Ở khu vực các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ), cộng đồng người Việt ở Nga, Ucraina, Ba Lan, Séc, Slovakia, Hungari, Bungari v.v... đã mở các trường lớp dạy tiếng Việt ở bậc mẫu giáo, tiểu học hoặc hợp tác với các cơ sở giáo dục trong nước để cùng mở một số lớp hoặc một phân hiệu tại nước sở tại.

 

Ở khu vực các nước Lào, Thái Lan, Cămpuchia, con em kiều bào được học trong những trường lớp do các Hội đoàn người Việt đứng ra thành lập và điều hành có sự hỗ trợ của Đại sứ quán Việt Nam và của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam theo chương trình và sách giáo khoa của của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

 

Tuy nhiên, tại các quốc gia này, việc dạy tiếng Việt vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và các điều kiện dạy học (tài liệu giáo khoa, giáo viên v.v...)

 

b. Việc biên soạn các tài liệu dạy và học tiếng Việt

 

Để Có tài liệu phục vụ cho việc dạy, học tiếng Việt, trong thời gian đầu, khi chưa biên soạn kịp, nhiều nơi đã sử dụng sách giáo khoa tiếng Việt cũ (xuất bản tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975) hoặc sách giáo khoa tiếng Việt do nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội ấn hành. Gần đây tại một số quốc gia như Mỹ, Australia, Pháp, Hà Lan, Phần Lan ... nhiều vị trí thức hoặc nhà giáo đã biên soạn mới một số sách giáo khoa, sách tham khảo, bài tập ... Đã có một số cuốn sách được coi là biên soạn công phu, được sử dụng rộng rãi như:

 

+ Bộ sách ''Học kỹ đọc đúng'' của nhóm tác giả Phạm Tú Minh, Nguyễn Văn Thế, Đoàn Xuân Kiên (Hà Lan).

 

+ Các cuốn giáo khoa: Tập đọc, Việt ngữ, Quốc văn toàn tập, Luyện tập quốc văn, Tập làm văn, Giảng văn..., Bộ Việt sử bằng tranh (30 tập) của soạn giả Bùa Văn Bảo và các soạn giả khác...

 

+ Cuốn “tiếng Việt tuyệt vời'' của soạn giả Đỗ Quang Vinh, (Canađa).

 

+ Giáo trình tiếng Việt từ mẫu giáo đến lớp 6 tiểu học (National Vietnamese syllabus K-6) do Bộ Giáo dục Nam Australia soạn thảo.

 

+ Giáo trình tiếng Việt từ lớp 7 đến lớp 12 (Vietnanlese syllabus years 7 -10 and 11 - 12) do Viện Đại học kỹ thuật Victoria soạn thảo (Australia).

 

+ Một số cuốn sách dạy tiếng Việt qua tiếng Pháp, Anh như: Cuốn Le Vietnamien Fondamental của Nguyễn Phú Phong; Vietnamese for beginners của Phạm Văn Giường; Bộ sách 2 tập Speak Vietnamese, Read Vietnamese của Nguyễn Đình Hoà v.v... được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước.

 

c. Sự hỗ trợ từ trong nước

 

Những năm qua, Bộ Giáo Dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban về người Việt ở nước ngoài đã cung cấp một số sách giáo khoa, hỗ trợ một phần cho việc sửa sang trường sở, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giáo viên dạy tiếng Việt ở Lào và Campuchia; tổ chức trại hè trong nước cho các cháu thiếu nhi ở Lào, Campuchia, Pháp, Hungari, Ba Lan về dự. Riêng năm 1997, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cung cấp tới 7 tấn sách giáo khoa tiếng Việt cấp tiểu học cho con em kiều bào ta ở Campuchia học tập.

 

Gần đây, Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam với chương trình VTV4 đã thực hiện dạy tiếng Việt hàng tuần cho kiều bào ta ở nước ngoài. Từ tháng 8/1998 tạp chí Quê Hương điện tử mang tên Quê Hương phát trên mạng Intemet của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài đã mở trang học tiếng Việt và kể chuyện cho thiếu nhi.

 

d. Những ưu điểm và những tồn tại

 

Những hoạt động trên đây về việc tổ chức trường lớp, biên soạn sách giáo khoa, tài liệu v.v… để dạy tiếng Việt cho thế hệ trẻ hiện đang sống ở nước ngoài là những cố gắng đáng ghi nhận và tại một số khu vực cũng đã đạt được những kết quả tốt.

 

Tuy nhiên không thể không thừa nhận những tồn tại rõ rệt trong lĩnh vực này.

 

a. Mặc dù vấn đề dạy và học tiếng Việt cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài được coi là một trong những vấn đề có tầm quan trọng chiến lược, có ảnh hưởng lớn về nhiều mặt trong công tác đối với người Việt ở nước ngoài; đã được đề cập đến trong nghị quyết 08/NQTW của Bộ Chính trị - Ban chấp hành TW Đảng CSVN ký ngày 29/11/1993 và sau đó là trong chỉ thị triển khai thực hiện nghị quyết này của Ban bí thư Trung ương Đảng ký ngày 23/3/1995 nhưng cho đến nay vẫn chưa có một tổ chức nào  của Nhà nước được chính thức thành lập để điều hành thực hiện công việc này. Việc quản lý của Nhà nước đối với việc dạy và học Tiếng Việt ở nước ngoài chưa được quan tâm đúng mức. Cũng chính vì vậy cho đến nay vẫn chưa có được một đề xuất mang tính chiến lược toàn diện về vấn đề này.

 

b. Mặc dù công tác về người Việt Nam ở nước ngoài đã được quan tâm và nghiên cứu từ nhiều năm nay nhưng công việc điều tra cơ bản về việc dạy và học tiếng Việt trong các cộng đồng người Việt nói chung và trong thế hệ trẻ Việt Nam ở nước ngoài nói riêng chưa được xúc tiến. Do vậy cho đến nay, chúng ta chưa nắm được tình hình và những số liệu cụ thể về việc dạy và học tiếng Việt của con em Việt kiều nhất là số con em sinh sau năm 1975. Những thiếu sót của công việc điều tra cơ bản này đã gây khó khăn lớn cho việc hoạch định các chính sách đối với bà con Việt kiều, trong đó có vấn đề tổ chức dạy và học tiếng Việt.

 

c. Mặc dù việc tổ chức dạy và học tiếng Việt cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài đã có một số hoạt động và thành tựu đáng kể như đã nêu ở trên, đã có sự hỗ trợ của Uỷ ban về người nước ngoài cũng như của Bộ giáo dục và Đào tạo Việt Nam (như cung cấp sách giáo khoa, bồi dưỡng giáo viên, tổ chức trại hè v.v...) hoặc sự hỗ trợ của Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam về vấn đề dạy tiếng Việt nhưng nhìn chung các hoạt động trên còn tản mạn, chưa mang tính hệ thống và đồng bộ. Một số tài liệu dạy tiếng Việt không có sự thống nhất về quan điểm, nội dung đã cũ, không phản ánh được đúng đặc trưng, bản sắc của tiếng Việt, văn hoá Việt Nam. Còn thiếu những tài liệu dạy tiếng Việt mà nội dung cũng như phương pháp dạy học được trình bày một cách linh hoạt, đa dạng, hấp dẫn phù hợp được với các đối tượng ở các hoàn cảnh sinh hoạt khác nhau. Vì vậy hiệu quả và tác dụng của việc dạy và học tiếng Việt hiện nay trong các cộng đồng người Việt ở nước ngoài còn rất thấp.

 

Những thiếu sót trên đây đã dẫn tới những hậu quả không tốt về nhiều mặt trong công tác đối với cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Các thế hệ trẻ trong các cộng đồng người Việt, do không được học tiếng Việt, hoặc chỉ được học một ít , tùy tiện đang có nguy cơ quên dần hoặc không biết tiếng Việt trở thành lớp người ngày càng xa rời bản sắc văn hóa và cội nguồn dân tộc. Cần thấy rằng có nhiều người trong thế hệ trẻ này đang học tập và làm việc trong những môi trường hết sức thuận lợi, hiện đang nắm vững những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ thế giới. Đây là ''Một lợi thế và một nguồn lực quan trọng cần phải phát huy, để bổ sung và hỗ trợ cho sự phát triển của đất nước ...'' (trích Nghị quyết của Bộ chính trị số 08 NQ/TW ngày 29/11/1993). Vì vậy Đảng và nhà nước ta chủ trương: ''...Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ khoa học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài chuyển giao về nước những tri thức và công nghệ tiên tiến. Có chính sách thỏa đáng đối với cán bộ khoa học và công nghệ Việt Nam ở nước ngoài về làm việc trong nước'': (trích Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai, BCH TW Đảng (khóa VIII) về định hướng phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000).

 

Tình hình trên đây cho thấy vấn đề dạy và học tiếng Việt trong các cộng đồng người Việt ở nước ngoài là một vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa chiến lược quan trọng về nhiều mặt đòi hỏi Nhà nước ta phải xúc tiến kịp thời.

 

Bản đề án này nhằm đề xuất và hoạch định một chương trình tổng thể về công tác hỗ trợ tích cực cho việc dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; từng bước đưa hoạt động này trở thành một phong trào rộng lớn, đem lại hiệub quả thiết thực, góp phần gắn kết và phát huy tác dụng to lớn của cộng đồng người Việt ở nước ngoài đối với công cuộc xây dựng đất nước.

(Xem tiếp kỳ sau