Họp báo thường kỳ lần thứ 8

THÔNG BÁO

1. Việt Nam tham gia Phiên Đối thoại về Báo cáo quốc gia theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ IV tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (7-10/5/2024)

Từ ngày 7-10/5/2024, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva (Giơ-ne-vơ), Thụy Sỹ.

Tại Phiên đối thoại, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đã trình bày báo cáo quốc gia của Việt Nam, trong đó khẳng định chính sách nhất quán củaViệt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người với chủ trương coi con người là trung tâm, là mục tiêu và động lực của quá trình đổi mới, phát triển đất nước. Báo cáo cũng nhấn mạnh từ lần rà soát UPR chu kỳ III vào năm 2019, Việt Nam đã tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quyền con người và đạt được nhiều thành tựu trên thực tế.

Đoàn Việt Nam khẳng định những ưu tiên của Việt Nam về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong thời gian tới, bao gồm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách hành chính, thúc đẩy đối thoại tích cực và hợp tác về quyền con người, tăng cường giáo dục về quyền con người...

Phiên rà soát UPR về Việt Nam đã nhận được sự quan tâm cao với hơn 130 quốc gia tham gia đối thoại. Các quốc gia ghi nhận các chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con ngườivà việc Việt Nam luôn nghiêm túc thực hiện các khuyến nghị UPR đã chấp thuận, đồng thời hoan nghênh các thành tựu của Việt Nam về phát triển kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội và triển khai các biện pháp thúc đẩy thực thi quyền con người.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. VTC News: Xin cho biết bình luận về báo cáo tự do tôn giáo 2024 của Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế (USCIRF) cho rằng Việt Nam “đàn áp tôn giáo một cách nghiêm trọng”?

Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân. Tại Việt Nam, không ai bị phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng và các hoạt động của các tổ chức tôn giáo được bảo đảm theo đúng các quy định của pháp luật. Điều này đã được thể hiện rõ trong Hiến pháp 2013, hệ thống pháp luật của Việt Nam và được tôn trọng trên thực tế. Các chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, trong đó có tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng đã được nhiều nước ghi nhận và đánh giá cao. Đây cũng là những đánh giá, nhận xét của các nước tại Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc vừa được tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ.

Việt Nam bác bỏ những nhận định không khách quan, mang tính định kiến và không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam được nêu trong Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2024 của Uỷ ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ (USCIRF). Chúng tôi đã, đang và sẽ tiếp tục trao đổi với phía Hoa Kỳ về các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau, đóng góp vào việc thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

2. Tuổi trẻ: Đề nghị Người Phát ngôn bình luận, xác nhận thông tinvà cung cấp thêm các thông tin liên quan đến nội dung trong phátbiểu của Phó Thủ tướng Campuchia Sun Chanthol khẳng định nước này không lơ là việc cung cấp thông tin về kênh đào Funan Techocho Việt Nam cả chính thức và không chính thức; dự án chỉ cần 5m3/s tương đương 0,053% lưu lượng sông và kênh đào FunanTecho thậm chí còn góp phần giảm nhẹ lũ lụt ở miền Nam Việt Nam?

Những thông tin chúng tôi có được đến thời điểm này về dự ánkênh đào Funan Techo chưa đủ để có thể đánh giá cụ thể mức độ tácđộng của dự án. Vì vậy, như đã phát biểu ngày 05/5 vừa qua, chúng tôi mong muốn Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mê Công chia sẻ đầy đủ thông tin về dự án và tiến hành đánh giá chi tiết các tác động của dự án này đối với tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mê Công cùng các biện pháp quản lý trung và dài hạn nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của các quốc gia ven sông, quản lý, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên nước sông Mê Công.

3. Tuổi trẻ: Đề nghị bình luận về kết quả phiên điều trần của Bộ Thương mại Hoa Kỳ về việc công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường hay không?

Chúng tôi hoan nghênh Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã tổ chức phiênđiều trần ngày 08/5/2024. Đây là một bước quan trọng trong quá trình xem xét hồ sơ công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam. Tại phiên điều trần, phía Việt Nam đã nêu rõ các lập luận, thông tin, số liệu khẳng định nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn đáp ứng các tiêu chí của quy chế kinh tế thị trường; đồng thời nhấn mạnh việc nền kinh tế Việt Nam thậm chí còn làm tốt hơn so với nhiều nền kinh tế đã được công nhậnquy chế kinh tế thị trường.

Thực tế đến nay 72 nước đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thịtrường bao gồm các nền kinh tế lớn như Anh, Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc. Việt Nam đã tham gia 16 Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với hơn 60 đối tác, trải rộng khắp các châu lục. Việc Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam sẽ góp phần cụ thể hóa cam kết của Lãnh đạo cấp cao hai nước tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, qua đó thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, mang lại lợi ích thiết thựccho doanh nghiệp và nhân dân hai nước.

4. CCTV:Ngày 8/5, tài khoản của BRICS trên X (Twitter) có bàiđăng cho biết Việt nam sẽ gia nhập BRICS vào năm 2024. Xin xácminh thông tin này và cho biết việc gia nhập BRICS có thể thúc đẩysự phát triển của Việt Nam như thế nào?

Là một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế,thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, Việt Nam luôn sẵn sàng tham gia và đóng góp tích cực tại các cơ chế, tổ chức, diễn đàn đa phương toàn cầu và khu vực. Cũng như nhiều nước trên thế giới, chúng tôi quan tâm theo dõi tiến trình thảo luận về mở rộng thành viên của Nhóm BRICS.

5. Thanh niên: Đề nghị cho biết thông tin liên quan đến các tàu cá của Quảng Bình gặp nạn trên biển?

Theo thông tin từ cơ quan chức năng, trong các ngày 02 và 03/5/2024, 04 tàu cá của tỉnh Quảng Bình cùng 24 ngư dân đã gặp nạn khi đang hoạt động trên biển. Các lực lượng chức năng và tàu cá của Việt Nam đã phối hợp với lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Trung Quốc tích cực tìm kiếm, cứu nạn ngư dân. Cho đến nay, các lực lượng đã cứu được 13 ngư dân, tìm thấy 01 ngư dân thiệt mạng và đang tích cực tìm kiếm 10 ngư dân còn lại.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Ngoại giao đã trao đổi, làm việc với Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc thông tin cho cơ quan tìm kiếm cứu nạn của Trung Quốc, đề nghị Trung Quốc tăng cường cử lực lượng, phương tiện cần thiết, tiến hành tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân đang mất tích. Đến nay, các cơ quan chức năng của Trung Quốc đã cử các phương tiện phối hợp với Việt Nam hỗ trợ các hoạt động tìm kiếm.

6. AFP: Đề nghị bình luận về phát biểu của Dự án 88 về việc bắt giữ Nguyễn Văn Bình, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội.

Sáng nay, báo chí Việt Nam đã thông tin đầy đủ về việc này.

7. Vietnamnet: Tổ chức Phóng viên không biên giới xếp Việt Nam hạng 174/180 quốc gia trong bảng xếp hạng tự do báo chí. Đề nghị bình luận về thứ hạng này của Việt Nam?

Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, bảo vệ và thúc đẩy các quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do biểu đạt, tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do tiếp cận thông tin. Điều này được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013, các văn bản pháp luật liên quan. Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực này được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao và được trình bày rõ ràng, toàn diện, minh bạch tại Báo cáo quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV. Tuy nhiên, một số tổ chức cố tình đưa ra những luận điệu vu cáo, định kiến nhắm vào Việt Nam nhằm âm mưu phá hoại sự phát triển kinh tế - xã hội, chia rẽ Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Chúng tôi kiên quyết phản đối./.

Bản quyền của Vụ Thông Tin Báo Chí - Bộ Ngoại Giao
© Copyright by Press and Information Department - Vietnam Ministry of Foreign Affairs
Email: Banbientap@mofa.gov.vn