Bạn trẻ Việt kiều với quê hương Việt Nam |
Dù sinh sống và học tập xa đất nước, thanh niên, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài vẫn luôn hướng về Tổ quốc, tình cảm với quê hương trong họ vẫn thật sâu đậm, và mỗi khi được khơi dậy lại cuộn chảy mạnh mẽ…
|
Việt Nhóm thanh niên, sinh viên đến từ Cuộc Gặp gỡ thanh niên, sinh viên kiều bào ở một số nước châu Âu tổ chức tại CH Séc từ 10-14/7 vừa qua quy tụ hơn 150 đại biểu thanh niên sinh viên kiều bào đến từ các nước Séc, Đức, Ba Lan, Hungary, Slovakia, Nga và Ucraina. Phần lớn trong số họ sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, hoặc đã ra nước ngoài từ khi còn rất nhỏ, được sinh sống, học tập và làm việc trong một môi trường xa quê hương, do vậy nhiều người trong số họ chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa và giáo dục xứ người với phong cách sống… “đặc Tây”! Nhưng trong tâm khảm mỗi người, tình cảm với quê hương đất nước vẫn thật sâu đậm, và mỗi khi được khơi dậy lại cuộn chảy mạnh mẽ… Tâm sự của một số bạn trẻ sau đây đã thể hiện điều đó. Nguyễn Kiên Trung đến từ
Natasa đơn ca tại cuộc Gặp gỡ Natasa, 20 tuổi, là sinh viên trường Đại học Tổng hợp Quê hương trong lòng ta có một vị trí đặc biệt, nhiều khi chỉ cần một món ăn, một giọng hát, một mùi hương… thôi đã đủ gợi lên trong ta những cảm xúc thật thân thương. Kitty Bích Thủy – cô gái đến từ Hungary đã rơi nước mắt khi nghe bài hát “Đến với con người Việt Nam tôi!” do các bạn trẻ đến từ Việt Nam biểu diễn. Dù tiếng Việt còn bập bẹ, cô đã cố gắng học ngay bài hát đó để có thể cùng hát với các bạn của mình tại cuộc Gặp gỡ. Còn Dung, đại biểu trẻ nhất của Gặp gỡ Praha 2007, sang Séc từ khi mới 6 tuổi, hiện đang học cấp 3 nhưng đã có những suy nghĩ rất chín chắn, khẳng định, sau này học xong chắc chắn em sẽ về Việt Dù chưa biết rằng liệu các em có thể làm được điều mà mình mong muốn hay không, nhưng thật đáng quý biết bao những tình cảm mà các em dành cho đất nước! Bên cạnh những bạn trẻ có suy nghĩ gắn bó với quê hương như trên, cũng còn không ít bạn còn khá mơ hồ về Việt Người Việt trẻ ở nước ngoài có thể làm gì cho đất nước Nguyễn Diệu Linh, Chủ tịch Hội thanh niên, sinh viên VN tại CH Séc cho biết, thanh niên, sinh viên ở nước ngoài tự hào là người Việt Nam, tự hào về truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc; coi việc nỗ lực học tập và thành tích học tập là một điều để khẳng định vị trí hình ảnh người Việt Nam tại nước sở tại… Ý thức được tầm quan trọng của tiếng Việt đối với cộng đồng người Việt sinh sống xa Tổ quốc, thanh niên sinh viên tại Séc tích cực tham gia các lớp dạy và học tiếng Việt, nhiều người tình nguyện bỏ công, bỏ sức thậm chí ủng hộ cả tiền để mở, duy trì các lớp học tiếng Việt. Nhiều nơi, các bạn dịch các tài liệu, thông tin về bản sắc, văn hóa, lịch sử dân tộc và về tình hình trong nước… để quảng bá hình ảnh Việt
Mai Thanh Xuân
và nhà sử học Dương Trung Quốc Mai Thanh Xuân, 22 tuổi, sang Séc đoàn tụ gia đình từ năm 15 tuổi, hiện đang học năm thứ 3 khoa Quan hệ Quốc tế của Đại học Kinh tế Praha tâm sự: “Em có một tham vọng rất lớn là sau khi tốt nghiệp sẽ vào làm việc ở Bộ Ngoại giao Việt Phạm Thị Huyền Trang, hiện đang học kinh tế tại Để các thế hệ Việt kiều trẻ hướng về quê hương Song song với sự quan tâm, tạo điều kiện và hỗ trợ cộng đồng kiều bào ổn định, hội nhập và phát triển cuộc sống ở nước sở tại, thời gian qua, công tác đối với thế hệ trẻ kiều bào ngày càng được chú trọng. Ngoài việc kiến nghị và thúc đẩy triển khai các chính sách tạo thuận lợi cho kiều bào nói chung, nhiều hoạt động hỗ trợ giới trẻ do UBNVNONN thực hiện đã và đang phát huy hiệu quả, được dư luận trong nước và bà con trong cộng đồng đánh giá cao, như: các hoạt động Trại hè, các lớp học tiếng Việt dành cho thanh niên, sinh viên kiều bào, cử đoàn văn nghệ ra ngoài phục vụ bà con, các hoạt động hỗ trợ các doanh nhân, doanh nghiệp kiều bào trẻ… Cuộc “Gặp gỡ TNSV kiều bào một số nước châu Âu” là một hoạt động như thế.
Ông Nguyễn Phú Bình
Tại cuộc Gặp gỡ, các đại biểu tham dự đều thể hiện nguyện vọng kết nối, giao lưu, học hỏi, tìm hiểu về tình hình trong nước… Trong đó nhu cầu lớn nhất là học tiếng Việt. Nhiều em tuy còn trẻ nhưng đã có suy nghĩ rất sâu sắc, băn khoăn rằng tiếng Việt của mình còn bập bõm như thế thì sau này các thế hệ con cháu của các em sẽ ra sao? Một đại biểu thanh niên Slovakia đã nói: “Tiếng Việt còn thì người Việt còn, tiếng Việt mất thì không còn là người Việt nữa”. Ngôn ngữ cũng chính là sợi dây gắn kết các em với cội nguồn. Về vấn đề này, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm UBNVNONN Nguyễn Phú Bình cho biết, công tác dạy tiếng Việt được Nhà nước đặc biệt quan tâm, Chính phủ đã phê duyệt Dự án Hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho kiều bào. Công tác này đang được triển khai với sự tham gia của nhiều ngành khác nhau. Quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam ở xa Tổ quốc, trong đó có giới trẻ không phải là việc của riêng ai mà là của tất cả mọi người, mọi tổ chức. Chị Phạm Phương Chi, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam cho biết: Phong trào thanh niên, sinh viên ở nước ngoài hiện nay mới chủ yếu dành cho đối tượng lưu học sinh, còn với thanh niên, sinh viên kiều bào thì còn hạn chế. Hội LHTNVN sẽ thành lập tổ công tác thanh niên ngoài nước, dự kiến ra mắt vào cuối năm nay. Khi Tổ công tác thanh niên ngoài nước được hình thành, chắc chắn sẽ có những chương trình thích hợp và phong phú dành cho thanh niên, sinh viên kiều bào. Với sự nỗ lực và quyết tâm của các ban ngành liên quan, hy vọng rằng trong thời gian tới sẽ có ngày càng nhiều những người trẻ Việt Nam ở nước ngoài hiểu, gắn bó và hướng về quê hương, cùng tuổi trẻ trong nước chung tay xây dựng một đất nước Việt Nam vững mạnh, có thể sánh vai với các cường quốc năm châu. Thanh Mai |
Tap chi Que Huong tren Internet Kenh thong tin cua Uy ban ve nguoi Viet Nam o nuoc ngoai Tong bien tap Hoàng Bình Toa soan: 32 Ba Trieu, Ha Noi, Viet Nam Tel: (84-4) 8.24.04.01, 8.24.04.02, 8.24.04.03, 8.24.04.04 Fax: (84-4) 8.25.92.11 - E-mail: quehuong@hn.vnn.vn Giay phep 399/GP-BVHTT ngay 26/12/2000 cua Bo Van hoa - Thong tin |