THÔNG BÁO
1. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tham dự Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint-Petersburg lần thứ 27 tại Liên bang Nga (05-08/6/2024)
Từ ngày 05 - 08/6/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tham dự Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint-Petersburg lần thứ 27 tại Nga. Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint-Petersburg được tổ chức thường niên từ năm 1997, là diễn đàn quốc tế quan trọng về kinh tế của Nga, nhằm tăng cường kết nối, thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Nga và quốc tế, thường có sự tham dự của lãnh đạo các nước và các tập đoàn lớn của Nga và thế giới. Diễn đàn năm nay có chủ đề “Nền tảng đa cực – hình thành các trung tâm tăng trưởng mới”, có sự tham dự của 1500 diễn giả thảo luận về các vấn đề: (i) chuyển đổi sang mô hình đa cực của kinh tế thế giới; (ii) mục tiêu và nhiệm vụ trong chu kỳ kinh tế mới của Nga; (iii) ưu tiên của nhà nước – xã hội lành mạnh, giá trị truyền thống và phát triển của xã hội; (iv) công nghệ để thực hiện mục tiêu dẫn dắt.
Chuyến công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang diễn ra trong bối cảnh quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga tiếp tục phát triển tốt đẹp trong các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại - đầu tư, năng lượng giáo dục đào tạo, du lịch, giao lưu nhân dân... Hai nước duy trì độ tin cậy chính trị cao, đồng thời phối hợp chặt chẽ trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương.
Trong chuyến công tác, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang sẽ tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Diễn đàn, có các cuộc tiếp xúc song phương trong khuôn khổ Diễn đàn và có một số hoạt động quan trọng khác.
2. Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Boliva Venezuela thăm chính thức Việt Nam (07–08/6/2024)
Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Boliva Venezuela Yván Gil Pinto (I-van Hin Pin-tô) thăm chính thức Việt Nam từ ngày 07-08/06/2024.
Quan hệ Việt Nam - Venezuela thời gian qua được duy trì thúc đẩy thông qua trao đổi đoàn và tiếp xúc giữa hai bên. Đây là chuyên thăm đầu tiên đến Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Yvan Gil Pinto. Chuyến thăm là dịp để hai bên rà soát tình hình hợp tác, trao đổi thống nhất các biện pháp tăng cường quan hệ hợp tác song phương, nhất là trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, đầu tư, dầu khí, nông nghiệp, xây dựng viễn thông..., đồng thời thúc đẩy hợp tác ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và quốc tế, qua đó góp phần củng cố và tăng cường đối tác toàn diện Việt Nam – Venezuela.
Dự kiến trong chuyến thăm Bộ trưởng Ngoại giao Venezuela sẽ hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, tiếp kiến Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam và có một số hoạt động đối ngoại quan trọng.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Thông tấn xã Việt Nam: Đề nghị Người Phát ngôn bình luận về kết quả bầu cử tại Ấn Độ vừa qua?
Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng Ấn Độ vừa tổ chức thành công cuộc bầu cử Hạ viện lần thứ 18. Chúng tôi tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi (Na-ren-đờ-ra Mô-đi), Ấn Độ sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, có vai trò và vị thế ngày càng cao hơn nữa trong khu vực và trên thế giới và quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ sẽ tiếp tục phát triển hiệu quả, đi vào chiều sâu, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới
2. Prensa Latina: Đề nghị Người Phát ngôn cho biết quan điểm của Việt Nam đối với việc Hoa Kỳ đưa Cuba ra khỏi danh sách “những quốc gia không hợp tác đầy đủ về chống khủng bố”, nhưng vẫn chưa đưa Cuba ra khỏi danh sách các nước mà Hoa Kỳ cho là “tài trợ khủng bố”.
Việt Nam ghi nhận việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa qua đã đưa Cuba ra khỏi danh sách “những quốc gia không hợp tác đầy đủ về chống khủng bố”. Tuy nhiên, cho đến nay Hoa Kỳ vẫn chưa đưa Cuba ra khỏi danh sách các nước mà Hoa Kỳ cho là “tài trợ khủng bố”. Cùng với cộng đồng quốc tế, Việt Nam kêu gọi Hoa Kỳ đưa Cuba ra khỏi danh sách các nước tài trợ khủng bố, gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận chống Cuba.
Lập trường nhất quán của Việt Nam là ủng hộ mạnh mẽ các nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc yêu cầu Hoa Kỳ chấm dứt việc bao vây cấm vận chống Cuba. Việt Nam mong muốn Hoa Kỳ sẽ có những bước đi cần thiết để tiến tới bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Cuba, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Mỹ và trên thế giới.
3. Đài Truyền hình Hà Nội: Đề nghị Người Phát ngôn cho biết bình luận của Việt Nam về Báo cáo thường niên về nhân quyền và dân chủ trên thế giới năm 2023 của Liên minh châu Âu (EU) trong đó có nội dung về tình hình thực thi quyền con người tại Việt Nam?
Báo cáo thường niên về nhân quyền và dân chủ trên thế giới năm 2023 của Liên minh châu Âu (EU) mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, nhưng đáng tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định thiếu khách quan, dựa trên các thông tin sai lệch, không phản ánh đúng tình hình thực tế tại Việt Nam.
Như đã nhiều lần khẳng định, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam. Việt Nam luôn xem con người là trung tâm, là động lực của quá trình Đổi mới và công cuộc phát triển đất nước, và luôn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao đời sống, quyền thụ hưởng của người dân. Các quyền và tự do cơ bản của con người được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật, được bảo đảm và tôn trọng trên thực tế. Các nỗ lực và thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận rộng rãi và đánh giá cao.
Quan hệ Đối tác Hợp tác Toàn diện Việt Nam – EU đang phát triển hết sức tốt đẹp. Việt Nam sẵn sàng trao đổi, hợp tác với EU trong vấn đề quyền con người trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở và tôn trọng nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thông qua cơ chế đối thoại thường niên và các khuôn khổ trao đổi song phương khác. Chúng tôi cho rằng việc tăng cường trao đổi, đối thoại thông qua các cơ chế hiện có sẽ giúp EU có đầy đủ thông tin khách quan và hiểu đúng hơn tình hình thực tế về thúc đẩy và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam – EU.
4. VnExpress: Có thông tin về việc tàu Hải Dương 26 đang hoạt động khảo sát ở vùng biển Việt Nam ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Xin Người Phát ngôn cho biết phản ứng của Việt Nam?
Liên quan đến việc tàu khảo sát Hải Dương 26 của Hải quân Trung Quốc khảo sát trái phép trong vùng biển của Việt Nam, phía Việt Nam đã giao thiệp nhiều lần với phía Trung Quốc về vụ việc này.
Việt Nam hết sức quan ngại, kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hoạt động khảo sát trái phép của tàu Hải Dương 26 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam được xác lập phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982); không tái diễn các hoạt động trái phép tương tự, tôn trọng đầy đủ quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, tôn trọng luật pháp quốc tế và tuân thủ UNCLOS 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thực hiện nghiêm túc nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc kiểm soát, giải quyết tốt hơn bất đồng trên biển, duy trì đà phát triển của quan hệ song phương, đóng góp tích cực, trách nhiệm cho hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
5. Tiền Phong: Đề nghị Người Phát ngôn cho biết Ucraina có mời Việt Nam dự Hội nghị hòa bình diễn ra tại Thụy Sĩ từ ngày 15-16/6/2024 không? Xin cho biết quan điểm của Việt Nam về Hội nghị?
Lập trường của Việt Nam về vấn đề xung đột Nga - Ukraine đãđược nêu rõ nhiều lần. Việt Nam ủng hộ giải quyết tranh chấp, bất đồngbằng các biện pháp hòa bình,phù hợp luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, có tính đến lợi ích chính đáng của tất cả các bên liên quan, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thếgiới.
Chúng tôi hoan nghênh và sẵn sàng tham gia các nỗ lực trung gian quốc tế nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình bền vững cho xung đột Nga – Ukraine, phù hợp luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc vớisự tham gia của các bên liên quan.
6. Tuổi trẻ: Đề nghị cho biết công tác bảo hộ công dân trong vụ việc công dân Việt Nam Nguyễn Bích Ngọc mất tích tại Pháp và sau đó được thông báo đã mất tại Pháp?
Liên quan đến công dân Việt Nam là sinh viên đang theo học tạiPháp mất liên lạc với gia đình từ tháng 1/2024, Đại sứ quán Việt Namtại Pháp cho biết, ngay khi nhận được thông tin về việc mất tích củacông dân Nguyễn Bích Ngọc, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã thôngbáo cho cảnh sát Pháp tìm kiếm công dân, phối hợp với các cơ quan đạidiện Việt Nam tại các nước lân cận theo sát vụ việc.
Vừa qua, cảnh sát Pháp đã phát hiện một thi thể tại căn hộ ngoại ôthành phố Paris, Pháp. Sau khi xác minh nhân thân, các cơ quan chứcnăng Pháp xác định đây là công dân mất tích Nguyễn Bích Ngọc. Đại sứquán Việt Nam tại Pháp đã thông báo, hỗ trợ gia đình sang Pháp, thu xếpvà cùng làm việc với các cơ quan chức năng nhằm tiến hành các thủ tụcpháp lý cần thiết.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán ViệtNam tại Pháp tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng Pháp làm rõnguyên nhân vụ việc, cung cấp thông tin cho gia đình cũng như hỗ trợ,hướng dẫn gia đình thực hiện các thủ tục hậu sự và sớm đưa tro cốt vềnước.
Nhân đây, chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình nạn nhân.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài làm thủ tục đăng ký công dân tại các cơ quan đại diện Việt Nam tại nướcngoài để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời trong trường hợpkhẩn cấp.
7. AFP: Xin Người Phát ngôn cho biết thêm thông tin về việc ông Huy Đức và Trần Đình Triển bị mất tích?
Chúng tôi chưa có thông tin như phóng viên hỏi.
8. Phoenix:Xin Người Phát ngôn cho biết Tổng thống Nga Putin có thăm Việt Nam trong tháng 6/2024 không?
Các hoạt động đối ngoại sẽ được chúng tôi thông báo sau./.