Trang chủ     Đăng ký nhận tin    Ý kiến bạn đọc   Liên kết website English 
Thứ sáu, ngày 03 tháng 01 năm 2025 Tìm kiếm
 Tìm kiếm nâng cao

Thông cáo báo chí số 04 - 15/03/2005


THÔNG CÁO BÁO CHÍ

P R E S S   R E L E A S E

 

VỤ THÔNG TIN BÁO CHÍ - BỘ NGOẠI GIAO NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

Press & Information Department, Ministry of Foreign Affairs of SR of Vietnam

7 Chu Văn An - Hà Nội, Điện thoại: 199 2516, Fax: 823 4137

Số: 04/TCBC-NGĐ                                                            Ngày: 15/03/2005

__________________________________________________________________________________

 I-   MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO CHÍNH NỬA ĐẦU THÁNG 03/2005  (Theo thứ tự thời gian).

ĐOÀN VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI

 

1.       Từ ngày 25-26/02/2005, Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn Ủy ban liên hợp về biên giới Việt Nam-Cam-pu-chia Vũ Dũng đã tham dự cuộc họp  của Ủy ban liên hợp về biên giới Việt Nam-Cam-pu-chia tổ chức tại Phnôm Pênh, Cam-pu-chia.

2.       Từ ngày 25-28/02/2005, đoàn đại biểu Bộ Giáo dục và đào tạo do Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển dẫn đầu đã thăm và làm việc tại Lào.

3.       Ngày 02/03/2005, đoàn đại biểu Quân sự cấp cao do Đại tướng Phạm Văn Trà, Bộ trưởng Quốc phòng dẫn đầu đã thăm và làm việc tại Lào.

4.       Từ ngày 6-10/03/2005, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên đã thăm chính thức Nhật Bản.

5.       Ngày 11/03/2005, nhận lời mời của Chủ tịch Hạ viện nước CH I-ta-li-a, Chủ tịch Hạ viện Vương quốc Bỉ, Chủ tịch Hạ viện Vương quốc Anh, Chủ tịch Hạ Viện Liên bang Thụy Sĩ và Chủ tịch Nghị viện Châu Âu, đoàn đại biểu Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An dẫn đầu đã thăm hữu nghị chính thức 4 nước trên và Nghị viện Châu Âu.

6.       Từ ngày 12-21/03/2005, đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển dẫn đầu đã tham dự kỳ họp lần thứ 2 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Ai Cập và tham sự Hội chợ quốc tế tổ chức tại Cai-rô, Ai Cập.

 

                                      ĐOÀN NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

 

1.       Ngày 28/02/2005, đoàn đại biểu Bộ Nông nghiệp Phi-líp-pin do Bộ trưởng Át-ty A-thơ C.Y-áp dẫn đầu đã thăm và làm việc tại Việt Nam.

2.       Ngày 7/03/2005, Quốc vụ khanh về du lịch và thương mại Tây Ban Nha Pê-đrô Mê-hi-a đã thăm và làm việc tại Việt Nam.

3.       Từ ngày 15-18/203/2005, Thứ trưởng Ngoại giao Đan Mạch, Phó Quốc vụ khanh phụ trách vấn đề hợp tác song phương , P.Pê-tê-sơn đã thăm Việt Nam và tham dự cuộc họp tư vấn cấp cao về hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Đan Mạch.

 

II- NGƯỜI PHÁT NGÔN BỘ NGOẠI GIAO VIỆT NAM, ÔNG LÊ DŨNG TRẢ LỜI PHÓNG VIÊN (theo thứ tự thời gian)

 

            Ngày 01 tháng 03 năm 2005,

 

Thông tấn xã Việt Nam: Đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về báo cáo nhân quyền năm 2004 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, trong đó có phần liên quan đến Việt Nam.

 

Trả lời: Mặc dù đã ghi nhận những phát triển tích cực ở Việt Nam, nhưng bản báo cáo nhân quyền năm 2004 của  Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn còn những nhận xét không khách quan về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ những nhận xét sai trái đó.

 

Nhà nước Việt Nam luôn phấn đấu để người dân được hưởng ngày một tốt hơn và đầy đủ hơn các quyền con người. Đó cũng chính là cơ sở của mọi chính sách và hoạt động của Nhà nước Việt Nam. Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền, với mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

 

Nhà nước Việt Nam đặc biệt coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, các khuôn khổ pháp lý và những thiết chế cần thiết nhằm thực hiện và bảo vệ ngày càng tốt hơn các quyền tự do cũng như các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân dân. Mọi nỗ lực của các cơ quan hành pháp và lập pháp đều được tập trung vào mục tiêu này.

 

Nhà nước Việt Nam  tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo  và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của các công dân. Mọi tôn giáo mà tổ chức giáo hội có tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo, cơ cấu tổ chức phù hợp với pháp luật Việt Nam đều được phép hoạt động. Nhiều văn bản pháp quy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo đã được ban hành, mà gần đây nhất là Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành.

 

Tại Việt Nam không có vấn đề đàn áp tôn giáo, phân biệt đối xử về sắc tộc, không có ai bị giam giữ vì bất đồng chính kiến, chỉ có những người vi phạm pháp luật và bị xử lý theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam.

  

Ngày  09 tháng 03 năm 2005, 

 

Ria Novosti : Xin cho biết đánh giá của Việt Nam về việc một trong những tên trùm phiến quân ly khai tại nước CH Tre-xni-a trực thuộc LB Nga là Aslan Maskhadov bị tiêu diệt và đánh giá của Việt Nam về chính sách chống khủng bố và xây dựng cuộc sống hòa bình cho người dân tại CH Tre-xni-a của Lãnh đạo LB Nga.

 

Trả lời: Trư­ớc sau nh­ư một, Việt Nam kiên quyết lên án chủ nghĩa khủng bố và những hành động tàn bạo mà bọn khủng bố gây ra.

 

Việt Nam luôn đoàn kết với nhân dân Nga trong cuộc đấu tranh chống khủng bố và ủng hộ những biện pháp của Lãnh đạo Liên bang Nga nhằm kiên quyết chống lại chủ nghĩa khủng bố, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, ổn định tình hình ở Tre-xni-a và đưa lại cuộc sống an bình cho mọi người dân.

 

Ngày  10 tháng 03 năm 2005, 

 

AFP : Để khẳng định tin của Đài Châu Á Tự do nói rằng công an TP Hồ Chí Minh giải tán một buổi cầu nguyện tại nhà Nguyễn Hồng Quang?

 

Trả lời: Các cơ quan chức năng cho biết không có việc như tin của “Đài Châu Á tự do” đã đưa.

 

Ngày  11 tháng 03 năm 2005, 

 

Reuters, AP, AFP, Ria Novosti: Đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Tòa án Liên bang Hoa Kỳ ở Quận Brooklyn, New York quyết định bác đơn kiện của các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam

 

Trả lời: Nhân dân Việt Nam rất bất bình trước phán quyết của Tòa án Liên bang Hoa Kỳ ở Quận Brooklyn, New York ngày 10/3/2005. Cho dù phán quyết của Tòa là như thế nào, cũng không thể thay đổi được sự thật là chất độc da cam/điôxin mà quân đội Hoa Kỳ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đã gây ra hậu quả hết sức nặng nề cho con người và môi trường Việt Nam. Hơn 40 năm đã trôi qua, nhưng hậu quả của nó vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tế-xã hội Việt Nam. Thực tế này đã được nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam, Hoa Kỳ khẳng định. Hàng triệu nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin đã mắc phải những bệnh hiểm nghèo và hàng vạn trẻ em thế hệ con, cháu bị dị tật bẩm sinh, phải sống cuộc sống đầy khó khăn về vật chất, đau khổ về thể xác và tinh thần.

 

Việc các nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam kiện các công ty hoá chất Hoa Kỳ sản xuất ra chất độc da cam/điôxin là một việc làm chính đáng. Các công ty sản xuất chất độc da cam/đi-ô-xin phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với các nạn nhân của chất độc này, không chỉ là các cựu chiến binh Mỹ, mà chính là  các nạn nhân ở Việt Nam.

 

Chúng tôi tin tưởng rằng cuộc đấu tranh đòi  công lý của các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm sâu sắc và sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế, trong đó có nhiều tổ chức, cá nhân Hoa Kỳ.

 

Giải quyết những hậu quả của chất độc da cam/đi-ô-xin là vấn đề nhân đạo hết sức bức xúc. Các công ty sản xuất loại hóa chất này của Hoa Kỳ cần ý thức rõ trách nhiệm của mình và thực hiện trách nhiệm pháp lý, tinh thần và đạo lý, góp phần thiết thực vào việc giải quyết các hậu quả của chất độc da cam/đi-ô-xin do quân đội Hoa Kỳ sử dụng trong chiến tranh gây ra đối với con người và môi trường Việt Nam.

 

HẾT

 
Quay lại Đầu trang In trang Gửi mail

Bản quyền của Vụ Thông Tin Báo Chí - Bộ Ngoại Giao
© Copyright by Press and Information Department - Vietnam Ministry of Foreign Affairs
Email: Banbientap@mofa.gov.vn 
Hiển thị tốt nhất với Internet Explorer. Best viewed with Internet Explorer